CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ CỦA TRUNG TÂM THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ UÔNG BÍ – TỈNH QUẢNG NINH
3.3. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật cho công tác quản lý hệ thống thoát nước của
3.3.1. Đề xuất giải pháp quản lý kỹ thuật mạng lưới thoát nước của trung tâm thành phố Uông Bí
1. Đề xuất sơ đồ thoát nước cho khu vực trung tâm đến năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2030
- Hiện trạng HTTN của trung tâm thành phố Uông Bí là HTTN chung. Các tuyến thoát nước chủ yếu nằm dọc theo các trục đường chính và được xây dựng từ nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn khác nhau. Trong giai đoạn chuẩn bị lên thành phố (năm 2008-2011) nhiều dự án đô thị ồ ạt được xây dựng, ở các khu đô thị mới có hệ thống thoát nước riêng của từng khu rồi đổ vào HTTN chung của thành phố nhưng không có trạm xử lý nước thải riêng, ở các khu đô thị cũ thì rất khó để tách riêng thoát nước thải và thoát nước mưa vì kinh phí làm việc này rất lớn. Tác giả đề xuất giải pháp kỹ thuật HTTN của trung tâm thành phố Uông Bí là mạng lưới thoát nước riêng nhưng chia làm 2 giai đoạn đầu tư.
+ Giai đoạn 1: Giữ nguyên HTTN chung của các khu đô thị cũ đã có, tách riêng HTTN ở các trục đường chính vào các khu dân cư, nước thải sau khi được thu gom và xử lý tại các trạm xử lý tập trung hoặc phân tán, cải tạo lại mạng lưới thoát nước ở các khu dân cư cũ (đến năm 2020), riêng khu đô thị mới và khu công nghiệp thì sử dụng HTTN riêng. (Sơ đồ 3.1)
+ Giai đoạn 2: Cải thiện và tách riêng HTTN thải và nước mưa ở các khu dân cư cũ, có thể giữ lại HTTN chung ở các khu này để thu gom nước thải, mạng lưới thu gom nước mưa ở các khu này xây dựng mới (đến năm 2030). Tất cả các khu đô thị mới bắt buộc phải tách riêng HTTN mưa và HTTN thải sinh hoạt. (Sơ đồ 3.2)
Sơ đồ 3.1: Giai đoạn 1 quản lý kỹ thuật HTTN
Sơ đồ 3.2: Giai đoạn 2 quản lý kỹ thuật HTTN Khu tập thể
dân cư cũ Nước thải SH, nước
Cống thoát nước mưa
Khu đô thị dự ánmới
Nước mưa Cống thoát
nước mưa Nước thải
sinh hoạt Cống thoát nước thải SH
Hệ thống tiếp nhận sông…
Trạm xử lý nước thải
Khu công nghiệp
Nước mưa
Nước thải sinh hoạt và công nghiệp
Khu công nghiệp
Cống thoát nước thải sinh hoạt và CN
Khu tập thể
dân cư cũ Nước mưa Cống thoát
nước mưa (xây mới)
Khu đô thị dự ánmới
Nước mưa Cống thoát
nước mưa Nước thải
sinh hoạt Cống thoát
nước thải SH
Hệ thống tiếp nhận sông…
Trạm xử lý nước thải
Khu công nghiệp
Nước mưa
Nước thải sinh hoạt và công nghiệp
Khu công nghiệp
Cống thoát nước thải sinh hoạt và CN Nước thải
sinh hoạt Cống thoát
nước thải (giữ cống cũ)
- Nước thải có thể được thu gom và xử lý trong các HTTN chung, riêng, nửa riêng hay hỗn hợp, theo các mô hình tổ chức thoát nước tập trung hay phân tán.
