Cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống BCTC áp dụng cho hệ thống các trường cao đẳng nghề thuộc bộ NN và PTNT theo hướng tiếp cận chuẩn mưc (Trang 97 - 108)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH ÁP DỤNG

3.3.1. Cơ quan quản lý nhà nước

- Luật NSNN và Luật Kế toán đã đƣợc ban hành năm 2015 và thời điểm áp dụng năm 2017. Tuy nhiên, tại thời điểm này vẫn chưa ban hành văn bản hướng dẫn.Vì vậy, để Luật NSNN và Luật Kế toán sớm đƣa vào vận dụng rất cần thiết ban hành những văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước.

- Cần sớm ban hành chuẩn mực kế toán công cho Việt Nam dựa trên việc nghiên cứu IPSAS. Để BCTC của các Trường cao đẳng nghề nói riêng, BCTC của

khu vực công nói chung cung cấp thông tinh trung thực, hữu ích thì kế toán khu vực công của Việt Nam cần phải đƣợc hiện dựa trên nền tảng chuẩn mực kế toán công.

- Phát triển hội nghề nghiệp

Hiện nay, ở nước ta việc soạn thảo các quy định về chế độ kế toán do Bộ Tài chính soạn thảo. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu nước ngoài mà tác giả đã trình bày ở phần tổng quan nghiên cứu và kinh nghiệm của các nước đã thành công trong việc cải cách kế toán khu vực công thì hội nghề nghiệp phải thật sự mạnh về chuyên môn, uy tín, độc lập với cơ quan quản lý nhà nước thì cuộc cải cách kế toán khu vực công sẽ thành công. Vì vậy, Nhà nước và Chính phủ cần tạo điều kiện về tài chính, pháp lý, nhân sự cho hội nghề nghiệp kế toán phát triển và giữ vai trò chủ đạo trong công cuộc cải cách kế toán khu vực công của nước ta.

- Hoàn thiện cơ chế kiểm soát nội bộ trong các đơn vị

Các trường học hiện nay việc thực hiện kiểm soát nội bộ còn lỏng lẻo. Hiện nay, chƣa có quy định về KSNB trong các đơn vị. Việc thanh toán, quản lý, sử dụng tài sản đã có quy định... nhƣng việc đảm bảo các đơn vị thực hiện theo đúng quy định chƣa có quy định. Vì vậy, để đảm bảo hoạt động của từng đơn vị đƣợc triển khai theo đúng các quy định, kịp thời ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của đơn vị thì rất cần thiết phải ban hành quy định về kiểm soát nội bộ trong các đơn vị công. Bộ phận này đòi hỏi phải có sự độc lập cao và độc lập với bộ phận quản lý tại đơn vị.

3.3.2. Các trường cao nghề trực thuộc Bộ NN và PTNT - Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại đơn vị:

Kế toán quản trị cung cấp các thông tin về hoạt động nội bộ của đơn vị nhƣ:

chi phí từng bộ phận, từng công việc, sản phẩm; phân tích, đánh giá tình hình thực hiện với kế hoạch về chi phí, doanh thu; quản lý tài sản, vật tƣ, tiền vốn; phân tích mối quan hệ giữa chi phí với khối lƣợng và lợi nhuận; lựa chọn thông tin thích hợp cho các quyết định kinh tế; lập dự toán thu chi ngân sách, dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh,… nhằm phục vụ việc điều hành và ra quyết định kinh tế.

Trong điều kiện hiện nay, các tổ chức đơn vị ở Việt Nam, đặc biệt là trong hoạt động giáo dục nên theo mô hình kết hợp kế toán quản trị và kế toán tài chính trong cùng một hệ thống kế toán là phù hợp nhất vì hiện nay nhƣ chúng ta thấy, kế

toán chi phí tại các đơn vị hầu nhƣ gặp khó khăn trong các mặt phân loại chi phí hoạt động, hệ thống tài khoản kế toán đã có sự chi tiết nhƣng chƣa phù hợp, việc lập dự toán và định mức các khoản chi phí chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, và quan trọng là chƣa tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận trong đơn vị.

