CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH ÁP DỤNG
2.1. Tổng quan về tình hình và tổ chức và hoạt động các trường cao đẳng nghề
2.2.2. Đánh giá hệ thống BCTC hiện hành
- BCTC của các đơn vị được lập trên cơ sở Luật Kế toán và văn bản hướng dẫn, Chế độ kế toán HCSN ban hành theo Quyết định 19/2006/QĐ-BCT, thông tƣ số 185/2010/TT-BTC sửa đổi chế độ kế toán HCSN ban hành kèm theo Quyết định 19/2006. Nhƣ vậy, BCTC của đơn vị hiện nay đã đƣợc lập trên cơ sở đầy đủ những quy định mang tính chuẩn mực của hệ thống kế toán HCSN phù hợp với cơ chế tài chính công.
- BCTC của các đơn vị đƣợc đã đƣợc lập trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc chung của kế toán và dựa theo yêu cầu của Luật NSNN.
- BCTC của các đơn vị hiện nay đƣợc lập trên cơ sở pháp lý và có hệ thống.
Cơ sở pháp lý đƣợc xây dựng phù hợp với Luật kế toán, Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2.2.2.2 Hạn chế a) Về cơ sở kế toán
- Việc kết hợp cả cơ sở tiền mặt và cơ sở dồn tích trong hệ thống kế toán của các Trường hiện nay là phù hợp với bối cảnh quản lý tài chính công tại các đơn vị:
Các trường cao đẳng nghề là đơn vị sự nghiệp có thu, theo chức năng nhiệm vụ các Trường có thể tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nếu chỉ vận dụng chế độ kế toán trên cơ sở tiền mặt sẽ không đánh giá đƣợc hiệu quả sản xuất kinh doanh tại đơn vị. Vì vậy, hiện nay, các trường hạch toán trên cơ sở kết hợp cả cơ sở tiền mặt và cơ sở dồn tích. Toàn bộ quá trình tiếp nhận, sử dụng kinh phí NSNN và các khoản thu, chi hoạt động sự nghiệp về cơ bản đƣợc phản ánh trên cơ sở tiền mặt, các khoản thu, chi hoạt động sản xuất kinh doanh lại đƣợc phản ánh trên cơ sở dồn tích. Tuy nhiên, đến năm 2017, việc áp dụng cơ chế quản lý tài chính công mới theo Nghị định 16/2015 thì việc hạch toán nhƣ thế không còn phù hợp nữa.
b) Hệ thống kiểm soát nội bộ
Hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị hiện nay còn lỏng lẻo. Hiện nay chƣa có quy định về kiểm soát nội bộ áp dụng cho các Trường, hầu hết các trường hiện nay chƣa xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ cho đơn vị, việc thanh toán các khoản
chi ngân sách chỉ được kiểm soát thông qua Kho bạc nhà nước. Trong các đơn vị chỉ có Ban thanh tra nhân dân thực hiện giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật. Công tác kiểm tra nội bộ trong các đơn vị chƣa đƣợc đẩy mạnh.
c) Hệ thống chứng từ kế toán
Hệ thống chứng từ kế toán quy định thiếu chỉ tiêu bán hàng. Chế độ kế toán HCSN hiện hành là đã qui định rất rõ ràng, chi tiết danh mục chứng từ kế toán và trình bày các biểu mẫu chứng từ cho từng loại chứng từ cụ thể để hướng dẫn các đơn vị HCSN áp dụng. Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp được qui định gồm 4 chỉ tiêu: Chỉ tiêu lao động tiền lương;
Chỉ tiêu vật tƣ; Chỉ tiêu tiền tệ; Chỉ tiêu TSCĐ và chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác. Tuy nhiên, chứng từ cho chỉ tiêu bán hàng không đƣợc đề cập đến trong chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành. Trong khi đó nhiều đơn vị hành chính sự nghiệp cũng có các nghiệp vụ kinh doanh thương mại và bán hàng.
d) Hệ thống tài khoản kế toán
- Thứ nhất: Hệ thống tài khoản kế toán chƣa theo dõi đƣợc đầy đủ các đối tƣợng kinh tế phát sinh tại đơn vị. Bảng hệ thống tài khoản hiện nay còn thiếu một số tài khoản để theo dõi các đối tƣợng nhƣ: tài sản cố định thuê tài chính, các khoản dự phòng tài sản, các khoản dự phòng nợ phải trả, công cụ tài chính, các khoản tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả...Việc này gây lúng túng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến các đối tƣợng kinh tế kể trên không biết phải ghi nhận vào tài khoản nào.
