Cơ sở để xây dựng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống BCTC áp dụng cho hệ thống các trường cao đẳng nghề thuộc bộ NN và PTNT theo hướng tiếp cận chuẩn mưc (Trang 85 - 93)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH ÁP DỤNG

3.2. Thiết kế hệ thống BCTC theo hướng tiếp cận tiếp cận IPSAS

3.2.1. Cơ sở để xây dựng

Thứ nhất: Luật NSNN số 83/2015/QH13 đƣợc Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 9 ngày 25/6/2015;

Luật NSNN mới đã khẳng định số thu từ lệ phí và phí thực hiện nộp NSNN theo quy định của pháp luật. Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước. Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả (trao đổi ngang giá) khi được cung cấp dịch vụ công. Vì vậy, thuế và lệ phí đƣợc quy định là khoản thu bắt buộc thuộc NSNN. Còn đối với phí, chỉ thu vào NSNN đối với phần chênh lệch giữa thu và chi của một số loại phí; riêng học phí, viện phí Luật NSNN năm 2015 dự kiến chuyển sang giá dịch vụ, là doanh thu của các đơn vị cung cấp dịch vụ công, sẽ đƣợc quy định cụ thể và rõ ràng hơn trong các quy định cụ thể khác.

Thứ 2: Luật Kế toán số 88/2015/QH13 đƣợc Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 10 ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Điều 29, Luật kế toán 2015 đã quy định Báo cáo tài chính chung cho tất cả các đơn vị kế toán bao gồm: Báo cáo tình hình tài chính; Báo cáo kết quả hoạt động;

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính; Báo cáo khác theo quy định của pháp luật.

Thứ 3: Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; Theo đó, tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp theo 4 mức độ: (i) Tự chủ tài chính đối với đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; (ii) Tự chủ tài chính đối với đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên; (iii) Tự chủ tài chính đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí, được Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá, phí chƣa tính đủ chi phí); (iv) Tự chủ tài chính đối với đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc cấp có thẩm quyền giao, không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp). Các Trường cao đẳng nghề thuộc loại 3 “đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí, được Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá, phí chƣa tính đủ chi phí)”. Theo đó, quy định về tự chủ tài chính đƣợc quy định nhƣ sau

a) Tự chủ về tài chính

* Nguồn tài chính của đơn vị

- Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công;

- Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí đƣợc để lại chi theo quy định (phần được để lại chi hoạt động thường xuyên và chi mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị, tài sản phục vụ công tác thu phí);

- Nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chi phí chưa kết cấu trong giá, phí dịch vụ sự nghiệp công;

- Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có);

- Ngân sách nhà nước cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 12 Nghị định này (nếu có);

- Nguồn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.

* Sử dụng nguồn tài chính của đơn vị

+ Chi thường xuyên: Đơn vị được chủ động sử dụng các nguồn tài chính giao tự chủ quy định tại các Điểm a, Điểm b (phần được để lại chi hoạt động thường xuyên). Một số nội dung chi đƣợc quy định nhƣ sau:

- Chi tiền lương: Đơn vị chi trả tiền lương theo lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công. Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương, đơn vị tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ các nguồn theo quy định; trường hợp còn thiếu, ngân sách nhà nước cấp bổ sung;

- Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý: Căn cứ vào nhiệm vụ đƣợc giao và khả năng nguồn tài chính, đơn vị đƣợc quyết định mức chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý, nhưng tối đa không vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

+ Chi nhiệm vụ không thường xuyên: Đơn vị chi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật hiện hành đối với từng nguồn kinh phí quy định tại Điểm b (phần đƣợc để lại chi mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị, tài sản phục vụ công tác thu phí),

* Phân phối kết quả tài chính trong năm

+ Hàng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi hoạt động thường xuyên (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự nhƣ sau:

- Trích tối thiểu 15% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;

- Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do Nhà nước quy định;

- Trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi tối đa không quá 2 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị;

- Trích lập Quỹ khác theo quy định của pháp luật;

- Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu có) sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định đƣợc bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

+ Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ thực hiện trong năm, đơn vị được quyết định sử dụng theo trình tự sau: Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập; Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ khác (nếu có).

b) Tự chủ trong giao dịch tài chính + Mở tài khoản giao dịch

- Đơn vị sự nghiệp công được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản thu, chi hoạt động dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước. Lãi tiền gửi là nguồn thu của đơn vị và đƣợc bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hoặc bổ sung vào quỹ khác theo quy định của pháp luật, không đƣợc bổ sung vào Quỹ bổ sung thu nhập;

- Các khoản kinh phí thuộc ngân sách nhà nước, các khoản thu dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, các khoản thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí, đơn vị mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh.

+. Vay vốn, huy động vốn

Đơn vị sự nghiệp công có hoạt động dịch vụ đƣợc vay vốn của các tổ chức tín dụng, huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tƣ mở rộng và nâng cao chất lƣợng hoạt động sự nghiệp, tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Riêng các đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tƣ đƣợc vay vốn, huy động vốn để đầu tƣ, xây dựng cơ sở vật chất theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 Nghị định này. Khi thực hiện vay vốn, huy động vốn, đơn vị sự nghiệp công phải có phương án tài chính khả thi, tự chịu trách nhiệm trả nợ vay, lãi vay theo quy định; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hiệu quả của việc vay vốn, huy động vốn.

c) Nghĩa vụ tài chính, quản lý tài sản Nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp công

- Đơn vị sự nghiệp công có hoạt động dịch vụ thực hiện đăng ký, kê khai, nộp đủ thuế và các khoản thu ngân sách khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.

- Đơn vị sự nghiệp công có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

- Đơn vị sự nghiệp công có trách nhiệm xây dựng và ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ, gửi cơ quan quản lý cấp trên. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được Quy chế, trường hợp Quy chế có quy định không phù hợp với quy định của Nhà nước, cơ quan quản lý cấp trên có ý kiến bằng văn bản yêu cầu đơn vị điều chỉnh lại cho phù hợp. Sau thời hạn nêu trên, nếu cơ quan quản lý cấp trên không có ý kiến, đơn vị triển khai thực hiện theo Quy chế, đồng thời gửi cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi, giám sát thực hiện, Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để làm căn cứ kiểm soát chi.

d) Lập dự toán: Căn cứ tình hình thực hiện năm hiện hành, nhiệm vụ của năm kế hoạch, đơn vị lập kế hoạch về số lƣợng, khối lƣợng dịch vụ sự nghiệp công và dự toán thu, chi (bao gồm cả phần kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chƣa kết cấu đủ chi phí) báo cáo cơ quan quản lý cấp trên theo quy định. Đồng thời lập dự toán thu, chi phí theo pháp luật về phí, lệ phí, các nhiệm vụ không thường xuyên theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

e) Phân bổ và giao dự toán: Căn cứ lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công theo quy định, cơ quan quản lý cấp trên đặt hàng, giao kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị

-Thứ 4: Thông tư số 23/2016/TT-BTC ngày 16/02/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp công lập, theo đó các Trường cao đẳng nghề đủ điều kiện được Nhà nước xác định để giao tài sản cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp.

