Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống BCTC áp dụng cho hệ thống các trường cao đẳng nghề thuộc bộ NN và PTNT theo hướng tiếp cận chuẩn mưc (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH ÁP DỤNG CHO CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

1.3. Hệ thống báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS1)

1.3.4. Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính

IPSASs và Khuôn mẫu lý thuyết kế toán công quốc tế đã thiết lập những đặc điểm định tính góp phần tãng tính hữu ích của thông tin đƣợc cung cấp trong báo cáo tài chính cho mục đích chung đối với người sử dụng thông tin như sau:

1.3.4.1. Tính dễ hiểu

Thông tin đưa ra trong báo cáo phải dễ hiểu để người sử dụng thông tin có thể hiểu được ý nghĩa chung. Thông tin đưa ra phải đảm bảo cho người sử dụng thông tin hiểu được các hoạt động của đơn vị và môi trường hoạt động của đơn vị và người sử dụng sẵn sàng nghiên cứu thông tin. Thông tin về những vấn đề tổng hợp không nên đưa vào báo cáo một cách tổng hợp làm cho người sử dụng thông tin không hiểu đƣợc.

1.3.4.2. Tính phù hợp và đáng tin cậy

Các thông tin thích hợp với người sử dụng khi nó giúp cho việc đánh giá sự kiện ở quá khứ, hiện tại và tương lai hoặc trong việc khẳng định hoặc tự điều chỉnh đánh giá trong quá khứ. Để đảm bảo đƣợc tính thích hợp, thông tin phải đƣợc phản ảnh cụ thể theo thời gian. Những ràng buộc đối với thông tin có tính phù hợp và đáng tin cậy là:

+Thời gian cung cấp thông tin kịp thời, nếu có một sự trì hoãn thái quá trong việc báo cáo thông tin thì sẽ làm mất tính thích hợp về thời gian của thông tin.Thông thường, việc cung cấp thông tin kịp thời là phải được tiến hành trước khi các giao dịch của đơn vị đƣợc các đối tƣợng bên ngoài biết và vì vậy độ tin cậy của thông tin không cao. Ngƣợc lại việc báo cáo thông tin bị chậm lại cho đến khi tất cả tình hình của đơn vị đƣợc biết thì thông tin có thể có độ tin cậy cao nhƣng ít có hữu ích cho người sử dụng thông tin để ra các quyết định trong khoảng thời gian quá độ.

Để đạt đƣợc sự cân bằng giữa tính phù hợp và độ tin cậy của thông tin cần phải có sự xem xét làm thế nào đó để có thể thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của người sử dụng thông tin.

+ Quan hệ giữa lợi ích và chi phí ràng buộc mang tính bao trùm. Lợi ích đƣa đến từ việc sử dụng thông tin phải lớn hơn chi phí cho việc tìm kiếm thông tin.Việc xác định lợi ích và chi phí là một vấn đề cần phải quan tâm. Thêm vào đó, chi phí

không phải lúc nào cũng được bỏ ra từ người hưởng lợi ích từ việc sử dụng thông tin đem lại cho người sử dụng nó chứ không phải là người mà thông tin đó định cung cấp cho. Chính vì vậy, rất khó đánh giá mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí trong một trườg hợp cụ thể. Mặc dù vậy, những người lập báo cáo tài chính cũng như người sử dụng báo cáo cần phải nhận biết được điều đó.

1.3.4.3. Tính trọng yếu

Tính phù hợp của thông tin phụ thuộc vào tính chất và tính trọng yếu của nó.

Thông tin là trọng yếu nếu như xác định sai hoặc bỏ sót nó sẽ ảnh hưởng đến quyết định hoặc đánh giá của người sử dụng thông tin trong báo cáo. Tính trọng yếu phụ thuộc vào tính chất và quy mô của các khoản mục hoặc mức độ các sai sót đã đƣợc đánh giá trong những tình huống sai sót cụ thể.

1.3.4.4. Tính trung thực

Thông tin trung thực là những thông tin không có các lỗi cơ bản hay bị bóp méo và nó có thể còn phụ thuộc vào người sử dụng để trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình của đơn vị. Tính trung thực còn đƣợc hiểu nhƣ sau:

+ Trình bày trung thực và hợp lý: Các thông tin trình bày trung thực các giao dịch và các sự kiện khác, nó cần đƣợc thể hiện phù hợp với thực chất của các giao dịch, sự kiện khác một cách hợp pháp và không chỉ phản ảnh đơn thuần theo hình thức hợp pháp của chúng.

