Bản chất và vai trò của BCTC áp dụng cho các trường cao đẳng nghề

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống BCTC áp dụng cho hệ thống các trường cao đẳng nghề thuộc bộ NN và PTNT theo hướng tiếp cận chuẩn mưc (Trang 21 - 24)

CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH ÁP DỤNG CHO CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

1.2. Hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho các trường cao đẳng nghề

1.2.2. Bản chất và vai trò của BCTC áp dụng cho các trường cao đẳng nghề

Hệ thống các trường cao đẳng nghề là một đơn vị sự nghiệp được thành lập nhằm mục đích đào tạo cho xã hội lao động có tay nghề, phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đặc trưng của các trường là đơn vị hoạt động phi lợi nhuận và nguồn kinh phí để hoạt động đƣợc cấp từ nguồn NSNN theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp, do đó đòi hỏi việc quản lý chi tiêu phải đúng mục đích, đúng dự toán đã giao

và theo tiêu chuẩn, định mức quy định của Nhà nước. Cho nên, chế độ kế toán áp dụng cho các Trường là một hệ thống thông tin và kiểm tra về hoạt động tài chính của NSNN và các quỹ Nhà nước khác thông qua hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách và các báo cáo.

Trên cơ sở bản chất của BCTC nói chung: ta thấy bản chất của BCTC áp dụng cho đơn vị HCSN cũng được xem như là một sản phẩm của kế toán dưới dạng tài liệu báo cáo tổng hợp đƣợc soạn thảo định kỳ dựa trên việc phân tích xử lý số liệu từ các hoạt động lịch sử , sản phẩm này cũng phải đƣợc thiết kế theo cấu trúc mẫu biểu nhất định phù hợp với nguyên tắc và quy định của kế toán và đặc biệt mang tính chất công khai, minh bạch, với mục đích thông qua BCTC này cung cấp thông tin hữu ích nhất, thỏa mãn nhu cầu của các đối tƣợng sử dụng khác nhau liên quan đến việc phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn quỹ khác của nhà nước.

Mặt khác mục đích chính của BCTC áp dụng cho các Trường là để tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, tình hình cấp phát, tiếp nhận và sử dụng kinh phí Ngân sách của Nhà nước, kinh phí viện trợ cũng như là tình hình thu, chi và kết quả hoạt động của các đơn vị trong kỳ kế toán. Trên cơ sở đó BCTC của đơn vị có thể cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu giúp cho việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, quản lý tài sản của Nhà nước, việc đánh giá tình hình và thực trạng hoạt động của mỗi đơn vị nói riêng và toàn xã hội nói chung, giúp cho Chính phủ có cơ sở để khai thác các nguồn thu, điều chỉnh các khoản thu một cách hợp lý, từ đó định ra được đường lối phát triển xã hội đúng đắn và lành mạnh.

b) Vai trò của BCTC áp dụng cho các trường cao đẳng nghề

BCTC áp dụng cho các đơn vị không chỉ có vai trò cơ bản của BCTC nói chung, mà còn có những vai trò quan trọng đặc biệt khác đối với các đối tƣợng là:

cơ quan quản lý nhà nước, công chúng, và các tổ chức tài trợ viện trợ,…

Đối với Cơ quan quản lý nhà nước như Chính phủ, Bộ, Ban, Ngành, Kho bạc,… thì BCTC này là căn cứ quan trọng giúp cho cơ quan Nhà nước và lãnh đạo các đơn vị kiểm tra, giám sát điều hành hoạt động của đơn vị và kiểm tra các đơn vị có thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ của mình do nhà nước giao hay không?

Có sử dụng các nguồn lực tài chính phù hợp với quy định của pháp luật và có hiệu quả hay không? Có giúp Nhà nước hoàn thành mục tiêu đối với công chúng hay không? Giúp cho Nhà nước kiểm tra việc phân bổ các khoản thu và cấp kinh phí có hiệu quả hay không? … phân tích được xu hướng phát triển, từ đó định ra chiến lƣợc phát triển và biện pháp quản lý tài chính ở đơn vị.

Đối với các đơn vị: BCTC có vai trò là căn cứ xác đánh để lập kế hoạch kinh phí cho mỗi kỳ hoạt động một cách hợp lý. Ngoài ra BCTC còn là đối tƣợng để đánh giá việc tuân thủ quy định, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị, giúp đơn vị thể hiện việc hoàn thành nghĩa vụ đối với nhiệm vụ mà nhà nước giao cho.

Đối với công chúng: BCTC là bằng chứng chứng minh đến với công chúng việc sử dụng có hiệu quả nguồn Kinh phí do NSNN cấp và không vì mục đích lợi nhuận. Bởi vì công chúng chính là đối tƣợng cung cấp kinh phí chính cho NSNN để cho các đơn vị hoạt động phục vụ cho công chúng. Do đó để công chúng có thể biết đƣợc tình hình sử dụng kinh phí NSNN có hiệu quả thì các đơn vị cần phải công khai minh bạch việc sử dụng kinh phí nhƣ thế nào thông qua BCTC.

Đối với kiểm toán Nhà nước: một cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước với chức năng kiểm tra BCTC và đưa ra ý kiến về tính trung thực hợp lý của BCTC. Qua đó hỗ trợ Nhà nước kiểm tra, giám sát trong việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật;

nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; đánh giá việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay, viện trợ tài trợ, các khoản cấp vốn….Do đó BCTC trở thành đối tƣợng chính của cuộc kiểm toán.

Đối với các tổ chức tài trợ, viện trợ: BCTC là cơ sở để xem xét khả năng hoạt động, chức năng, nhiệm vụ phục vụ cộng đồng, để các tổ chức tài trợ, viện trợ trong và ngoài nước có thể tài trợ, viện trợ cho các đơn vị sự nghiệp với mục đích phục vụ lợi ích xã hội, giúp đỡ cộng đồng và đồng thời còn là căn cứ để các tổ chức viện trợ, tài trợ này kiểm tra việc sử dụng các luồng tiền tài trợ, viện trợ có hiệu quả và đúng mục đích đã yêu cầu hay không.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống BCTC áp dụng cho hệ thống các trường cao đẳng nghề thuộc bộ NN và PTNT theo hướng tiếp cận chuẩn mưc (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)