Giải pháp về tài chính trong công tác quản lý hệ thống thoát nước

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường cho công tác quản lý hệ thống thoát nước của thành phố uông bí – tỉnh quảng ninh (Trang 82 - 86)

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ CỦA TRUNG TÂM THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ UÔNG BÍ – TỈNH QUẢNG NINH

3.5. Giải pháp về tài chính và sự tham gia của cộng đồng cho công tác quản lý hệ thống thoát nước của trung tâm thành phố Uông Bí

3.5.1. Giải pháp về tài chính trong công tác quản lý hệ thống thoát nước

Phí thoát nước thải đô thị: Là khoản tiền mà những đối tượng thải nước thải phải trả cho Chính quyền đô thị để thực hiện công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng, nạo vét, xử lý nước thải và phát triển HTTN của thành phố.

Phí thoát nước thải là nguồn thu của chính quyền đô thị đồng thời cũng là công cụ kinh tế trong quản lý môi trường đô thị, bổ sung các công cụ pháp lỹ, kiểm soát ô nhiễm trực tiếp. Nhằm tác động vào những người gây ô nhiễm môi trường nước, các đối tượng thải nước tiết kiệm sử dụng nước sạch ô nhiễm môi trường nước, các đối tượng thải nước tiết kiệm sử dụng nước sạch để giảm bớt lượng nước xả thải gây ô nhiễm.

Hiện tại, TP Uông Bí áp dụng mức thu phí là 6% giá bán nước sạch đối với các hộ dân cư và 7% đối với cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ sở sản xuất…. Biện pháp này đã mang lại những kết quả nhất định. Tuy vậy cũng có những nhược điểm sau:

+ Mức phí là rất thấp so với các dịch vụ khác, thấp dưới mức sẵn lòng chi trả của các hộ dân đô thị. Phí thu không đủ bù đắp các chi phí quản lý, bảo dưỡng và duy tu HTTN. Mức phí hiện tại không có khoản nào giành cho đầu tư phát triển HTTN và XLNT trong tương lai.

+ Chỉ thu được phí thoát nước của các hộ dân mua nước sạch của công ty nước sạch thông qua hóa đơn bán nước. Các đối tượng dùng nước khoán theo

hợp đồng với công ty cung cấp nước thì không thu được chính xác khối lượng nước sử dụng.

+ Không kiểm soát được mức độ gây ô nhiễm đối với những đối tượng thải nước có mức độ ô nhiễm cao vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Không kiểm soát được nước mưa thoát theo diện tích sử dụng đất.

Yêu cầu đối với phí thoát nước: Việc tính toán thu phí nước thải TP Uông Bí cần phải đảm bảo khắc phục được các tồn tại nêu trên nhưng phải phù hợp với thực tế khách quan của TP và khả thi. Các yêu cầu cụ thể là:

+ Yêu cầu về kinh tế - xã hội: Phí thoát nước thu được nhằm bù đắp lại chi phí quản lý, thu gom vận chuyển, XLNT, duy tu bảo dưỡng và nạo vét HTTN nhưng phải phù hợp với khả năng chi trả của các đối tượng thoát nước và đảm bảo công bằng xã hội

+ Yêu cầu về quản lý:Phải đảm bảo thuận tiện cho công tác quản lý việc thu phí thoát nước, tạo cơ sở cho việc quản lý hiệu lực và đúng pháp luật.

- Các đối tượng thu phí thoát nước trên địa bàn trung tâm TP Uông Bí bao gồm: Các hộ gia đình, các cơ quan hành chính sự nghiệp, các hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhà máy xí nghiệp công nghiệp, các bệnh viện, cơ sở y tế khám chữa bệnh, các tàu du lịch, nhà hàng, khách sạn, các khu vệ sinh công cộng, các phương tiện tàu, thuyền neo đậu, trên các dòng sông của TP Uông Bí.

- Cơ cấu thoát nước đề xuất: Để có đủ các cơ sở xây dựng nguồn thu phí cho dịch vụ thoát nước TP Uông Bí, tác giả đề xuất phí thoát nước bao gồm phí thoát nước mưa và phí thoát nước thải.

+ Đối với nước mưa: Tỷ lệ thu tính theo phần trăm tiền thuế đất, thu thông qua thuế đất (thuế nhà) hàng năm đối với tất cả các đối tượngsử dụng đất bao gồm:

các hộ dân cư, cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh. Đối với đất chưa xây dựng, chủ sử dụng đất cũng phải đóng một phần nhỏ thông qua lần cấp phép xây dựng (tính cộng dồn cho các năm).

+ Đối với nước thải: thu một phần tiền phí thoát nước thải thông qua giá bán nước sạch đối với tất cả các đối tượng sử dụng nước sạch từ mạng lưới thoát nước.

