CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ CỦA TRUNG TÂM THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ UÔNG BÍ – TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Định hướng chung về quản lý và khai thác hệ thống thoát nước của thành phố Uông Bí
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Uông Bí
Phát triển kinh tế xã hội của Thành phố phải được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh và của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Phát triển kinh tế xãhội của Thành phố phải được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với các huyện thị khác trong tỉnh, các địa phương khác trong vùng, tận dụng tối đa lợi thế về vị trí địa lý và là đầu mối giao thông để phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch. Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ, hợp tác, liên kết của Trung ương và tỉnh, của các huyện bạn và bên ngoài.
Nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH & HĐH, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là các ngành chủ đạo công nghiệp khai khoáng, công nghiệp điện, dịch vụ du lịch. Phát huy tối đa thế mạnh về du lịch của Thành phố, giải quyết hài hoà giữa phát triển du lịch và các lĩnh vực khác.
Chuyển dịch cơ cấu nông - lâm - thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá. Đồng thời đẩy nhanh tiến trình cấu trúc lại nền kinh tế, chuyển tốc độ tăng trưởng từ "nâu"
sang "xanh". Coi trọng hàng đầu việc xây dựng kết cấu hạ tầng, tích cực chuẩn bị tiền đề để phát triển nhanh và bền vững.
Gắn phát triển kinh tế với cải tạo môi trường, bảo vệ môi trường theo hướng chống suy thoái và ô nhiễm môi trường.
Kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển các lĩnh vực văn hoá - xã hội (nhất là y tế, giáo dục) từng bước nâng cao mức độ hưởng thụ về đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Gắn phát triển kinh tế với tăng cường và củng cố quốc phòng an ninh, đảm bảo ổn định vững chắc về chính trị, giữ vững kỷ cương, trật tự an toàn xã hội.
Giai đoạn 2011– 2015[15]
Về phát triển kinh tế: Phát huy tốt tiềm năng lợi thế so sánh của thành phố, tốc độ tăng trưởng GDP tăng 17,5%. GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 60,3 triệu đồng/người/năm. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất tăng 17,3% (công nghiệp xây dựng tăng 17,5%, dịch vụ tăng 18,4%, nông lâm thủy sản tăng 6%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, giảm công nghiệp xây dựng và nông lâm thủy sản, cơ cấu giá trị tăng thêm năm 2015 (giá TT) là công nghiệp xây dựng 73,8%; dịch vụ, thương mại 24,3%; nông lâm thủy sản 1,9%.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 10%/năm 2011-2015, nhu cầu vốn đầu tư thời kỳ 2011-2015 cần khoảng 14.246t tỷ đồng.
- Về phát triển xã hội: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn khoảng 0,97%/năm.
Giảm tỷ lệ sinh thô 0,05%, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 0,05%/năm. Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 0,9%, nâng mức sống của các hộ đã thoát nghèo, tránh tình trạng tái nghèo. Giải quyết việc làm mới cho 3.500-4000 lượt lao động. 100% số trường học mầm non, tiểu học và THCS đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 50%
trường mầm non, tiểu học đạt chuẩn mức 2.
- Về bảo vệ môi trường: Thu gom xử lý 100% nước thải công nghiệp, 60- 80% nước thải sinh hoạt được xử lý, tỷ lệ thu gom rác 65-90% tùy từng tiểu vùng, chỉ số xanh đạt 10-15% ở tiểu vùng trung tâm đô thị và công nghiệp. Quản lý và xử lý 100% chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế. Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ đa dạng sinh học, các di sản văn hóa. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 52-53%
vào năm 2015.
Giai đoạn 2016-2020[15]
- Về phát triển kinh tế: Tiếp tục phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 15,4%. Cơ cấu GDP năm 2020 công nghiệp xây dựng 71,5%, thương mại dịch vụ 27,3%, nông lâm thủy sản 1,2%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 13,5%/năm.
- Về phát triển xã hội: Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 0,95% năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo dưới 8%, tiếp tục nâng cao mức sống của các hộ đã thoát
nghèo, tránh tái nghèo. Đến năm 2020 tỷ lệ đô thị hóa trên 90%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động 75-80%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề đạt 50-60%, trên 90% lao động có việc làm sau khi đào tạo. An ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữvững.
- Về bảo vệ môi trường: Môi trường được đảm bảo, 100% dân số sử dụng nước sạch, thu gom và xử lý trên 90% rác thải sinh hoạt, quản lý và xử lý 100%
chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế, quy hoạch tuyến thu gom, bãi chôn lấp và xử lý chất thải rắn, cải tạo và xây dựng mới hệ thống thoát nước thải. Độ che phủ rừng đạt 57% năm 2020.
3.1.2. Định hướng về quản lý hệ thống thoát nước của thành phố Uông Bí 1. Định hướngquy hoạch các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung:
Trạm xử lý nươc thải sinh hoạt (TXLSH) khu vực Vàng Danh:
+ Công suất dự kiến: 3.500 m3/ngđ.
+ Phạm vi phục vụ: Phường Vàng Danh.
+ Sử dụng hệ thống thoát nước riêng, đường kính từ D300-600.
+ Tại các vị trí có độ sâu chôn cống lớn (từ 3,5-4m) bố trí các trạm bơm chuyển tiếp.
Trạm xử lý nươc thải sinh hoạt (TXLSH) khu vực 1:
+ Công suất dự kiến: 11.000 m3/ngđ.
+ Phạm vi phục vụ: Phường Bắc Sơn, phường Trưng Vương, phường Quang Trung, khu vực đô thị hiện hữu và khu vực đô thị mở rộng về phía Nam.