Theo đó việc quản lý tài sản của các đơn vị đƣợc thực hiện nhƣ sau + Về quản lý tài sản được nhà nước giao tại các đơn vị

- Các đơn vị đƣợc sử dụng tài sản để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước giao;

- Các đơn vị được cho thuê tài sản nhà nước nếu tài sản sử dụng chưa hết công suất; hoặc tài sản đƣợc xây dựng để cho thuê theo dự án đƣợc duyệt;

- Các đơn vị được được sử dụng tài sản nhà nước và mục đích liên doanh, liên kết

+ Về quản lý, sử dụng tiền thu đƣợc từ sản xuất, kinh doanh dịch vụ cho thuê, liên doanh, liên kết

Tiền thu đƣợc từ sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết tài sản nhà nước đơn vị phải hạch toán riêng và sử dụng để thanh toán các chi phí có liên quan, nộp tiền thuê đất, thuế và nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật. hoàn trả vốn huy động bao gồm cả lãi huy động vốn (trong trường hợp tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ nguồn huy động vốn). Số tiền còn lại đƣợc quản lý và sử dụng theo quy định.

3.2.2. Điều kiện xây dựng

3.2.2.1 Chuyển đổi cơ sở kế toán

Để vận dụng Nghị định 16/2015 có hiệu quả, đồng thời phù hợp với cải cách quản lý tài chính công từ việc bị động trong việc đƣợc ngân sách sang chủ động trong việc huy động ngân sách thông qua cung cấp dịch vụ công cho nhà nước. Để đảm bảo hoạt động có hiệu quả trong việc sử dụng nguồn ngân sách, đồng thời kêu gọi quá trình hợp tác, đầu tư từ đơn vị rất cần các Trường chủ động trong việc chuyển đổi cơ sở kế toán sang cơ sở dồn tích hoàn toàn.

3.2.2.2. Hoàn thiện chế độ kế toán

- Hệ thống chứng từ kế toán: Bổ sung hệ thống chứng từ chứng từ cho chỉ tiêu bán hàng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị;

- Hệ thống tài khoản kế toán: Phân loại và sắp xếp tài khoản vào các nhóm chƣa hợp lý, chƣa đúng bản chất của tài khoản; Tên gọi của loại tài khoản chƣa phản ánh bao quát các tài khoản trong nhóm. Đồng thời bổ sung một số tài khoản c n thiếu để theo dõi các nghiệp vụ phát sinh tại các đơn vị. Việc xây dựng lại hoặc bổ sung thêm các tài khoản nên dựa vào bản chất của các đối tƣợng kế toán.

Tài khoản loại 1 là tài khoản tài sản ngắn hạn: bao gồm các nhóm tài khoản tiền, đầu tƣ ngắn hạn, khoản phải thu,tạm ứng, hàng tồn kho. Trong đó cần bổ sung thêm các tài khoản sau đây:

Bảng 3.1: Bổ sung tài khoản loại 1 Số hiệu Tên tài khoản

129 Dự phòng giảm giá chứng khoán ngắn hạn 138 Phải thu khác

139 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 154 Chi phí sản xuất dở dang

159 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Trong đó TK 154 đƣợc bổ sung với mục đích để TK631 phản ánh đúng bản chất là TK tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, không có số dƣ và cho phí sản xuất dở dang cuối kỳ và đầu kỳ sẽ đƣợc thể hiện trên TK 154.

Đồng thời các TK thanh toán có số hiệu là 311 (theo hệ thống cũ) mang bản chất là các khoản phải thu thì nên sửa lại số hiệu cho giống với doanh nghiệp và đƣa vài tài khoản loại 1 chứ không phải là loại 3 nhƣ bây giờ.

- Tài khoản loại 2: sửa lại các TK tài sản dài hạn: bao gồm việc bổ sung các nhóm TK tài sản cố định, tài sản cố định cho thuê tài chính và đầu tƣ dài hạn khác. Các tài khoản cần bổ sung:

Bảng 3.2: Bổ sung tài khoản loại 2

Số hiệu Tên tài khoản 212 TSCĐ thuê tài chính 217 Bất động sản đầu tƣ 228 Đầu tƣ dài hạn khác

