Thực trạng về cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống thoát nước của thành phố Uông Bí

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường cho công tác quản lý hệ thống thoát nước của thành phố uông bí – tỉnh quảng ninh (Trang 44 - 57)

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ CỦA TRUNG TÂM THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH

2.2. Thực trạng hệ thống thoát nước của thành phố Uông Bí

2.2.1. Thực trạng về cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống thoát nước của thành phố Uông Bí

- Về tổ chức bộ máy: Bộ máy hành chính của chính quyền thành phố có bề dày kinh nghiệm và năng lực quản lý đô thị. Các phòng, ban chuyên môn của thành phố đã được kiện toàn, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hầu hết có trình độ đại học, trên đại học, được đào tạo cơ bản về lý luận chính trị, có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm quản lý đô thị; bộ máy chính quyền hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu quản lý và phát triển đô thị trong thời kỳ mới.

2.2. Thực trạng hệ thống thoát nước của thành phố Uông Bí

2.2.1. Thực trạng về cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống thoát nước của thành phố Uông Bí

Hệ thống thoát nước của thành phố Uông Bí do phòng quản lý đô thị, phòng kinh tế, phòng tài nguyên môi trường và Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Uông Bí trực thuộc UBND TP Uông Bí chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý.

Mỗi phòng có một cán bộ chuyên trách về thoát nước tuy nhiên họ còn kiêm nhiệm nhiều công việc khác, không có kỹ sư về cấp thoát nước. Cấp phường xã chưa có cán bộ chuyên trách đảm nhiệm về công tác thoát nước đô thị. Công tác quản lý thoát nước vẫn được coi là công việc của các cấp cao hơn.

Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Uông Bí là doanh nghiệp công ích chịu trách nhiệm quản lý vận hành, nạo vét bùn đất và duy tu bảo dưỡng các tuyến rãnh thoát nước, thu gom rác thải vận chuyển đến nơi chôn lấp, quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng, cây xanh….còn phòng Quản lý đô và phòng Kinh tế thị chịu trách nhiệm bàn giao công trình và giám sát quản lý.

Khả năng hoạt động của Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Uông Bí như sau:

Tổng số cán bộ công nhân viên có 180 cán bộ CNV. Trong đó:

- Kỹ sư chuyên ngành thoát nước có 02 người. - Kỹ sư chuyên ngành khác có 28 người.

- Kỹ thuật viên có 30 người.

- Công nhân 120 người trong đó công nhân về thoát nước có 10 người.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Uông Bí

Riêng về nhân lực và thiết bị kỹ thuật của đội duy tu HTTN gồm có:

- Số cán bộ, công nhân: 15 người trong đó có 01 người là KS thoát nước. 04 kỹ thuật viên chuyên ngành về thoát nước còn lại là công nhân.

- Số xe hút chất thải: 01chiếc.

- Xe cẩu: 01 chiếc (Dùng chung cho cả công ty). - Máy xúc: 01 chiếc.

- Các thiết bị khác…

Hàng năm, công ty môi trường đô thị đã thực hiện công tác vệ sinh môi trường như quét dọn, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải cho 40 tuyến đường, quản lý 26 tuyến rãnh; 02 bãi rác, chăm sóc cây xanh, công viên, vườn hoa…. Công ty thực hiện các nhiệm vụ chính về quản lý HTTN và xử lý rác thải như sau:

BAN GIÁM ĐỐC

P. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH

P. KẾ TOÁN –

TÀI VỤ P. KẾ HOẠCH – KỸ THUẬT –

PHÒNG VẬT TƯ

ĐỘI DUY TU HỆ

THỐNG ĐIỆN ĐỘI VỆ SINH

MÔI TRƯỜNG ĐỘI DUY TU HỆ THỐNG THOÁT

NƯỚC

ĐỘI CÂY XANH

+ Công tác vận hành bảo dưỡng hệ thống cống rãnh như tổ chức nạo vét thường xuyên hệ thống cống có nắp đan, mương hở đảm bảo không để ứ đọng nước. Khối lượng nạo vét bùn đất cống rãnh như sau: Năm 2007: 3.300 tấn; năm 2008: 4.872 tấn; năm 2009: 4920 tấn…[4]

+ Công tác xây dựng mới tuyến mương, thay mới các nắp đan bị gãy hỏng.

+ Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải.

- Hiện nay, để thực hiện việc khơi thông kênh rãnh đơn vị chủ yếu thực hiện bằng thủ công. Còn việc nạo vét các tuyến kênh lớn như: Sông Sinh, Sông Uông…và một số hồ điều hòa thì UBND TP Uông Bí lên kế hoạch và giao cho Ban quản lý công trình TP UôngBí trực tiếp đấu thầu và quản lý nạo vét.

2.2.2. Thực trạng quản lý hệ thống thoát nước của trung tâm thành phố Uông Bí Thành phố Uông Bí có nhiều sông, suối hướng chảy chủ yếu từ Bắc xuống Nam nên các công, suối tự nhiên này đóng vai trò như mạng cống cấp 1 và 2. Hệ thống kênh, mương cấp 2 thoát nước đô thị cho thành phố hầu như chưa được xây dựng và được kết hợp với hệ thống kênh mương thủy lợi và thường là kênh hở.

HTTN của thành phố là HTTN chung (nước mưa và nước thải) và chủ yếu là kênh mương xây gạch đậy tấm đan bê tông cốt thép và chưa hoàn chỉnh, thoát chung giữa nước mưa và nước bẩn, nước thải của các cơ sở công nghiệp chưa được xử lý triệt để. Mùa mưa hệ thống thoát nước làm việc không kịp gây ngập úng một số địa điểm đặc biệt tại khu vực đông dân cư làm ô nhiễm môi trường sinh thái. Mật độ cống tập trung tại khu vực trung tâm thành phố và một số tuyến đường xây mới. [4]

TP Uông Bí hiện nay chưa có trạm xử lý nước thải. Nước thải công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa qua xử lý được dẫn thẳng ra vùng trũng. Nước thải sinh hoạt mới được xử lý cục bộ bằng phương pháp bể hoại đặt trong các nhà dân rồi xả ra hệ thống thoát nước chung của thành phố. Nhiều hộ dân xả bằng hình thức tự thấm. Uông Bí là khu vực tập trung công nghiệp khai thác than, công nghiệp điện, xi măng và các cơ sở sản xuất dày da. Hàng năm lượng nước được sử dụng cho công nghiệp thải ra rất lớn hầu như chưa qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường, ảnh

hưởng tới nguồn nước cấp. Đây là vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của thành phố.

Hình 2.7: Cảnh lụt lội tại khu Phú Thanh Tây sau trận mưa. (Nguồn: Báo Quảng Ninh ngày 13-6-2013)

Hệ thống thoát nước của thành phố dùng chung vừa thoát nước thải đô thị và thoát nước mưa với tổng chiều dài là 142 km. Có kết cấu bê tông hình hộp là chủ yếu với kích thước 300x600mm đến 600x800mm và một phần rãnh thoát nước bằng ống buy bê tông cốt thépkích thước D300-D1000mm bố trí tập trung theo các tuyến đường giao thông chính khu vực nội thị. Mật độ hệ thống thoát nước chính đạt 6,93km/km2. Khu vực Trung tâm thành phố có 03 hồ điều hòa là hồ Trung Tâm, hồ Tân Lập (diện tích 16ha), hồ Yên Trung (diệntích 50ha) và 02 hồ chứa kết hợp xử lý thô nước thải trước khi thoát ra sông: là hồ Yên Thanh và hồ Đồng Mây. [11]

+ Hồ Yên Thanh có diện tích khoảng 3,5ha, để xử lý phân hủy nước thải, tại các cửa xả xây dựng tầng lọc thô trước khi xả nước thải ra sông cho cho khoảng 300 hộ dân phía khu vực Bắc và 500 hộ dân khu vực phía Nam Quốc lộ 18A, (đoạn từ cầu Sông Sinh đến cầu Sến, thành phố Uông Bí). [11]

- Các tuyến ống thoát nước được xây dựng trên các trục đường 18A, đường 10, đường Hoàng Quốc Việt, Đường Tân Lập, đường Tuệ Tĩnh, đường Trần Hưng