- Thứ hai: Phân loại và sắp xếp tài khoản vào các nhóm chƣa hợp lý, chƣa đúng bản chất của tài khoản; Tên gọi của loại tài khoản chƣa phản ánh bao quát các tài khoản trong nhóm.
Tài khoản loại 1 “Tiền và vật tƣ” bao gồm các tài khoản tiền mặt, tiền gởi ngân hàng, tiền đang chuyển, đầu tƣ tài chính ngắn hạn, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa. Rõ ràng nhóm tài khoản này không chỉ có tiền và vật tư mà còn có cả đầu tư tài chính ngắn hạn. Tương tự, Tài khoản loại 2 “Tài sản cố định” nhƣng trong đó lại có tài khoản đầu tƣ tài chính dài hạn. Do đó, việc đặt tên loại tài khoản theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành cần xem xét lại
để tên gọi có thể bao quát các tài khoản trong nhóm.
Tài khoản 643 “Chi phí trả trước” thuộc nhóm loại 6 “Các khoản chi”. Tài khoản này nên đƣợc xếp vào nhóm tài sản thì hợp lý hơn. Tài khoản loại 3 “ Thanh toán” chế độ kế toán HCSN hiện hành gộp chung các khoản phải thu, phải trả vào cùng một nhóm tài khoản, gây khó khăn cho việc sử dụng tổng hợp các khoản tăng giảm khoản phải thu hoặc tăng giảm các khoản phải trả. Nguyên nhân của việc phân nhóm tài khoản không phù hợp với bản chất như chi phí trả trước, lẽ ra phải phân loại là tài sản nhƣng đƣợc phân loại là chi phí, xuất phát từ đối tƣợng nghiên cứu của kế toán HCSN là nguồn kinh phí và sự vận động của nguồn kinh phí. Quan điểm của kế toán HCSN hiện nay là tổng chi phí bằng tổng nguồn kinh phí, các chi phí trả trước còn lại chưa phân bổ hết cuối kỳ phải chuyển về tài khản chi phí loại 6.
Vì vậy, trước sau gì toàn bộ các khoản chi phí trả trước cũng sẽ được ghi nhận vào chi phí trong năm, nên chi phí trả trước thuộc loại 6. Tài khoản loại 3 vừa phản ánh khoản phải thu và vừa phản ánh khoản phải trả xuất phát từ quan điểm tiện lợi, sử dụng tài khoản lƣỡng tính của đơn vị hành chính sự nghiệp;
e) Nhiều nghiệp vụ được hướng dẫn ghi nhận và hạch toán chưa phù hợp với nguyên tắc kế toán, thông lệ kế toán quốc tế và chƣa phản ánh đúng bản chất, ý nghĩa của nghiệp vụ
- Giá nhập kho của hàng nhập kho theo qui định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành đƣợc tính theo giá thực tế nhƣng giá thực tế không bao gồm chi phí thu mua, vận chuyển. Các chi phí này đƣợc ghi nhận trực tiếp vào các tài khoản chi phí liên quan (tài khoản loại 6). Điều này vi phạm nguyên tắc giá gốc đƣợc ban hành tại điều 7 của Luật kế toán, các chi phí liên quan trực tiếp hàng tồn kho phải đƣợc ghi nhận vào giá trị hàng tồn kho.
- Giá trị nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tồn kho cuối năm thuộc kinh phí hoạt động đƣợc ghi nhận toàn bộ giá trị vào chi hoạt động (tài khoản 661). Theo chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSAS thì giá trị nguyên vật liệu đƣợc ghi nhận vào chi phí theo nguyên tắc phù hợp.
Các nghiệp vụ về lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, lập dự phòng giảm giá đầu tƣ chứng khoán, dự phòng nợ phải thu khó đòi chƣa đƣợc chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành đề cập đến. Việc đánh giá lại tài sản chỉ đƣợc thực hiện khi có quyết định của nhà nước. Việc này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thông
tin trên báo cáo tài chính các đơn vị hành chính sự nghiệp.