+ Sự đúng đắn: Nếu thông tin thể hiện trung thực các giao dịch và sự kiện khác thì thông tin đó phải đƣợc tính toán và thể hiện đúng thực chất của nó, đúng với các hoạt động kinh tế và không chỉ phản ảnh đơn thuần theo hình thức hợp pháp của chúng. Sự đúng đắn của các giao dịch, sự kiện không phải lúc nào cũng gắn liền với hình thức hợp pháp của nó.

1.3.4.5. Tính trung lập

Thông tin trung lập là những thông tin không bị bóp méo. Báo cáo tài chính sẽ mất tính trung lập nếu nhƣ những thông tin trong đó đƣợc lựa chọn và thể hiện theo sự sắp đặt trước để làm ảnh hưởng đến việc ra quyết định hoặc điều chỉnh để đạt được kết quả định trước. Tính trung lập có liên quan đến sự thận trọng và đầy đủ. Sự thận trọng là sự tính đến cả mức độ ảnh hưởng trong việc thực hiện điều

chỉnh cần thiết khi tiến hành những tính toán trong những điều kiện không ổn định.

Trong những trường hợp đó, tài sản hoặc thu nhập không được phóng đại và các khoản nợ, chi phí không đƣợc cắt xén. Tuy nhiên tính thận trọng không cho phép đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập,đánh giá thấp hơn giá trị các khoản nợ phải trả và chi phí bởi vì các báo cáo tài chính sẽ không có tính trung lập và vì vậy nó không có tính thực tế. Ví dụ nhƣ ghi nhận các khoản dự trữ chƣa chắc chắn hoặc lập dự phòng sớm. Sự đầy đủ là thông tin trong báo cáo tài chính phải đảm bảo đƣợc đúng phạm vi và mức độ của nó.

1.3.4.6. Tính so sánh đƣợc

Thông tin trong các báo cáo tài chính có thể so sánh được khi người sử dụng thông tin nhận biết được những điểm tương tự và sự khác nhau giữa các thông tin đó với thông tin trong các báo cáo khác. Sự so sánh đƣợc áp dụng để: So sánh các báo cáo tài chính của các đơn vị khác nhau, và so sánh các báo cáo tài chính của một đơn vị ở các thời điểm khác nhau. Một điều quan trọng liên quan đến tính có thể so sánh được là người sử dụng thông tin phải biết được chính sách áp dụng trong quá trình lập báo cáo tài chính, sự thay đổi các chính sách đó và ảnh hưởng của việc thay đổi. Bởi vì người sử dụng thông tin mong muốn so sánh kết quả hoạt động của đơn vị qua các kỳ khác nhau. Cho nên trong báo cáo tài chính phải đƣa ra đươc thông tin tương ứng của các kỳ trước.Trừ khi một chuân mực kế toán công quốc tế cho phép hoặc có yêu cầu khác, những thông tin bằng số có thể so sánh được của kỳ kế toán trước phải được trình bày trên báo cáo trừ trường hợp đó là kỳ kế toán đầu tiên đơn vị mới áp dụng chuân mực này. Những thông tin có thể so sánh đƣợc bao gồm cả những thông tin miêu tả bằng lời khi nó liên quan đến việc xem xét báo cáo tài chính của kỳ kế toán hiện tại. Trong một số trường hợp thông tin miêu tả bằng lời ở báo cáo tài chính trong kỳ kế toán trước tiếp tục liên quan đến kỳ kế toán hiện tại. Ví dụ những thông tin của những cuộc tranh luận hợp pháp ở những ngày cuối cùng của kỳ kế toán trước chưa giải quyết thì những thông tin đó vẫn còn phải đƣợc giải quyết và đƣợc đƣa vào báo cáo của kỳ kế toán hiện tại. Đó là những thông tin rất hữu ích cho người sử dụng. Khi điều chỉnh cách trình bày hoặc phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính thì số liệu so sánh cũng phải được phân loại điều chỉnh cho phù hợp với nội dung các khoản mục; (trừ trường

hợp không thể phân loại đƣợc) để đảm bảo việc so sánh với kỳ kế toán hiện tại và phải chỉ rõ tính chất, số lượng, lý do phân loại lại. Trong trường hợp không thể phân loại lại số liệu thì cũng phải nêu rõ lý do và tính chất của những thay đổi nếu việc phân loại lại đƣợc thực hiện.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống BCTC áp dụng cho hệ thống các trường cao đẳng nghề thuộc bộ NN và PTNT theo hướng tiếp cận chuẩn mưc (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)