Mặt khác, lựa chọn mô hình kết hợp giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính sẽ tiết kiệm chi phí, đảm bảo việc thỏa mãn nhu cầu thông tin cho các đối tƣợng bên ngoài và bên trong đơn vị, đồng thời đảm bảo thuận lợi cho việc quản lý và kiểm tra của Nhà nước. Vì vậy, các Trường nên chủ động trong việc thiết lập hệ thống kế toán quản trị tại đơn vị từ đó nâng cao chất lƣợng quản lý tài chính tại đơn vị.

- Nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên kế toán tại đơn vị: Tăng cường công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ kế toán trong đơn vị:

Cử đi tham gia tập huấn, tham dự hội thảo về tài chính. Để tiếp cận chuẩn mực kế toán công, rất cần đội ngũ nhân viên kế toán có tay nghề, trình độ cả về năng lực chuyên môn và ngoại ngữ để có thể đọc và hiểu chuẩn mực kế toán công quốc tế để vận dụng vào đơn vị.

- Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị

Theo báo cáo của COSO (Committee of Sponsoring Organizations) năm 1992 được công bố dưới tiêu đề KSNB đã định nghĩa về KSNB như sau: “KSNB là một quá trình bị chi phối bởi người quản lý hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị nó đƣợc thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt đƣợc các mục tiêu sau: Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động; sự tin cậy của báo cáo tài chính; sự tuân thủ pháp luật và các quy định” (COSO, 2013)

Ngày 25/04/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL), trong đó có các trường cao đẳng nghề. Theo đó, các trường được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm qua bốn vấn đề cơ bản: tự chủ về thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học; tự chủ về tổ chức nhân sự; tự chủ về tài chính và tự chủ hợp tác quốc tế. Sau 7 năm thực hiện quyền tự chủ theo Nghị định 43, nhìn chung các trường đã chủ động sử dụng kinh phí Ngân sách Nhà nước giao một cách hiệu quả hơn, từng bước đổi mới cơ chế quản lý, khai thác nguồn thu, góp phần tăng thu sự nghiệp và nâng cao thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, Nghị định số 43 thực chất chỉ mới giao quyền

tự chủ cho các trường trong việc tổ chức chi, chưa giao quyền tự chủ về huy động nguồn lực tài chính từ học phí và lệ phí do người học đóng góp. Đây thực sự là một bất cập lớn cho các trường trong việc chủ động tìm kiếm, huy động nguồn lực tài chính cho đầu tƣ phát triển, thu hút nhân tài, xây dựng cơ sở vật chất nâng cao chất lƣợng đào tạo. Việc đầu tƣ, mua sắm tài sản, xây dựng cơ bản đã đƣợc phân cấp cho đơn vị tự thực hiện, nhƣng giá trị tài sản phân cấp còn thấp. Nhiều định mức, tiêu chuẩn nhƣ định mức giờ giảng, chế độ thanh toán ngoài giờ, mức thu học phí, lệ phí... không còn phù hợp, làm hạn chế tính chủ động về tài chính của các trường.

Chính điều này đã dẫn đến sự thụ động, thiếu linh hoạt và ít dám chịu trách nhiệm của các nhà quản lý ở các trường.

Để khắc phục vấn đề này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2015.

Theo đó, các trường được trao quyền tự chủ một cách toàn diện hơn về thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, về tổ chức bộ máy, nhân sự; về tài chính, về chính sách học bổng, học phí đối với đối tƣợng chính sách, về đầu tƣ, mua sắm.

Như vậy, về cơ bản các trường được quyền tự chủ trong mọi hoạt động, nhưng đồng thời phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh. Từ đây, các trường phải nỗ lực hơn trong việc khai thác nguồn lực sẵn có và thế mạnh của đơn vị mình để tạo nguồn thu, tăng thu nhập cho người lao động, chú ý hơn đến hiệu quả tài chính. Các đơn vị tự xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ kiểm soát chi tiêu. Hệ thống KSNB trở nên thực sự cần thiết để ngăn ngừa và phát hiện sai sót, gian lận, nâng cao hiệu quả sử dụng mọi nguồn lực của nhà trường.

