CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC
3.4. Kiến nghị, tạo lập môi trường và điều kiện để tăng cường tác động dịch vụ
Để thực hiện được các giải pháp nêu trên đòi hỏi các DNSX kinh doanh ở Quảng Bình phải tạo lập và có được các điều kiện tiền đề cần thiết, cụ thể:
3.4.1. Tạo lập môi trường thuận lợi, thông thoáng để các doanh nghiệp dễ tiếp cận được các nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và phát triển dịch vụ logistics
Mọi hoạt động của doanh nghiệp muốn được thông suốt thì đòi hỏi phải có một lượng vốn nhất định. Tuy vậy hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu vốn kinh doanh và cần được bổ sung. Các yêu cầu về mở rộng thị trường, nghiên cứu thị trường, đổi mới công nghệ, quảng cáo, khuyếch trương hình ảnh doanh nghiệp nếu không có đủ vốn thì sẽ trở nên vô nghĩa. Nhưng yêu cầu về vốn đòi hỏi doanh nghiệp phải tính toán cho phù hợp giữa đầu tư thêm vốn hay là tiếp tục vay vốn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Đầu tư thêm vốn lấy từ lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh là hợp lý nhưng nguồn này cũng có giới hạn. Đây là bài toán khó đòi hỏi tập thể ban lãnh đạo doanh nghiệp phải đa ra những giải pháp thích hợp.
3.4.2. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ
Các giải pháp trên muốn thực hiện tốt đòi hỏi doanh nghiệp phải có một tập thể cán bộ công nhân viên có một trình độ chuyên nghiệp. Nếu đội ngũ hạn chế về kiến thức và kỹ năng thì sẽ không có sự phát triển ổn định. Các vấn đề nảy sinh trong quá trình kinh doanh từ thị trường đòi hỏi phải có sự nhạy bén phản ứng nhanh, linh hoạt của các thành viên trong doanh nghiệp, đó chính là yêu cầu về sự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ ở doanh nghiệp.
3.4.3. Một số kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước
Để đảm bảo thực hiện việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có hiệu quả, việc hoàn thiện và đồng bộ hệ thống pháp luật là một yêu cầu tất yếu. Các hoạt động sản xuất kinh doanh muốn được suôn sẻ thì phải có được sự trợ giúp của các cơ quan hữu quan và cơ chế pháp lý rõ ràng thông thoáng. Trong giai đoạn hiện nay, hệ thống pháp luật của nớc ta đang dần được hoàn thiện, các DNSX kinh doanh phải nghiên cứu và phải có các kiến nghị lên cơ quan quản lý những nảy sinh từ thực tiễn thực thi pháp luật. Để có thể đưa ra những kiến nghị, đòi hỏi các NDSX ở Quảng Bình phải có sự am hiểu sâu sắc về luật pháp và tiến hành các HĐKD không trái với pháp luật. Để HĐKD của các DNSX ở Quảng Bình phát triển, Nhà n- ước cần hỗ trợ ở một số vấn đề sau:
- Nhà nước cần có những chính sách để tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh có thể đứng vững và phát triển. Cần có sự đánh giá đúng khả năng cạnh tranh của ngành để có biện pháp hỗ trợ các DNSX thực hiện lộ trình AFTA, WTO, đồng thời làm cho các doanh nghiệp thấy rõ sức ép không thể né tránh của việc tham gia vào các tổ chức này để các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị đầy đủ khả năng và năng lực thực hiện các HĐKD có hiệu quả.
- Triệt để phòng và chống hàng nhập lậu, trốn thuế và các hành vi gian lận thương mại, tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng cho các DNSX, đảm bảo không bị thiệt cho đối tượng tham gia trong cạnh tranh.
- Đẩy mạnh việc tiêu chuẩn hóa đối với các DNSX. Lĩnh vực sản xuất hàng hóa trong bối cảnh hội nhập cần phải có những quy định, quy chế về tiêu chuẩn chất lượng, giám định chất lượng nhằm bảo đảm lợi ích của người tiêu dùng và doanh nghiệp, đặc biệt sẽ có lợi cho các DNSX có uy tín chất lượng
- Phát triển hệ thống thông tin liên tục phục vụ cho yêu cầu kinh doanh. Nếu các doanh nghiệp có được đầy đủ các thông tin thì việc nghiên cứu thị trường và ra các quyết định trong sản xuất kinh doanh được thuận lợi và chính xác hơn.
- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế: cách thức, thủ tục, phương pháp trưng bày, quảng cáo, giới thiêu… để đạt hiệu quả cao nhất.
- Chính sách tài chính tín dụng, Nhà nước có những quy định cụ thể hơn, linh hoạt hơn về thủ tục vay vốn và thế chấp tài sản cho đầu tư sản xuất, sử dụng hợp lý vốn vay với lãi suất ưu đãi hiện nay.
- Cải cách triệt để thủ tục hành chính, hiện nay thủ tục hành chính đã có nhiều thay đổi nhưng, có nhiều quy định vẫn rườm rà, gây phiền nhiễu đối với hoạt động của các doanh nghiệp. Đề nghị Nhà nước nên có những cải tiến tích cực hơn để các thủ tục hành chính gọn nhẹ, nhanh chóng, tiết kiệm cho sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để phát triển các dịch vụ logistics.
- Xây dựng mô hình trung tâm dịch vụ logistics của thành phố, bởi vì hiện nay phát triển dịch vụ logistics của các doanh nghiệp Quảng Bình còn tổ chức theo mô hình phi tập trung, tự các doanh nghiệp đảm nhiệm là chính nên chi phí còn cao, sức cạnh tranh hạn chế.
- Tiến tới hình thành thống nhất hệ thống chỉ tiêu thống kê các dịch vụ logistics của các doanh nghiệp và trên phạm vi toàn quốc. Hiện nay chưa có một bộ phận chuyên trách nào trong các doanh nghiệp đứng ra đảm nhận công việc này. Do
đó để có thể đánh giá sự phát triển cần thiết phải có một bộ phận làm nhiệm vụ thống kê trong ngành, phân tích đánh giá sự phát triển của các ngành dịch vụ logistics doanh nghiệp.
- Cho phép doanh nghiệp tăng mức chi phí hợp lý trong hoạt động xúc tiến quảng cáo cho các doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp trong nước mức chi phí cho quảng cáo, xúc tiến bán hàng không được vượt quá 10% doanh thu trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài tỷ lệ này cao hơn nhiều. Công tác quảng cáo rất quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp. Do đó, nhà nước cần có sự điều chỉnh mức chi phí này hợp lý hơn.
3.4.4. Kiến nghị đối với UBND tỉnh
- Cần quy hoạch phát triển ngành dịch vụ logistic trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, qua đó tạo thuận lợi hóa cho các dịch vụ đầu vào và đầu ra của DNSX.
- Cần có chính sách hợp lý trong việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng logistics. Đây là yếu tố quyết định sự phát triển của các dịch vụ logistics hiện nay cả dịch vụ thuê ngoài và dịch vụ do doanh nghiệp tự đảm nhiệm.
- Cần được sự quan tâm và quản lý của chính quyền địa phương, tạo hành lang pháp lý để thúc đẩy sự phát triển các dịch vụ logistics, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
- Cần có chính sách đầu tư phát triển các dịch vụ loigstics của các doanh nghiệp, cần hỗ trợ kinh phí để đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực dịch vụ doanh nghiệp.
- Đối với các công trình kết cấu hạ tầng của tỉnh như hệ thống đường tỉnh lộ và cầu cống trên địa bàn cần được triển khai kịp thời, bảo đảm sự lưu thông hàng hóa thông suốt, giảm chi phí lưu thông cho các doanh nghiệp, cơ sở để phát triển các dịch vụ logistics đồng bộ.
- Trong điều kiện hội nhập, đang đặt ra cho hệ thống dịch vụ logistics của các doanh nghiệp Quảng Bình nhiều cơ hội và thách thức cần vượt qua. Tỉnh và doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ logistics, biết tận dụng cơ hội và vượt qua được thách thức, dịch vụ logistics sẽ là công cụ hữu hiệu để nâng cao khả năng cạnh tranh cho hệ thống doanh nghiệp Quảng Bình hiện nay.