+ Toàn bộ khu vực được chia làm 2 lưu vực chính:
- Lưu vực đô thị hiện hữu: Sẽ được sử dụng hệ thống thoát nước nửa riêng.
Nước thải sẽ được thu gom với nước mưa và được đưa về hệ thống cống bao tại các giếng tách nước. Tại các vị trí có độ sâu chôn cống lớn (từ 3,5-4m) bố trí các trạm bơm chuyển tiếp.
- Lưu vực đô thị mở rộng về phía Nam quốc lộ 18: sử dụng hệ thống thoát nước riêng, đường kính từ D300-600 về TXLSH khu vực 1, tại các vị trí có độ sâu chôn cống lớn (từ 3,5-4m) bố trí các trạm bơm chuyển tiếp.
Trạm xử lý nươc thải sinh hoạt (TXLSH) khu vực 2:
+ Công suất dự kiến: 4.500 m3/ngđ.
+ Phạm vi phục vụ: Phường Nam Khê, phường Đông Mai, xã Điền Công, xã Sông Khoai
+ Sử dụng hệ thống thoát nước riêng đối với khu vực đô thị xây mới, sử dụng hệ thống thoát nước chung cho khu vực xã nông thôn với đường kính D300-600.
+ Tại các vị trí có độ sâu chôn cống lớn (từ 3,5-4m) bố trí các trạm bơm chuyển tiếp.
Trạm xử lý nươc thải sinh hoạt (TXLSH) khu vực 3:
+ Công suất dự kiến: 6.500 m3/ngđ.
+ Phạm vi phục vụ: Phường Yên Thanh, phường Thanh Sơn gồm: khu vực đô thị hiện hữu và khu vực đô thị mở rộng về phía Nam quốc lộ 18.
+ Toàn bộ khu vực được chia làm 2 lưu vực chính:
- Lưu vực đô thị hiện hữu: Sẽ được sử dụng hệ thống thoát nước nửa riêng.
Nước thải sẽ được thu gom với nước mưa và được đưa về hệ thống cống bao tại các giếng tách nước. Tại các vị trí có độ sâu chôn cống lớn (từ 3,5-4m) bố trí các trạm bơm chuyển tiếp.
- Lưu vực đô thị mở rộng về phía Nam quốc lộ 18: sử dụng hệ thống thoát nước riêng, đường kính từ D300-600 về TXLSH khu vực 2, tại các vị trí có độ sâu chôn cống lớn (từ 3,5-4m) bố trí các trạm bơm chuyển tiếp.
Trạm xử lý nươc thải sinh hoạt (TXLSH) khu vực 4:
+ Công suất dự kiến: 10.000 m3/ngđ.
+ Phạm vi phục vụ: Phường Phương Nam, phường Phương Đông, xã Hồng Thái Đông, xã Hồng Thái Tây, xã Thượng Yên Công gồm: khu vực đô thị hiện hữu và khu vực đô thị mở rộng về phía Nam quốc lộ 18 và khu vực các xã nông thôn.
+ Toàn bộ khu vực được chia làm 2 lưu vực chính:
- Lưu vực đô thị hiện hữu: Sẽ được sử dụng hệ thống thoát nước nửa riêng.
Nước thải sẽ được thu gom với nước mưa và được đưa về hệ thống cống bao tại các
giếng tách nước. Tại các vị trí có độ sâu chôn cống lớn (từ 3,5-4m) bố trí các trạm bơm chuyển tiếp.
- Lưu vực đô thị mở rộng về phía Nam quốc lộ 18: sử dụng hệ thống thoát nước riêng, đường kính từ D300-600 về TXLSH khu vực 2, tại các vị trí có độ sâu chôn cống lớn (từ 3,5-4m) bố trí các trạm bơm chuyển tiếp.
+ Lưu vực các xã nông thông: nước thải thoát chung và thoát về hệ thống sông suối gần nhất sau khi được xử lý sơ bộ tai các hộ gia đình.[15]
2. Định hướng quy hoạch các trạm xử lý nước thải công nghiệp tập trung Mỗi khu công nghiệp, cụm công nghiệp đặt tối thiểu một trạm xử lý nước thải công nghiệp tập trung đảm bảo 100% nước thải từ các hoạt động công nghiệp được xử lý thích hợp trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
- Khu công nghiệp Phương Nam: nước thải công nghiệp được thi gom và đưa về trạm xử lý công nghiệp (TXLCN 1) với công suất 9.300m3/ngđ, đặt tại khu đất hạ tầng kỹ thuật phía Đông Bắc khu công nghiệp.
Phạm vi phục vụ: toàn bộ khu công nghiệp Phương Nam. Sử dụng hệ thống thoát nước riêng đường kính công từ D300-500.
- Khu công nghiệp phía Tây: nước thải công nghiệp được thu gom và đưa về trạm xử lý công nghiệp (TXLCN 2) với công suất 3.000 m3/ngđ.
Phạm vi phục vụ: toàn bộ khu công nghiệp phía Tây. Sử dụng hệ thống thoát nước riêng đường kính công từ D300-400.
- Khu công nghiệp Đồng Mai mới: nước thải công nghiệp được thu gom và đưa về trạm xử lý công nghiệp (TXLCN 3) với công suất 2.000 m3/ngđ.
Phạm vi phục vụ: toàn bộ khu công nghiệp. Sử dụng hệ thống thoát nước riêng đường kính công từ D300-400.
- Cụm khu công nghiệp của KCN-ĐT thông minh: Nước thải công nghiệp được thi gom và đưa về trạm xử lý nước thải số 1 với công suất 15.000 m3/ngđ thuộc địa phận Thị trấn Quảng Yên.[15]