CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ CỦA TRUNG TÂM THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ UÔNG BÍ – TỈNH QUẢNG NINH
3.5. Giải pháp về tài chính và sự tham gia của cộng đồng cho công tác quản lý hệ thống thoát nước của trung tâm thành phố Uông Bí
3.5.2. Giải pháp về huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hệ thống thoát nước
Xã hội hóa công tác quản lý thoát nước đô thị: là huy động sự tham gia của toàn xã hội vào công tác xây dựng và quản lý HTTN. Bằng cách tuyên truyền giáo dục, vận động nhân dân bằng mọi hình thức trên mọi phương tiện thông tin đại chúng, nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình tham gia của nhân dân và tổ chức xã hội và các hoạt động quản lý HTTN.
Việc tổ chức ban giám sát trong cơ cấu quản lý HTTN TP Uông Bí đã thể hiện rất rõ tính xã hội hóa, gắn vai trò và trách nhiệm của cộng đồng vào công tác quản lý thoát nước. Gắn bó giữa công ty môi trường với các chính quyền cơ sở địa phương, cộng đồng dân cư.
Để xã hội hóa công tác quản lý HTTN TP Uông Bí tác giả đề xuất một số biện pháp sau:
+ Hợp đồng dịch vụ thoát nước: trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của công ty môi trường cũng như các đối tượng sử dụng dịch vụ thoát nước.
Điều này sẽ ràng buộc và góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức đối với công tác quản lý HTTN.
+ Khi lập kế hoạch, quy hoạch xây dựng, lập các dự án xây dựng, cải tạo HTTN phải có sự tham gia của cộng đồng để giám sát quá trình thực hiện. Cần xem xét thứ tự ưu tiên của các dự án, ưu tiên hạng mục công trình. Cần thực hiện từ dưới lên trên.
+ Thường xuyên thông tin, tuyên truyền cho cộng đồng dân cư hiểu biết và nâng cao ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường và bảo vệ các công trình trong HTTN, giữ gìn điều kiện vệ sinh, không thải rác bừa bãi xuống HTTN.
+ Tuyên truyền vận động nhân dân tự giác trong việc bảo vệ hành lang của các công trình cống, kênh, mương. Không lấn chiếm hành lang, đặc biệt là công tác di dân giải phóng mặt bằng phục vụ việc xây dựng và cải tạo HTTN. Tuân thủ các quy phạm và chỉ tiêu sử dụng đất theo quy hoạch.
+ Tuyên truyền việc sử dụng nước cấp tiết kiệm để hạn chế lượng nước thải, có ý thức hạn chế ô nhiễm nước thải ngay tại nguồn và có giải pháp sử dụng nước mưa vào các mục đích không đòi hỏi chất lượng cao.
+ Huy động nhân dân đóng góp vốn xây dựng và quản lý HTTN trong khu vực dân cư do các tổ dân trong phường tự quản. Chủ động nạo vét, khơi thông, duy tu bảo dưỡng HTTN thuộc phạm vi tự quản.
+ Nâng cao vai trò cấp phường trong việc huy động sự tham gia của cộng đồng và là cầu nối giữa chính quyền thành phố và cộng đồng dân cư.
+ Thành lập các tổ đội trong khu dân cư chịu trách nhiệm giám sát, vận động các hộ dân cư không xả nước thải bẩn bừa bãi, đồng thời báo lên chính quyền hoặc công ty môi trường những vị trí bị úng ngập, tắc nghẽn theo đường dây nóng được cung cấp. Hàng năm trích một ít nguồn ngân sách ra hỗ trợ cho các đội tự quản trong khu dân cư.
+ Hàng năm, tổ chức đánh giá công tác đạt được của các đội theo các tiêu chí đã đề ra và có các hình thức khen thưởng các cá nhân, đơn vị các tổ chức có những đóng góp tích cực cho công tác quản lý HTTN và bảo vệ môi trường. Đồng thời có những hình thức xử lý thích đáng đối với các đối tượng vi phạm.