3.3.3. Nơi đào tạo

Để cải cách kế toán khu vực công thành công tại các cơ sở đào tạo, đặc biệt là các Trường đại học cần đưa nội dung kế toán công vào chương trình giảng dạy nhiều hơn để người học có thể hiểu hơn về kế toán công. Đồng thời, các Trường cử cán bộ có chuyên môn trong lĩnh vực nghề nghiệp tham gia biên soạn các quy định về kế toán công đảm bảo quy định phù hợp với điều kiện Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

BCTC là một sản phẩm của kế toán nhằm cung cấp thông tin chung nhất về tình hình hoạt động, tình hình tài chính của một đơn vị cho các đối tƣợng sử dụng.

Trong những năm qua, do cơ chế quản lý tài chính của nước ta còn mang nặng tính bao cấp, các đơn vị công nói chung, các Trường cao đẳng nghề nói riêng hoạt động chủ yếu dựa vào NSNN cấp. Vì vậy, mục đích của BCTC chỉ nhằm mục đích phản ánh tình hình cấp và sử dụng NSNN chƣa cung cấp thông tin đầy đủ về tình hình tài chính, tình hình hoạt động của đơn vị.

Nghị định 16/2015 ra đời là một sự đổi mới trong cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các Trường cao đẳng nghề nói riêng, nhằm đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa hoạt động dạy nghề dần chuyển các Trường từ Ngân sách nhà nước bao quát toàn bộ sang Nhà nước cấp kinh phí một phần theo hướng đặt hàng, giao nhiệm vụ. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho chính các Trường là đổi mới công tác quản lý tài chính tại chính các Trường nhằm thu hút nguồn vốn đầu tƣ bên ngoài.

Trên cơ sở đó, cùng với việc đánh giá hệ thống BCTC của các Trường hiện hành, tác giả đã đưa ra giải pháp hoàn thiện BCTC của các Trường theo hướng tiếp cận chuẩn mực kế toán công quốc tế từ đó nâng cao chất lƣợng BCTC của các Trường, nhằm cung cấp thông tin hữu ích hơn cho các đối tượng sử dụng, nâng cao trách nhiệm giải trình của đơn vị.

Tuy nhiên, để có thể thực hiện được thì cần có sự hướng dẫn của các cơ quan Nhà nước, sự chủ động thay đổi từ chính các Trường và kết hợp đào tạo của các cơ sở đào tạo.

KẾT LUẬN

Mục tiêu nghiên cứu của tác giả là“ Hoàn thiện báo cáo tài chính áp dụng cho các trường cao đẳng nghề theo hướng tiếp cận chuẩn mực kế toán công quốc tế về BCTC „. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng từ đó đƣa ra giải pháp hoàn thiện BCTC của các Trường. Luận văn chưa đi phân tích, đánh giá được các nhân tố tác động đến quá trình hoàn thiện BCTC.

Luận văn làm đƣợc các điều sau đây: Hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về BCTC đang áp dụng tại các trương cao đẳng nghề; Hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về BCTC theo chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS); Đánh giá thực trạng BCTC của các Trường cao đẳng nghề từ đó đưa ra giải pháp xây dựng hệ thống BCTC mới theo hướng tiếp cận chuẩn mực kế toán quốc tế.

Tuy nhiên, do điểu kiện và khả năng có hạn, tác giả chỉ đƣa ra đƣợc những giải pháp để hoàn thiện BCTC theo ý kiến chủ quan của cá nhân, đề tài chƣa đi sâu nghiên cứu tìm các nhân tố tác động đến việc hoàn thiện BCTC tại các Trường. Từ những hạn chế trên của đề tài, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:

- Nghiên cứu các nhân tố tác động đến quá trình hoàn thiện BCTC tại các Trường theo hướng tiếp cận chuẩn mực kế toán quốc tế (cải cách kế toán);

- Nghiên cứu xây dựng hệ thống kế toán quản trị kết hợp cùng hệ thống kế toán tài chính áp dụng tại một trường từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu chung cho các Trường để nâng cao chất lượng BCTC của các Trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.

2. Hà Phước Vũ (2014), Hệ thống Báo cáo tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp Việt Nam - Nhìn từ chuẩn mực kế toán công quốc tế về trình bày báo cáo tài chính. Hội thảo khoa học: Kế toán khu vực công Tại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu, Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM, 2014.