Đạo, Phan Đình Phùng, Trần Phú….Hệ thống thoát nước hoàn thiện và đi tới từng hộ dân chủ yếu tập trung ở phường Thanh Sơn và phường Quang Trung, Trưng Vương và một còn các phường khác chủ yếu tập trung theo dọc các tuyến đường chính như QL18A còn các hộ dân bên trong đường thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt chủ yếu là tự thoát và tự thấm. Khu vực các xã hầu như chưa có HTTN, do đó nước thải chảy tràn tự do theo địa hình hoặc theo rãnh nhỏ rồi đổ vào hệ thống kênh, mương thủy lợi, ao hồ hoặc khu đất trũng của khu vực gây ô nhiễm môi trường. Toàn thành phố có 14 điểm xả thải, trong đó có 7 điểm xả vào sông (sông Uông và sông Sinh) còn 7 điểm xả vào các khu ruộng trũng. [4]

- Hệ thống cống thoát nước của trung tâm thành phố Uông Bí được xây dựng trên địa hình tự nhiên nước tự chảy và độ dốc thủy lực thấp. Hiện nay, chưa có trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung cho toàn thành phố. Tại các khu dân cư, nước thải sinh hoạt từ các nhà dân và các công trình công cộng chủ chủ yếu là được thu gom và xử lý cơ bản bằng hệ thống bể tự hoại có ngăn lắng, lọc trước khi cho tự chảy vào hệ thống thoát nước chung của thành phố.

- Một số đơn vị trên địa bàn như Công ty TNHH 1TV nhiệt điện Uông Bí, Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển có hệ thống xử lý nước thải và thoát thải riêng chạy dọc 1 số khu dân cư như phường Quang Trung, phường Thanh Sơn có kích thước thoát thải lớn trung bình 2,5x4m. Tuy nhiên các hệ thống xử lý nước thải chỉ dừng ở mức xây dựng các hồ chứa lắng cặn rồi thải ra sông hồ. Một số đơn vị đóng trên địa bàn chưa xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải theo đúng tiêu chuẩn mà chỉ xây dựng bể lắng rồi xả trực tiếp ra hệ thống thoát nước chung của thành phố như Công ty CP cơ khí ô tô Uông Bí, Công ty cơ khí Quang Trung… Còn một số doanh nghiệp đã có hệ thống xử lý nước thải như Công ty TNHH một thành viên Than Nam Mẫu; Công ty TNHH một thành viên Than Vàng Danh; Công ty TNHH một thành viên Than Uông Bí; Tổng Công ty phát điện I; Công ty TNHH Da dày Đỉnh Vàng tuy nhiên hệ thống xử lý nước thải chủ yếu là hệ thống lắng đọng, chất lượng nguồn nước thải ra hệ thống thoát nước chung vẫn chưa đảm bảo.

- Trong nội thị thành phố Uông Bí có 1 con sông chính chảy qua là sông Đá Bạc và 3 con sông nhỏ: Sông Sinh, Sông Sến, Sông Uông và một số kênh suối nhỏ chảy cắt ngang chiều dài của thành phố như sông Cua, sông Cửa hẹp…nên rất thuận tiện cho việc tiêu thoát nước. Hiện tại các đoạn sông chảy qua trung tâm thành phố Uông Bí đã được kiên cố hóa bằng tường bê tông cốt thép kết hợp làm đường dạo vỉa hè cây xanh dọc 2 bên bờ sông với tổng chiều dài lên tới gần 10km như tuyến kè Sông Uông, Tuyến kè Sông Sinh, tuyến kè Phương Nam, kè Sông Sến…. Ngoài ra, thành phố còn có hệ thống đê ngăn nước ngập mặn giảm úng ngập khi triều cường cho trung tâm thành phố và một số vùng chịu ảnh hường như đê Vành Kiệu, đê Hang Son… Tuy nhiên do đầu nguồn các con sông là các khai trường khai thác than nên lượng đất bồi lắng hàng năm rất lớn làm ảnh hướng đến tốc độ thoát nước trong mùa mưa. Chất lượng nguồn nước bị ô nhiễm nặng.