+ Hàng năm, tổ chức cuộc thi tìm hiểu về bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng giữa các khu dân cư trong phường và giữa các phường trong thành phố.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Nhiều năm gần đây, với sự phát triển du lịch mạnh mẽ, công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường đã nhận được nhiều sự quan tâm của các ban, ngành và chính quyền địa phương. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan mà hoạt động này chưa đạt hiệu quả tối đa. Vì vậy, việc thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý, tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức cộng đồng địa phương là một việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Để giải quyết nhanh vấn đề quản lý hệ thống thoát nước của thành phố tạo điều kiện cho ngành nghề phát triển, thành phố Uông Bí cần chủ trương tiến hành
xã hội hoá công tác quản lý thoát nước đô thị gắn với việc tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Nhằm nâng cao khả năng bảo vệ môi trường của Thành phố và nâng cao khả năng hoạt động của HTTN thì Thành phố cũng cần sớm đưa phí và lệ phí thoát nước vào chính sách hoạt động của thành phố để nâng cao ý thức của người xả thải, sử dụng tiết kiệm được nguồn nước sạch cũng như trích một phần kinh phí để thực hiện công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng, nạo vét và xử lý nước thải.
Như vậy, công tác bảo vệ môi trường của thành phố Uông Bí là vấn đề đặc biệt quan trọng. Để công tác bảo vệ môi trường có hiệu quả đòi hỏi cần phải có nhiều thời gian, kinh phí và sự nỗ nực của tất cả các cơ quan liên quan, cùng với việc thực hiện hóa kế hoạch quản lý môi trường sẽ góp phần bảo vệ môi trường và lợi ích của người dân trong Thành phố.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
1. Thành phố Uông Bí là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Ninh, nằm trong vùng tăng trưởng kinh tế và là cầu nối giữa Quảng Ninh-Hải Phòng. Uông Bí có rất nhiều động lực phát triển kinh tế xã hội rất nổi trội. Đặc biệt có thiềnviện trúc lâm Yên Tử là di tích đặc biệt quốc gia-trung tâm phật giáo lớn nhất cả nước. Uông Bí đang chuyển mình với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đô thị phát triển nhanh.
Thành phố phát triển theo hướng du lịch-dịch vụ-công nghiệp.
2. Quá trình hình thành và phát triển của TP Uông Bí gắn liền với việc giữ gìn và tôn tạo danh thắng Yên Tử, hai khu vực này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về kinh tế - xã hội - môi trường như một tổng thể thống nhất và không thể tách rời. TP Uông Bí đang đứng trước thách thức to lớn là làm sao vừa “phát triển kinh tế xã hội, phát triển đô thị nhưng vẫn đảm bảo điều kiện môi trường’’. Đặc biệt bảo vệ môi trường Uông Bí có ý nghĩa sống còn trong việc phát triển bền vững đô thị trong tương lai. Một trong những nhân tố quan trọng nhất để bảo vệ môi trường TP Uông Bí là “Hệ thống thoát nước của thành phố”
3. Xuất phát từ thực trạng phát triển kinh tế, xã hội, phát triển đô thị, thực trạng HTTN và công tác quản lý HTTN Uông Bí thì việc nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý HTTN là rất cần thiết và cấp bách. Nhằm khai thác sử dụng có hiệu quả các công trình thoát nước cũng như nguồn vốn đầu tư xây dựng và quản lý HTTN TP Uông Bí. Góp phần giữ gìn VSMT đô thị, đảm bảo cho thành phố Uông Bí luôn xanh sạch, đẹp, tạo điều kiện tốt nhất chongười dân thành phố cũng như du khách mỗi khi hành hương về Yên Tử.
4. Công tác quản lý HTTN Uông Bí hiện nay còn nhiều yếu kém: bộ máy quản lý còn nặng nề cơ chế bao cấp, phân công phâp cấp chưa rõ ràng, thiếu cơ sở vật chất;
thiếu chính sách hợp lý, phíthoát nước thấp. Cho nên hiệu quả quản lý thấp, lãng phí nguồn vốn. Mặt khác, việc kiểm soát chất lượng nước xả thải vào HTTN bị buông lỏng, nước thải hầu như chưa được xử lý dẫn đến ô nhiễm môi trường.
5. Việc nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức quản lý HTTN TP Uông Bí cần dựa trên những căn cứ và cơ sở lý luận như: Định hướng thoát nước các đô thị Việt
Nam, Quy hoạch phát triển HTTN TP Uông Bí đến năm 2020 tầm nhìn 2030; Dự án thoát nước và VSMT Uông Bí, các luật, nghị định của chính phủ, các quyết định và văn bản quản lý của tỉnh Quảng Ninh, các tiêu chuẩn quy phạm, quy hoạch xây dựng thoát nước.
6. Luận văn đề xuất cơ cấu tổ chức quản lý HTTN TP Uông Bí trên cơ sở phân chia chức năng nhiệm vụ giữa UBND TP Uông Bí với Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Uông Bí. Cơ chế hoạt động theo phương thức và các mối quan hệ, các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, cộng đồng tham gia giám sát. Đây là phương thức tiên tiến phù hợp với mục tiêu quản lý, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội, phù hợp với nền kinh tế thị trường, khắc phục được những yếu kém trong tổ chức quản lý HTTN hiện tại.