3. Lê Thị Cẩm Hồng (2013), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp ở Việt Nam theo định hướng Chuẩn mực Kế toán công Quốc tế” , Luận văn thạc sĩ, Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM.

4. Luật số 01/2002/QH1, Luật NSNN, Quốc Hội ban hành ngày 16/12/2002;

5. Luật số 03/2003/QH11, Luật Kế toán, Quốc Hội ban hành ngày 17/06/2003;

6. Luật số 83/2015/QH13, Luật NSNN, Quốc Hội ban hành ngày 25/6/2015;

7. Luật số 88/2015/QH13, Luật Kế toán, Quốc Hội ban hành ngày 20/11/2015;

8. Mai Thị Hoàng Minh (2014), Vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế để trình bày báo cáo tài chính nhà nước theo mô hình tổng kế toán nhà nước, Hội thảo khoa học: Kế toán khu vực công Tại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu, Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM, 2014.

9. Nghị định số 128/2004/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước, Chính phủ ban hành ngày 31/05/2004;

10. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, Chính phủ ban hành ngày 14/02/2015

11. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Chính phủ ban hành ngày 25/4/2006;

12. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội.

13. Nguyễn Minh Tân (2015), Những điểm mới trong luật ngân sách nhà nước năm 2015, Bài đăng trên Tạp chí Tài chính số 8 kỳ 1-2015.

http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/nhung-diem-moi- trong-luat-ngan-sach-nha-nuoc-nam-2015-68484.html

14. Nguyễn Thị Hải Yến (2015), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường đại học công lập Việt Nam trong bối cảnh thực hiện cơ chế tự chủ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Ngày đăng:22/09/2015;

<http://www.khoahockiemtoan.vn/Category.aspx?newsID=662&AspxAutoD etectCookieSupport=1>

15. Kinh nghiệm quốc tế về báo cáo tài chính khu vực công và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, http://www.hoiketoanhcm.org.vn/vn/trao-doi/kinh-nghiem- quoc-te-ve-bctc-khu-vuc-cong-va-bai-hoc-cho-viet-nam/ truy cập ngày 26/8/2016.

16. Phan Thị Thúy Quỳnh (2012), Thiết lập hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại Học Kinh tế TP.HCM.

17. PGS.TS.Pham Văn Đăng, TS. Võ Thị Phương Lan (2012), Giáo trình chuẩn mực kế toán công quốc tế, Nhà xuất bản tài chính.

18. Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC Về việc ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính ban hành ngày 30/3/2006;

19. Thông tư số 185/2010/TT-BTC Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính, Bộ Tài chính ban hành ngày 15/11/2010

20. Thông tư số 23/2016/TT-BTC Hướng dẫn một số nội dung về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ Tài chính ban hành ngày 16/02/2016;

Tiếng Anh:

1. Lê Thị Nha Trang (2012). “Application of IPSAS standards to the Vietnamese govement accounting and financial statements”, Luận văn thạc sỹ, University of Tampere.

2. IPSASB, 2014. International public sector accounting standards board fact sheet.< http://www.ifac.org/public-sector/publications-resources>

PHỤ LỤC 1: MẪU BCTC THEO QUYẾT ĐỊNH 19/2006

Phụ lục 1.1. Bảng cân đối tài khoản (Mẫu B01-H);

Phụ lục 1.2. Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng (B02 - H);

Phụ lục 1.3. Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động (Mẫu F02 - 1H);

Phụ lục 1.4. Báo cáo chi tiết kinh phí dự án (Mẫu F02 - 2H);

Phụ lục 1.5. Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại KBNN (F02 - 3aH);

Phụ lục 1.6. Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách tại KBNN (F02 - 3bH);

Phụ lục 1.7. Báo cáo thu- chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh (B03 - H);

Phụ lục 1.8. Báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ (Mẫu B04 - H);

Phụ lục 1.9 Báo cáo số kinh phí chưa sử dụng đã quyết toán năm trước chuyển sang (Mẫu B05 - H);

Phụ lục 1.10. Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B06 - H);

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống BCTC áp dụng cho hệ thống các trường cao đẳng nghề thuộc bộ NN và PTNT theo hướng tiếp cận chuẩn mưc (Trang 97 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)