HTTN tập trung thường được xây dựng cho các khu trung tâm đô thị, có mật độ dân số cao, có điều kiện xây dựng đồng bộ. Tuy nhiên, phương thức thoát nước truyền thống này có nhiều hạn chế vì thế ngày nay trên thế giới khuyến khích áp dụng mô hình phân tán, đặc biệt là cho các khu đô thị mới, các vùng ven đô, nông thôn với các công trình thu gom, xử lý, xả hay tái sử dụng nước thải cho các hộ riêng lẻ (giải pháp tại chỗ) hoặc khu dân cư (giải pháp phân tán theo cụm). Mô hình này có ưu điểm:
+ Giảm chi phí đầu tư xây dựng, vận hành và bảo dưỡng do tránh được các tuyến cống thoát nước dài, đường kính và độ sâu lớn, các trạm bơm nước thải; cho phép sử dụng các giải pháp công nghệ đơn giản, chi phí thấp, tận dụng triệt để các điều kiện tự nhiên để xử lý nước thải, do phân tán được quỹ đất yêu cầu. Các mô hình quản lý, cơ chế tài chính áp dụng cũng rất linh hoạt tùy theo điều kiện cụ thể.
+ Dễ quy hoạch và thực hiện quy hoạch. Cho phép đợt xây dựng, đầu tư các hợp phần kỹ thuật từng bước theo khả năng tài chính. Quy mô đầu tư xây dựng cũng sát với yêu cầu hơn, tránh lãng phí.
+ Cho phép tái sử dụng tại chỗ nước thải sau xử lý (rửa, tưới, bổ cập nước ngầm) và chất dinh dưỡng tách được đem bón cây trồng… trong một số trường hợp, có thể xử lý nước thải phân tán đạt mức độ xả ra môi trường, HTTN mưa, nhờ vậy tiết kiệm đáng kể chi phí xây dựng và quản lý đường cống thoát nước.
2.Đề xuất giải pháp tách nước mưa, nước thải sinh hoạt và giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt.
Xây dựng cống bao đón nhận nước thải từ các cống thoát nước ở trung tâm trước khi xả vào nguồn tiếp nhận và dẫn về trạm xử lý nước thải.
Trong khu vực trung tâm Thành phố Uông Bí dân cư tập trung đông đúc nhất trong 3 phường là Quang Trung, Thanh Sơn và Trưng Vương nên trong giai đoạn từ 2014 đến 2020 tác giả đề xuất đặt trạm xử lý nước thải tại khu vực Đồng Mây thuộc phường Quang Trung để xử lý nước thải sinh hoạt cho 3 phường trên và xây dựng
hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt từ các tuyến cống nhánh dọc theo 2 con sông là sông Sinh và sông Uông. Tại vị trí giao nhau giữa các rãnh thoát nước ra 2 con sông trên tác giả đề xuất xây dựng các giếng tràn để tách nước thải sinh hoạt đưa về trạm XLNT ở Đồng Mây. (Chi tiết sơ đồ bố trí cụ thể xem tại Phụ lục 2: Sơ đồ bố trí trạm XLNT). Bởi khu vực này nằm giữa 2 con sông Sinh và Sông Uông nên thuận tiện cho việc thu gom nước và xả thải nước sau xử lý ra môi trường tiếp nhận.
Hình 3.1: Chi tiết giếng tràn
3. Đề xuất giải pháp bảo thoát nước bền vững tác giả đưa ra giải pháp kỹ thuật cho khu vực trung tâm TP Uông Bí như sau
- Đối với các khu vực trong đô thị hiện có: vẫn sử dụng hệ thống cống thoát nước chung, với các tuyến cống bao thu gom các loại nước thải và nước mưa đợt đầu, không cho chảy trực tiếp vào sông, hồ, kênh mương mà dẫn bằng các tuyến cống chính về các trạm xử lý nước thải. Trên các tuyến cống chính này, gần nguồn tiếp nhận, để giảm chi phí vận chuyển và xử lý nước thải, bố trí các giếng tràn tách hỗn hợp nước mưa đợt sau và một phần nước thải đã được pha loãng, tràn qua đập tràn chảy ra nguồn tiếp nhận. Tuỳ theo điều kiện tự nhiên, mật độ dân cư, quỹ đất, nhu cầu tái sử dụng nước thải ... mà có thể áp dụng mô hình thoát nước tập trung hay phân tán, với công nghệ hiện đại hay chi phí thấp.