Mặc dù khu vực trung tâm thành phố Uông Bí cũng được đầu tư hệ thống thoát nước khá nhiều nhưng tình trạng ngập úng vẫn xảy ra tại một số địa điểm khi trời mưa to như: Đường Tuệ Tĩnh, Đường Hoàng Quốc Việt, đường Đồng Mây….

Toàn thành phố có 3 điểm ngập úng cục bộ thường xuyên xảy ra là: Điểm gần cầu Quang Trung: Đoạn này ngập do cao độ địa hình, thời gian ngập khoảng 6-7 giờ;

điểm gần vườn hoa Yên Thanh: vị trí có cống ngầm cắt qua QL18A thu nước lưu vực lớn, thời gian ngập úng khoàng 5-6 giờ; Điểm gần nhà máy điện (600m) về phía Tây và khu dân cư đường Quyết Tiến thời gian ngập úng khoảng 24h. Đặc biệt tại các cửa xả ra khu vực sông thoát thải bị ngập úng khi gặp triều cường kết hợp mưa lớn thì việc thoát nước cũng gặp khó khăn do địa hình thành phố có nhiều đồi núi, địa hình có độ dốc lớn nên lượng nước mưa dồn vệ hạ nguồn nhanh gây ngập úng cục bộ tại các điểm thoát nước với mức độ ngập tại một số vị trí lên tới 0,5m với thời gian từ 1-2h. Địa điểm ngập úng nhiều nhất là tại phường Yên Thanh, Phương Nam và phía nam phường Quang Trung do các khu vực này địa hình thấp có nhiều kênh rạch lưu chịu ảnh hưởng của thủy triều. [4]

Những năm gần đây tốc độ đô thị hóa của khu vực trung tâm thành phố Uông Bí rất nhanh, nhiều khu đô thị được xây dựng lên nhưng các chủ đầu tư không chú

trọng tới việc xử lý nước thải mà chỉ xây dựng hệ thống thoát nước đơn giản rồi đổ thải vào hệ thống thoát nước chung của thành phố khiến cho một số tuyến thoát nước của thành phố Uông Bí bị quá tải. Nhiều ao hồ tự nhiên bị san lấp khiến cho việc ngập úng thường xuyên xảy ra hơn ở một số vùng như: Khu Phú Thanh thuộc phường Yên Thanh, khu 8 phường Quang Trung, …

2.2.3. Sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý hệ thống thoát nước của trung tâm thành phố Uông Bí

Hiện nay, trên địa bàn trung tâm thành phố Uông bí có một số tuyến đường do hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, đoàn thanh niên …phụ trách có bao gồm cả việc khơi thông kênh rãnh thoát nước và vệ sinh môi trường như đường Thanh Niên, đường Tân Lập. Tuy nhiên việc thực hiện nạo vét khơi thông kênh rãnh không được thường xuyên mà họ chủ yếu quan tâm tới việc vệ sinh môi trường tuyến đường và bảo vệ tuyến đường tránh bị xâm hại lấn chiếm hành lang. Một số tuyến thực hiện chỉ là hình thức chứ chưa được chú trọng phát huy. Các thành viên trong các hội thực hiện các công việc quản lý các tuyến đường, kênh mương chủ yếu dựa trên tinh thần tự giác, không được hỗ trợ kinh phí và không được tuyên truyền vận động thường xuyên, bài bản nên hiệu quả thực hiện các công việc chưa được cao.

2.2.4. Thực trạng về cơ chế chính sách hệ thống thoát nước của trung tâm thành phố Uông Bí

+ Các văn bản quy định về quản lý nước thải

Hiện tại, thành phố Uông Bí thực hiện theo Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP, ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP, ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP, ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ. Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng

dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

Tuy là một đô thị trẻ nhưng trong quá trình phát triển vấn đề môi trường vẫn luôn được quan tâm đúng hướng. Quy hoạch bảo vệ môi trường Uông Bí đến năm 2020 đã được xây dựng từ năm 2006 trong đó có bảo vệ môi trường nước và triển khai xây dựng từng bước. Tuy nhiên, quy hoạch bảo vệ môi trường được triển khai chậm chạp và thiếu tính đồng bộ. Bên cạnh đó thành phố cũng xây dựng chiến lược, cơ chế, mô hình quản lý, bảo vệ môi trường của địa phương, hướng dẫn các thủ tục hồ sơ và kiểm tra về công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường ở trên địa bàn thành phố.

