1.4. Một số kinh nghiệm quản lý hệ thống thoát nước trên thế giới và Việt Nam
1.4.2. Kinh nghiệm một số đô thị ở Việt Nam
1. Khu đô thị Eco-Park:có tổng diện tích 500 ha, là một trong những khu đô thị sinh thái lớn nhất Việt Nam đang được khẩn trương xây dựng. Eco-Park dành tới gần 30% diện tích cho cây xanh, mặt nước. Hệ thống thoát nước được thiết kế riêng hoàn toàn. Nước thải được thu gom và xử lý riêng. Nước mưa, trước khi được tập trung và chảy ra nguồn tiếp nhận, được thu gom qua hệ thống kênh dẫn có dung lượng chứa lớn ở trong khu đô thị. Dòng chảy len lỏi giữa các khu phố hình các ngón tay, được thiết kế như các con kênh tự nhiên, luôn ở trạng thái dòng chảy động, để cải tạo cảnh quan và tăng cường khả năng tự làm sạch. Nước bổ cập cho hệ thống nước mặt này được xử lý bằng các bãi lọc ngập nước trồng thực vật. Các bãi thấm, thảm cỏ được bố trí hợp lý trong khu đô thị.
Hình 1.4: Khu đô thị sinh thái Eco-Park, Văn Giang, Hưng Yên Bề mặt phủ cho phép thấm nước mưa [7]
Đây là một trong những dự án đầu tiên trên Thế giới áp dụng một cách đồng bộ phương thức quản lý tổng hợp nguồn nước, thoát nước bền vững vào thực tế ở quy mô lớn. Nước cấp sinh hoạt trong tổ hợp được xử lý bằng công nghệ lọc màng, sản xuất ra nước uống trực tiếp. Nước thải được tách riêng thànhcác đường ống vận chuyển nước đen (từ toilet) và nước xám. Nước đen được đưa về Trạm xử lý nước thải, xử lý tới bậc 3, và được tái sử dụng làm nước dội toilet, cứu hỏa, làm mát, tưới cây, rửa đường. Nước xám được xử lý sơ bộ rồi được tái sử dụng làm nước tưới.
Nước mưa, một phần được thoát ra sông Bai Shi, một phần được thu gom và chảy qua bãi lọc ngập nước trồng thực vật để kiểm soát chất lượng trước khi chảy ra hồ sinh thái trong Công viên. Đây cũng là nguồn cấp nước cho Trạm xử lý nước cấp của khu vực này. Rác thải hữu cơ từ sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt được thu gom và chế biến thành phân vi sinh compost, dùng để cung cấp cho các hộ nông dân trong tổ hợp, hoặc bón cho chính cây trồng trong Công viên. [7]
2. Thành phố Nha Trang
Thành phố Nha Trang-trung tâm tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa là một thành phố phát triển mạnh về du lịch, dịch vụ, công nghiệp nhẹ. Diện tích tự nhiên 251km2 và dân số khoảng 392.279 người vào năm 2009 [Tổng điều tra dân số nhà ở Việt Nam năm 2009-Tổng cục thống kê] , nhịp độ tăng trưởng GDP cao, bình quân năm 2011 GDP: 3184 USD [liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Khánh Hòa]. Là thành phố có thế mạnh về du lịch nên thành phố rất chú trọng đến môi trường xanh sạch đẹp.
Trải qua nhiều năm xây dựng thành phố đã có nhiều bước tiến đáng kể. Về thoát nước đô thị đến nay thành phố đã có khoảng 25km đường ống bê tông, kích thước D400-1800mm với chất lượng tốt. Hệ thống thoát nước kiểu chung và riêng cho các khu vực: Khu phố cũ sử dụng hệ thống cống chung từ nam sông Cái đến bắc sân bay, các khu xây dựng mới tiến hành xây dựng hệ thống cống riêng. Các tuyến thoát nước đều thoát ra Sông Cái hoặc cánh đồng phía Tây nên hạn chế gây ô nhiễm đến bãi biển.
Hàng năm có chế độ bảo dưỡng định kỳ khơi thông miệng cống xả tại sông Cái, hút bùn trong các tuyến ống, xử phạt các xe chở vật liệu xây dựng làm rơi vãi
trên đường phố nên các tuyến cống hoạt động rất tốt, không xảy ra tình trạng úng ngập trong khu trung tâm (thường ngập cục bộ tại một số điểm ven nội thành).
Thành phố đã xây dựng 2 trạm xử lý nước thải nhằm giảm thiểu tác hại của nước thải khi đổ ra sông và giữ cho bãi tắm luôn luôn trong sạch, đồng thời xây dựng đập điều tiết ở thượng lưu và xây dựng đập tràn ở hạ lưu sông Quán Trường để điều tiết nước tránh ngập úng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Quản lý hệthống thoát nước của thành phố Uông Bílà sự cần thiết và là một yêu cầu thiết yếu trong quá trình phát triển đô thị và là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Công tác quản lý hệ thông thoát nước trên thế giới đã được coi trọng và phát triển từ rất lâu. Sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam nói chung và của tỉnh Quảng Ninh, thành phố Uông Bí nói riêng gắn liền với xây dựng và phát triển các công trình thoát nước thải và xử lý nước thải. Một đô thị hiện đại phải xây dựng một hệ thống công trình thoát nước thải nói riêng hiện đại, đồng bộ và hoàn chỉnh.
Việc xây dựng một hệ thống thoát nước thải hiện đại đảm cảnh quan đô thị, phát triển hài hòa giữa không gian mặt đất với không gian ngầm, tăng cường an toàn trong khai thác sử dụng, hạn chế việc đào lên, lấp xuống và tăng hiệu quả trong đầu tư góp phần phát triển đô thị bền vững.
Do đó cần nghiên cứu giải pháp tăng cường công tác quản lý hệ thống thoát nước của trung tâmthành phố Uông Bí để tạo ra một bộ mặt đô thị đẹp và hiện đại, nhằm phù hợp vớinhững dự báo vào tốc độ và phát triển kinh tế xã hội hiện nay.