Vấn đề tài chính phục vụ công tác quản lý hệ thống thoát nước đô thị ở Việt

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường cho công tác quản lý hệ thống thoát nước của thành phố uông bí – tỉnh quảng ninh (Trang 24 - 27)

Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, hòa nhập với các hoạt động bảo vệ môi trường trong khu vực và trên toàn cầu. Quốc hội đã thông qua luật bảo vệ môi trường ngày 27/12/1993 và luật chính thức có hiệu lực ở Việt Nam ngày 10/1/1994 khi nước ta có luật bảo vệ môi trường đã có một số quy định phí và lệ phí được quy định tại các văn bản tiếp theo là các nghị định 175/ CP và nghị định 67/2003/NĐ-CP:

+ Theo nghị định 175/CP ban hành ngày 18/10/1994, tại điều 32 có quy định:

Nguồn tài chính cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường gồm phí thẩm định, báo cáo đánh giá tác động của môi trường của các công trình kinh tế-xã hội; phí bảo vệ môi trường do các tổ chức, cá nhân sử dụng, thành phần môi trường vào mục đích sản xuất kinh doanh đóng góptheo quy định của bộ tài chính.

+ Tiếp sau đó chính phủ ra nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 và thông tư 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003.

+ Đến ngày 29 tháng 3 năm 2013 chính phủ tiếp tục ra Nghị định số 25/2013/NĐ-CP (Nghị định 25) về phí BVMT đối với nước thải. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7//2013 và thay thế các Nghị định: số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003; số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007; số 26/2010/NĐ-CP ngày 22/3/2010 về phí BVMT đối với nước thải. Trong đó nghị định 25 nhằm hạn chế ô

nhiễm môi trường từ nước thải, sử dụng tiết kiệm nước sạch tạo nguồn kinh phí cho quỹ bảo vệ môitrường từ nước thải, sử dụng tiết kiệm nước sạch tạo nguồn kinh phí cho quỹ bảo vệ môi trường thực hiện việc bảo vệ, khắc phục ô nhiễm môi trường.

Nghị định này quy định về phí bảo vệ môi trường với nước thải, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường với nước thải, các đối tượng phải chịu phí.

Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

Như vậy phí bảo vệ môi trường nói chung và phí nước thải nói riêng có thể được hiểu là một khoản nghĩa vụ tài chính mà các tổ chức, cá nhân phải trả khi được hưởng một dịch vụ về môi trường. Có thể nói đây là một công cụ quản lý cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà quản lý nhằm đạt được các mục tiêu môi trường. Và đây là nghĩa vụ của các doanh nghiệp, các tổ chức và là một nhu cầu tất yếu của xã hội nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường.

Thoát nước, xử lý nước thải và vệ sinh môi trường là những nội dung quan trọng trong quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị. Tại các khu vực đang đối mặt với tình trạng hạ tầng thấp kém, môi trường bị ô nhiễm, bệnh tật lây lan, úng ngập hay lụt lội người ta lại càng thấy tầm quan trọng của lĩnh vực này.

Đối với các khu đô thị, điểm dân cư mới, chất lượng hệ thống hạ tâng kỹ thuật, trong đó có thoát nước mưa, nước thải, góp phần quyết định tính hấp dẫn đối với khách hàng, cũng như sự phát triển bền vững của khu đô thị đó về lâu dài.

Ở Việt Nam, cho đến tháng 12 năm 2013 đã có khoảng 770 đô thị (trong đó có 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, 14 đô thị loại I, 10 đô thị loại II, 52 đô thị loại III và 64 đô thị loại IV và hàng trăm đô thị loại V), tỷ lệ đô thị hoá đạt trên 33,47% [13]. Tỷ lệ các hộ đấu nối vào hệ thống thoát nước đô thị nhiều nơi còn thấp. Các tuyến cống được xây dựng và bổ sung chắp vá, có tổng chiều dài ngắn hơn nhiều so với chiều dài đường phố, ngõ xóm. Nhiều tuyến cống có độ dốc kém, bùn cặn lắng nhiều, không ngăn được mùi hôi thối. Nhiều tuyến cống lại không đủ tiết diện thoát nước hay bị phá hỏng, xây dựng lấn chiếm, gây úng ngập cục bộ.

Úng ngập thường xuyên xảy ra nhiều nơi về mùa mưa. Nước thải nhà vệ sinh phần lớn chảy qua bể tự hoại rồi xả ra hệ thống chung tới kênh, mương, ao hồ tự nhiên hay thấm vào đất. Nước xám và nước mưa chảy trực tiếp vào nguồn tiếp nhận. Ở nhiều khu đô thị mới, mặc dù nước thải sinh hoạt đã được tách ra khỏi nước mưa ngay từ trong công trình nhưng do sự phát triển không đồng bộ và sự gắn kết kém với hạ tầng kỹ thuật khu vực xung quanh nên khi ra đến bên ngoài các loại nước thải này chưa được xử lý, lại đấu vào tuyến cống chung gây ô nhiễm và lãng phí.

Ngoài ra cốt san nền của nhiều khu đô thị, đường giao thông và các khu vực lân cận không được quản lý thống nhất nên gây tác động tiêu cực, ảnh hưởng lẫn nhau. Phí thoát nước hay phí bảo vệ môi trường do nước thải quá thấp, không đủ trang trải chi phí quản lý.

Chi phí xử lý nước thải rất tốn kém đối với ngân sách đô thị nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động.

Theo điều 82- Hệ thống xử lý nước thải của Bộ tài nguyên môi trường ban hành trong Hệ thống quy chuẩn quốc gia về môi trường và quy định mới nhất về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường: Các đối tượng sau đây phải có hệ thống xử lý nước thải:

+ Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; + Khu, cụm công nghiệp, làng nghề;

+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không liên thông với hệ thống xử lý nước thải tập trung;

Phí tính cho quản lý hệ thống thoát nướctheo nguyên tắc sau:

+ Tổng lượng nước thải;

+ Hàm lượng các chất gây ô nhiễm có trong nước thải tính bằng mg/l;

+ Đặc tính các chất gây ô nhiễm. Mỗi chất gây ô nhiễm khác nhau có một mức thu phí tối đa và tối thiều khác nhau, tùy theo mức độ độc hại của mỗi loại chất và được quy định tại Nghị đinh 25. Các chất gây ô nhiễm chủ yếu được quy định trong luật là: BOD, COD, TSS, Hg, Pb, As, Cd;

+ Phương án phí thoát nước được xác định trên nguyên tắc hướng tới thu hồi chi phí để duy trì dịch vụ thoát nước bao gồm cả nước mưa và nước thải;

+ Phí thoát nước có lộ trình tăng dần và hướng tới mục tiêu đủ chi trả cho chi phí quản lý, vận hành và đóng góp một phần chi phí đầu tư xây dựng công trình thoát nước.

+ Ngân sách địa phương phải đảm bảo bù đủ chi phí quản lý, vận hành, duy trì dịch vụ thoát nước được quyết định thấp hơn chi phí thực tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường cho công tác quản lý hệ thống thoát nước của thành phố uông bí – tỉnh quảng ninh (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)