229 Dự phòng giảm giá đầu tƣ dài hạn 242 Chi phí trả trước dài hạn

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) - Tài khoản loại 3: Sửa đổi lại số hiệu TK loại 3, các TK loại 3 chỉ nên để phản ánh 1 đối tƣợng kế toán là nợ phải trả, bao gồm các TK phải trả về thu ngân sách, các khoản phải nộp cho nhà nước, phải trả công chức, viên chức, tạm ứng kinh phí,… Đồng thời chuyển đổi các tài khoản quỹ khen thưởng, phúc lợi và quỹ ổn

định thu nhập sang TK loại 3 (với 3 TK cấp 2 nhƣ trong doanh nghiệp). Các tài khoản cần bổ sung:

Bảng 3.3: Bổ sung tài khoản loại 3 Số hiệu Tên tài khoản

338 Phải trả, phải nộp khác 339 Dự phòng phải trả 343 Vay dài hạn 344 Nợ dài hạn

345 Qũy dự phòng trợ cấp mất việc làm

353 Qũy khen thưởng, phúc lợi và ổn định thu nhập

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) - Tài khoản loại 4: bổ sung thêm TK cấp 2 cho TK 421 “chênh lệch thu, chi chƣa xử lý” để phản ánh nội dung về chênh lệch thu, chi theo hoạt động chính của đơn vị HCSN, hoạt động chương trình, Dự án và các hoạt động khác. Đồng thời chuyển các TK quỹ khen thưởng, phúc lợi và ổn định thu nhập sang các tài khoản loại 3 (TK 3531, 3532, 3533) còn TK 4314 quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp nên đổi số hiệu lại là TK 414 (giống với quỹ đầu tƣ phát triển trong chế độ của doanh nghiệp).

- Tài khoản loại 5: bổ sung thêm TK cấp 2 cho TK 511 “các khoản thu” để phản ánh thu từ NSNN cho hoạt động, thu từ chương trình dự án để có thể thực hiện cách hạch toán như đối với hoạt động ĐĐH. Ngoài ra tương lai nên tách hoạt động SXKD ra, không nên lồng ghép quá nhiều hoạt động vào các TK 631 và 531, tuy nhiên hiện nay thì không nên thực hiện việc sửa đổi tách ra này vì hiện nay hoạt động SXKD trong các đơn vị HCSN chƣa có quy mô lỡn, nếu tách ra trong giai đoạn hiện nay có thể gây khó khăn cho các nhân viên kế toán vì có quá nhiều hoạt động trong một đơn vị.

Ngoài ra hệ thống TK cần đƣợc bổ sung thêm các TK và sổ kế toán phản ánh các tài sản hiện vật của Nhà nước, phần lớn các tài sản này chưa được ghi chép, quản lý một cách chặt chẽ.

- Bổ sung và điều chỉnh một số khoản ghi nhận và hạch toán để phù hợp với nguyên tắc kế toán, thông lệ kế toán quốc tế và chƣa phản ánh đúng bản

chất, ý nghĩa của nghiệp vụ

- Giá nhập kho: bao gồm giá mua và các khoản chi phí liên quan đến thu mua, vận chuyển

- Giá trị nguyên vật liệu đƣợc ghi nhận vào chi phí theo nguyên tắc phù hợp.

- Bổ sung các nghiệp vụ về lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, lập dự phòng giảm giá đầu tƣ chứng khoán, dự phòng nợ phải thu khó đòi.

- Qui định về kế toán chênh lệch tỷ giá nên thống nhất,

- Qui định khấu hao tài sản cố định dùng cho các hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị

- Qui định vốn hóa chi phí đi vay với các đơn vị;

- Ghi nhận và hạch toán nguồn kinh phí hoạt động (461) giống nhƣ nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của nhà nước (462). Tài khoản 46121 và 66121 cuối năm kết chuyển số dư qua tài khoản 4211 – Chênh lệch thu chi hoạt động thường xuyên.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống BCTC áp dụng cho hệ thống các trường cao đẳng nghề thuộc bộ NN và PTNT theo hướng tiếp cận chuẩn mưc (Trang 85 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)