1.1. Khái niệm và văn bản pháp lý về quản lý hệ thống thoát nước đô thị
1.1.2. Quản lý hệ thống thoát nước đô thị
1. Khái niệm về quản lý hệ thống thoát nước - Khái niệm
+ Quản lý hệ thống thoát nước bao gồm: Kiểm tra kỹ thuật hệ thống, lập bảngthống kê những chỗ hỏng và lập hồ sơ kỹ thuật để tiến hành sửa chữa, thau rửa hệ thống theo định kỳ; sửa chữa hệ thống và các công trình trên hệ thống; nghiên cứu, cải tạo và phát triển phát huy hết tác dụng của hệ thống thoát nước.
+ Quản lý hệ thống thoát nước có nội dung chủ yếu là quản lý xây dựng hệ thống thoát nướctheo quy hoạch phát triển và quản lý sau khi đã xây dựng hệ thống thoát nước. Quản lý hệ thống thoát nước sau khi xây dựng bao gồm các nhiệm vụ quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng, thay thế, sửa chữa và phát triển; Hồ điều hòa;
các công trình đầu mối; quản lý tài sản HTTN; thực hiện các dịch vụ thoát nước. [8]
+ Quản lý quy hoạch hệ thống thoát nước bao gồm: Ban hành các quy định về quy hoạch hệ thống thoát nước; Lập và xét duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng hệ thống thoát nước; Quản lý cải tạo và xây dựng các công trình của hệ thống thoát nước theo quy hoạch đã được duyệt; Quản lý sử dụng, khai thác hệ thống thoát nước; Giải quyết tranh chấp, thanh tra và xử phạt những sai phạm về quản lý hệ thống thoát nước. [2]
- Nhiệm vụ: Nhằm đảm bảo cho hệ thống thoát nước làm việc bình thường đạt chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, cụ thể:
+ Nhiệm vụmạng lưới thoát nước và công trình đưa vào quản lý.
+ Nghiên cứu và theo dõi tình hình làm việc của hệ thống thoát nước để đặt ra kế hoạch sửa chữa và mở rộng.
+ Tẩy rửa hệ thống thoát nướcđể ngăn chặn sự cố.
+ Sửa chữa hệ thống thoát nước.
+ Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các quy định sử dụng mạng lưới thoát nước của các đối tượng dùng nước và thoát nước.
+ Phê duyệt các bản vẽ thiết kế mạng lưới thoát nước của các xí nghiệp, nhà máy, nhà ở và tiểu khu, đồng thời giám sát quá trình thi công.
+ Trong công tác quản lý phải lập được các bảng thống kê chi phí quản lý hệ thống thoát nướctrong các năm để có tài liệu về vận chuyển 1m3 nước thải ra khỏi thành phố.
Tất cả các nhiệm vụ này phải thực hiện đầy đủ và tuân theo quy định an toàn lao động.
2. Quản lý kỹ thuật hệ thống thoát nước
- Quá trình đô thị hóa đã gây những tác động xấu đến quá trình thoát nước tự nhiên: Dòng chảy tự nhiên bị thay đổi, quá trình lưu trữ tự nhiên dòng chảy bằng các thảm thực vật và đất bị mất đi, và thay vào đó là những bề mặt phủ không thấm nước như mái nhà, đường bê tông, đường nhựa, làm tăng lưu lượng dòng chảy bề mặt. Những dòng chảynày thường bị ô nhiễm do rác, bùn đất và các chất bẩn khác rửa trôi từ mặt đường. Lượng nước và cường độ dòng chảy tăng tạo nên sự xói mòn và lắng bùn cặn. Tất cả những yếu tố này gây tác động xấu đến môi trường, úng ngập, ảnh hưởng tới hệ sinh thái dưới nước. Các hệ thống thoát nước truyền thống thường được thiết kế để vận chuyển nước mưa ra khỏi nơi phát sinh càng nhanh càng tốt. Chi phí cho xây dựng và vận hành, bảo dưỡng các đường ống thoát nước thường rất lớn, trong khi công suất của chúng lại chỉ có giới hạn và không dễ nâng cấp. Cách làm này dẫn tới nguy cơ ngập lụt, xói mòn đất và ô nhiễm vùng hạ lưu tăng. Việc dẫn dòng chảy bề mặt đi xa và thải còn làm mất khả năng bổ sung tại chỗ cho các tầng nước ngầm quý giá.