- Đối với các khu đô thị xây dựng mới, xây dựng hệ thống thoát nước riêng, xử lý nước thải đạt yêu cầu trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Quy định lượng đất để tự thấm nước mưa. Mỗi đô thị phải để một phần đất giành cho các kênh mương tự chảy để chứa một phần nước mưa của đô thị đó nhằm giảm tải cục bộ cho HTTN chung và tự sang lọc trước khi thải vào HTTN chung của thành phố. Có thể kết hợp các kênh mương này để nuôi cá tăng thêm thu nhập cho người dân.
- Trong giai đoạn chưa có điều kiện xây dựng đầy đủ các tuyến cống thoát nước riêng và trạm xử lý nước thải, vẫn phải coi trọng và phát huy vai trò của bể tự hoại để xử lý nước đen, hay nước đen và nước xám từ các hộ gia đình, nhà chung cư, cơ quan, cơ sở dịch vụ... Bể tự hoại phải được thiết kế, xây dựng và quản lý đúng quy cách.
- Đối với các khu vực có độ dốc dọc đường lớn như phường Thanh Sơn, phường Bắc Sơn, phường Trưng Vương, phường Quang Trung thuận lợi cho việc thoát nước, nên sử dụng hệ thống thoát nước riêng.
- Đối với các các phường Phương Đông, Phương Nam, Yên Thanh có độ dốc cống nhỏ, cần triệt để tận dụng các mặt nước đô thị làm hồ điều hoà, kênh mương dẫn nước và giảm độ sâu chôn cống.
- Đối với các cống xả ra sông có thể lợi dụng nước triều lên xuống hàng ngày, xây dựng các cống tự động đóng/mở theo mực nước triều để thoát nước và thau rửa hàng ngày hệ thống cống.
- Cố gắng áp dụng các giải pháp thoát nước bền vững càng sớm càng có lợi.
Lồng ghép phương thức này với quy hoạch phát triển không gian đô thị; quản lý chặt chẽ cao độ san nền, tiêu thoát nước của các khu vực đô thị mới phát triển; đảm bảo sự thống nhất, phối hợp nhịp nhàng giữa thoát nước với hệ thống thủy văn đô thị và toàn lưu vực, kể cả hệ thống thủy nông, tiêu thoát lũ, điều tiết hồ chứa thủy điện ở thượng lưu và hạ lưu...
- Trong đô thị, áp dụng các giải pháp như tạo các hồ điều tiết, các kênh mương hở, tăng mật độ cây xanh, vườn hoa, công viên, tạo vùng trũng xanh thấm nước dọc đường giao thông…
- Đối với các hộ dân trong trung tâm sẽ khuyến khích giảm 20% giá trị phí thoát nước nếu xây dựng bể chứa nước mưa để sử dụng tưới rửa. Sau năm 2020 yêu
cầu tất cả các hộ dân xây dựng nhà mới phải có bể chứa nước mưa để giảm thiểu nước mưa thải cục bộ ra môi trường. Khuyến khích người dân trồng rau, hoa màu trên sân thượng bằng thùng nhựa hoặc xốp để giảm bớt nước mưa thải trực tiếp ra môi trường.
- Đốivới hệ thống vỉa hè, sân vui chơi trong yêu cầu lát bằng gạch block bên dưới có hệ thống thấm nước mưa. Khuyến khích các hộ dân sử dụng khi xây dựng đến năm 2020 tác giả đề xuất là bắt buộc các hộ dân có sân, vườn phải sử dụng gạch block để lát, không được đổ bê tông.