7. Cùng với môi hình tổ chức quản lý còn phải xây dựng quy trình quản lý kỹ thuật. Quy trình quản lý kỹ thuật theo cơ chế quản lý sản phẩm, các công việc được phân thành nhiều hạng mục, nhiều công đoạn, hạng mục công việc và theo địa bàn khác nhau. Mỗi công đoạn đều có sản phẩm gắn với trách nhiệm và quyền lợi của mỗi đơn vị thực hiện.
8. Để có thể áp dụng mô hình quản lý như đề xuất vào công tác quản lý HTTN TP Uông Bí một cách hiệu quả, cần có các chính sách và các giải pháp hỗ trợ cụ thể như: nâng cao vai trò quản lý nhà nước, thu và sử dụng phí thoát nước, khai thác nguồn vốn đầu tư, xã hội hóa công tác quản lý HTTN TP Uông Bí.
9. Quy định quản lý HTTN là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan, đơn vị, các cấp chính quyền, cộng đồng dân cư thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với công tác quản lý HTTN. Quy định quản lý chặt chẽ và phù hợp với mô hình quản lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, đặc biệt tạo thuận lợi cho mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý.
KIẾN NGHỊ
1. Chính phủ, các bộ ngành, trung ương, tỉnh Quảng Ninh cần cân nhắc xem xét việc phát triển các khu công nghiệp, nhà máy (đặc biệt là nhà máy xi măng, nhiệt điện..) xung quanh khu vực trung tâm để bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi
trường nước khu vực trung tâm Uông Bí làm ảnh hưởng tới việc nuôi trồng thủy sản. Việc lựa chọn kịch bản phát triển kinh tế hợp lý sẽ rất thuận lợi cho công tác quản lý môi trường đô thị nói chung và quản lý HTTN nói riêng.
2. Tỉnh Quảng Ninh, UBND TP Uông Bí cần có chủ trương, chính sách đặc biệt nhằm huy động mọi nguồn vốn đầu tư phát triển và quản lý HTTN thành phố, ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn này. Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xây dựng khu đô thị mới, khu công nghiệp. Tiến tới bàn giao quản lý khai thác sử dụng HTTN sớm.
3. UBND TP Uông Bí cần có chính sách khuyến khích để huy động sự tham gia của các tổ chức, đơn vị, cộng đồng dân cư vào công tác quản lý HTTN; xây dựng chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đưa các công nghệ kỹ thuật mới ứng dụng vào trong quản lý xây dựng và vận hành HTTN. Triển khai thí điểm xây dựng các hạng mục của HTTN theo phương trâm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, giao cho các tổ dân cư cùng tham gia giám sát, xây dựng và tự quản lý những tuyến cống thoát nước trên địa bàn.
4. Các sở ban ngành của tỉnh, UBND TP Uông Bí, UBND các phường, xã và cộng đồng dân cư, các đơn vị nhận thầu nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc quản lý, giám sát, thi công nhằm thực hiện tốt mục tiêu khai thác và sử dụng có hiệu quả HTTN.
5. Xác lập được các quy định đối với việc xả nước thải vào HTTN, tiêu chuẩn xả thải nước ra môi trường, các tiêu chuẩn môi trường khác như xử lý chất thải rắn đô thị. Đẩy mạnh công tác thanh tra môi trường, kịp thời ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm môi trường, đặc biệt là môi trường nước.
6. Sở xây dựng cần kết hợp với phòng quản lý đô thị TP Uông Bí xây dựng định mức, đơn giá cho công tác quản lý thoát nước, xây dựng mức phí thoát nước thải, trình các cấp có thầm quyền phê duyệt. Chỉ đạo đơn vị tư vấn nâng cao chất lượng các đồ án, các dự án quy hoạch xây dựng đô thị, trong đó có quy hoạch xây dựng chuyên ngành thoát nước. Tăng cường công tác thanh tra đối với công trình của HTTN thành phố.
7. Ngoài ra, các cấp ngành, chính quyền địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức cộng đồng, đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn, công nhân có tay nghề cao, chú trọng việc sử dụng công nghệ thong tin vào quản lý HTTN.
8. Để công tác quản lý HTTN được tốt, cần thống nhất, tăng cường các công tác quản lý đô thị trên mọi mặt, đặc biệt là quản lý các hạng mục hạ tầng kỹ thuật khác (San nền, giao thông, cấp nước, cấp điện…); quản lý đất đai, bất động sản, quản lý tài chính đô thị.