Trước mắt thực hiện thu phí thoát nước thải như sau:

Bảng 3.1: Mức phí thoát nước (lấy theo % hóa đơn tiền nước cấp) STT

Các đối tượng sử dụng nước cấp của

thành phố

Năm

2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

1 Hộ gia đình 10% 10% 10% 10% 10% 10% 10%

2 Cơ quan HCSN 10% 10% 10% 15% 15% 15% 15%

3 Các cơ sở SXKD 10% 10% 15% 20% 30% 30% 40%

4 Các cơ sở DVTM 10% 10% 15% 20% 30% 30% 40%

5 Các cơ sở dulịch 10% 15% 20% 30% 40% 50% 50%

6 Tàu bè 10% 15% 20% 30% 30% 30% 30%

Thu phí đấu nối cống thoát nước lần đầu của tất cả các hộ dân cư, các tổ chức thông qua cấp phép xây dựng.

Thu phí thoát nước thải trực tiếp các đối tượng kinh doanh dịch vụ và sản xuất vật chất, các khu công nghiệp bằng các hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và XLNT.

Thu phí thoát nước đối với các hoạt động xây dựng tạo ra lượng nước thải xây dựng thông qua cấp phép xây dựng.

Thu phí thoát nước đối với các tàu thuyền neo đậu thông qua các hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý lượng nước thải của các phương tiện. Bắt buộc các phương tiện phải có bồn chứa nước thải.

Thu phí thu gom, hút bể phốt, vận chuyển và xử lý cặn- bùn bể phốt, bể tự hoại của tất cả các đối tượng thông qua các dịch vụ hút, nạo vét bể phốt.

- Các chính sách hỗ trợ trong công tác thu phí thoát nước thải:

+ Chính quyền đô thị hỗ trợ cho các đối tượng gia đình chính sách xã hội và các đơn vị, cơ quan hành chính sự nghiệp bằng cách giảm giá dịch vụ thông qua hợp đồng thoát nước đối với các đối tượng ưu tiên.

+ Tăng cường sự phối hợp trong việc thu phí thoát nước giữa BQL thoát nước và công ty thi công cấp nước. Chi cục thuế thành phố, phòng quản lý đô thị thành phố, UBND các phường các đơn vị cấp phép xây dựng và đấu nối cống thoát nước.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, truyền thông và phát huy vai trò cấp phường trong việc thu và đóng phí. Vận động nhân dân tham gia làm vệ sinh, xây dựng và quản lý các công trình thoát nước trong khu vực tổ dân, ngõ xóm, khu tập thể, khối phố.

2. Khai thác nguồn vốn cho công tác quản lý HTTN

Công tác tổ chức quản lý HTTN đòi hỏi chi phí rất lớn và lâu dài. Phí thoát nước không đủ trang trải cho công tác quản lý, duy tu. Do vậy cần phải khai thác các nguồn vốn khác cùng đóng góp cho chi phí quản lý vận hành HTTN. Tại TP Uông Bí có thể khai thác các nguồn sau:

+ Đối với các dự án xây dựng các công trình thuộc HTTN dùng vốn ngân sách, yêu cầu có phí cho việc quản lý, vận hành bảo dưỡng HTTN trong một thời gian nhất địnhvà giảm dần theo từng năm, có thể đề xuất là 10 năm.

+ Đối với các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng (trong đó có HTTN) sử dụng các nguồn vốn khác. Khi bàn giao cac chủ đầu tư phải chuyển phần kinh phí quản lý, vận hành các công trình cho UBND TP Uông Bí quản lý phân bổ.

+ Đối với hệ thống cống thu gom trong các khu dân cư, giao quyền quản lý cho các tổ dân, khu dân, cụm dân cư. Huy động sự đóng góp của các hộ dân đầu tư xây dựng và quản lý theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm.

+ Đối với các tuyến công, công trình chính, các trạm XLNT, các hồ điều hòa, các trạm bơm lớn. Hàng năm cần có nguồn kinh phí từ ngân sách thành phố, tỉnh cho công tác quản lý.

+ Đối với các công trình đặc biệt tại các khu du lịch, khu trung tâm đô thị có thể dùng đến nguồn vốn đầu tư nước ngoài thông qua các dự án vay vốn nước ngoài, dự án đầu tư liên doanh hay 100% vốn đầu tư nước ngoài.

+ Sử dụng nguồn kinh phí tiền phạt các đối tượng vi phạm HTTN và xả nước thải sai quy định.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường cho công tác quản lý hệ thống thoát nước của thành phố uông bí – tỉnh quảng ninh (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)