Công việc quản lý kỹ thuật hệ thống thoát nướccụ thể như sau:
+ Nghiệm thu đưa công trình , hệ thống vào hoạt động;
+ Kiểm tra chế độ làm việc của hệ thống thoát nước mưa, nước thải;
+ Duy tu, bảo dưỡng đảm bảo sự hoạt động bình thường của hệ thống thoát nước mặt và nước thải;
+ Sửa chữa nhỏ và sửa chữa lớn các công trình thiết bị của hệ thống nước mặt và nước thải;
+ Phát triển hệ thống mạng lưới thoát nước mặt và nước thải;
+ Kiểm tra chế độ hoạt động và chất lượng nước các hồ điều hòa trong đô thị;
+ Duy trì bảo dưỡng và sửa chữa các hồ điều hòa;
+ Kiểm tra theo dõi chế độ hoạt động của các cửa xả nước;
+ Kiểm tra chế độ hoạt động của các trạm bơm thoát nước mặt và nước thải; + Duy tu bảo dưỡng và sửa chữa các trạm bơm, máy bơm;
+ Kiểm tra chế độ hoạt động của các công trình xử lý nước thải;
+ Duy tu bảo dưỡng và sửa chữa các công trình thiết bị xử lý nước thải; Theo TCVN 5576-1991 Hệ thống thoát nước-Quy phạm quản lý kỹ thuật công tác quản lý kỹ thuật mạng lưới thoát nước bao gồm:
+ Kiểm tra hiện trạng mạng lưới theo tuyến cống nhằm phát hiện sự lún, các dấu hiệu hư hỏng giếng, cống, sự tắc cống tràn nước bể mặt vào giếng cống, việc xả nước thải không đúng quy định;
+ Mở nắp giếng thăm và xem xét trạng thái bên trong giếng như: mực nước, sự tắc giếng do gạch đá rác rưởi… Về mùa khô mỗi tháng một lần phải xem xét hiện trạng mạng lưới thoát nước.
Về mùa mưa phải thường xuyên kiểm tra công tác này. Khi xem xét bên ngoài hiện trạng thoát nước, công nhân không được phép xuống giếng.
Khi kiểm tra mạng lưới thoát nước nếu phát hiện ra những hỏng hóc trong đường ống, trong giếng và những sự cố khác thì phải có biện pháp khắc phục kịp thời. Mỗi quý một lần phải tiến hành kiểm tra mạng lưới thoát nước. công tác này phải được thực hiện trước mùa mưa bảo. Đội kiểm tra kỹ thuật mạng lưới thoát nước phả được trang bị các dụng cụ cần thiết như: xẻng, xà beng, dấu chắn đường, đèn pin, thắt lưng bảo hiểm, thuốc cấp cứu…
Đối với tuyến cống chính hai năm một lần phải tiến hành kiểm tra bên trong bằng cách chui vào cống để nắm được trạng thái kỹ thuật và điều kiện thủy động lực trong quá trình làm việc của họ.
Phải thường xuyên thông rửa mạng lưới thoát nước như nạo vét cặn lắng, rác rưởi, gạch đá…để đảm bảo cho mạng lưới làm việc bình thường. Việc thông rửa các
tuyến cống thoát nước phải dựa theo tình hình cụ thể, kinh nghiệm quản lí mà định kỳ hạn thông rửa. Kế hoạch thông rửa mạng lưới thoát nước hàng năm phải được lập theo từng lưu vực. Tuần tự thông rửa phải từ thượng lưu đến hạ lưu.