+ Vấn đề tài chính: hiện tại UôngBí đang thu phí thoát nước theo quyết định số: 3313/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh ngày 9 tháng 11 năm 2010 cụ thể mức thu như sau:

TT Nhóm đối tượng thu phí Tỷ lệ thu

phí (%)

1 Đối với các hộ dân 6%

2 Đối với cơ quan hành chính, sự nghiệp; Tổ chức kinh tế, xã hội; Trường học; Bệnh viện; Cơ sở sản xuất; Công trình xây dựng cơ bản và các đối tượng sản xuất vật chất khác;

7%

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được tính theo tỷ lệ % trên hoá đơn thu tiền nước chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Đơn vị thu phí: Các đơn vị cung cấp nước sạch có trách nhiệm thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt theo mức phí quy định cùng với việc thu tiền sử dụng nước sạch hàng tháng của các hộ gia đình, cá nhân, cơ quan, đơn vị.

- Tỷ lệ trích để lại cho đơn vị thu phí: Đơn vị thu phí được trích để lại 10%

trên tổng số phí thu được để phục vụ cho công tác thu phí, số còn lại 90% nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành để nhà nước phân bổ cho việc duy tu bảo dưỡng hệ thống thoát nước.

2.2.5. Thực trạng công tác quản lý tài chính trong quản lý hệ thống thoát nước của thành phố

Hệ thống thoát nước của thành phố Uông Bí do phòng quản lý đô thị, phòng kinh tế, phòng tài nguyên môi trường và Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Uông Bí trực thuộc UBND TP Uông Bí chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý.

Mỗi phòng có một cán bộ chuyên trách về thoát nước tuy nhiên họ còn kiêm nhiệm nhiều công việc khác, không có kỹ sư về cấp thoát nước. Cấp phường xã chưa có cán bộ chuyên trách đảm nhiệm về công tác thoát nước đô thị. Công tác quản lý thoát nước vẫn được coi là công việc của các cấp cao hơn.

Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Uông Bí là doanh nghiệp công ích chịu trách nhiệm quản lý vận hành, nạo vét bùn đất và duy tu bảo dưỡng các tuyến rãnh thoát nước, thu gom rác thải vận chuyển đến nơi chôn lấp, quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng, cây xanh….còn phòng Quản lý đôthị và phòng Kinh tế thìchịu trách nhiệm bàn giao công trình và giám sát quản lý. Tuy nhiên dự toán công tác duy tu bảo dưỡng và quản lý vận hành hàng năm phải do Công ty trình lên UBND thành phố để thẩm định và phê duyệt để làm cơ sở triển khai các công việc như nạo vét bùn đất khơi thông dòng chảy, sửa chữa thay thế tấm đan...

Bảng 2.4. Thống kê hệ thống các tuyến cống thoát nước nội thành TP Uông Bí

STT Nội dung Vị trí Loại

cống

Dài (m)

Rộng (m)

Cao (m) I Phường Yên Thanh - Thanh Sơn 10,854 1

Tuyến cống Trần Nhân Tông (từ ngã 3 vườn hoa Yên Thanh đến cầu Sông Sinh 1)

Khu dân cư 2 bên đường

cống bản BTCT

2,566 0.6 0.9

2 Tuyến cống Trần Hưng Đạo (từ nhà ông Lương đến cầu Sông Sinh 2)

Khu cơ quan,dân cư 2 bên đường

cống bản BTCT

1,003 0.6 1.1

3

Tuyến cống Lý Thường Kiệt (từ giáp đường Thanh Sơn đến giáp đường Hoàng Quốc Việt)

Khu dân cư 2 bên đường

cống bản BTCT

930 0.6 0.8

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường cho công tác quản lý hệ thống thoát nước của thành phố uông bí – tỉnh quảng ninh (Trang 44 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)