- Qui định về kế toán chênh lệch tỷ giá chƣa thống nhất, cụ thể khi nhận kinh phí hoạt động, kinh phí dự án do ngân sách nhà nước cấp bằng ngoại tệ, các khoản thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp khác và thu chƣa qua ngân sách bằng ngoại tệ, các khoản chi và giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định mua bằng ngoại tệ dùng cho hoạt động hành chính sự nghiệp, dùng cho hoạt động dự án đƣợc qui đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Bộ Tài chính công bố tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các khoản chi phí sản xuất kinh doanh và giá trị vật tƣ, dụng cụ, hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua bằng ngoại tệ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc qui đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố. Nhƣ vậy, trong cùng một đơn vị, cùng một nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhƣng lại qui định sử dụng hai tỷ giá khác nhau. Điều này dẫn đến bất cập trong việc hạch toán, làm chênh lệch số tiền đƣợc ghi nhận giữa tài khoản kế toán và chứng từ kế toán. Ví dụ nhƣ nghiệp vụ mua nguyên vật liệu bằng ngoại tệ, việc mua nguyên vật liệu sẽ không phân biệt mua nguyên vật liệu dùng cho hoạt động sự nghiệp hay hoạt động kinh doanh, vì vậy trên chứng từ kế toán sẽ thể hiện số tiền theo tỷ giá thực tế. Bất cập sẽ xảy ra trong việc hạch toán nếu giá trị nguyên vật liệu này đƣợc dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc đƣợc mua từ nguồn kinh phí do ngân sách cấp theo chế độ kế toán hiện hành phải ghi nhận theo tỷ giá do Bộ tài chính công bố mà tỷ giá này khác với số tiền thể hiện trên chứng từ kế toán.
- Qui định khấu hao tài sản cố định dùng cho các hoạt động sự nghiệp không tính giá trị hao mòn vào chi phí trong kỳ mà đƣợc ghi giảm nguồn hình thành tài sản cố định. Điều này ảnh hưởng đến việc xác định thậm dư hoặc thâm hụt thuần của đơn vị hành chính sự nghiệp.
- Các khoản chi phí đi vay đƣợc ghi nhận chi ngân sách hoặc chi hoạt động chƣa có qui định vốn hóa chi phí đi vay với các đơn vị hành chính sự nghiệp.
f) Báo cáo tài chính của các đơn vị đƣợc chƣa tính thậm dƣ và thâm hụt nhƣ IPSAS mà chỉ tính chênh lệch thu chi hoạt động do tiết kiệm kinh phí.
Theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị. Theo đó các Trường là đơn vị tự chủ một phần, tuy nhiên, tự chủ chỉ là tự chủ về các khoản chi, việc các nguồn thu tại đơn vị còn phụ thuộc chủ yếu vào NSNN.
Hàng năm, các đơn vị đƣợc các đơn vị dự toán cấp trên giáo dự toán để thực hiện nhiệm vụ thường xuyên và không thường xuyên tại đơn vị mình. Trên cơ sở số kinh phí NSNN cấp đó, các đơn vị chủ động và tiết kiệm trong chi phí cho các hoạt động tại đơn vị chênh lệch giữa số NSNN cấp và số chi tại đơn vị xác định là kinh phí do đơn vị tiết kiệm đƣợc. Việc cấp NSNN nhƣ vậy sẽ dẫn tới tình trạng các đơn vị không chủ động trong việc tạo nguồn thu mà chỉ chú trọng đến việc tiết kiệm kinh phí đôi lúc làm giảm hiệu quả công việc. Vì vậy, BCTC của các Trường hiện nay chỉ mang tính quyết toán NSNN đã sử dụng chƣa đánh giá đƣợc tình hình thu- chi tại đơn vị
g) BCTC của các đơn vị hiện nay còn rườm rà, phức tạp, chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, yêu cầu chất lƣợng của BCTC
- Hiện nay báo cáo tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp đƣợc lồng ghép chung với báo cáo quyết toán ngân sách. Báo cáo tài chính gồm có 6 báo cáo và 4 phụ biểu là quá nhiều báo cáo vì vậy thông tin cung cấp rời rạc, gây khó khăn cho người sử dụng thông tin.
- Trong hệ thống báo cáo trong các đơn vị hành chính sự nghiệp hiện nay không bao gồm Bảng cân đối kế toán, một trong những báo cáo quan trọng của hệ thống báo cáo tài chính trong chuẩn mực kế toán công quốc tế.
- Trong tất cả các báo cáo tài chính của đơn vị hiện nay chƣa có báo cáo phản ánh dòng tiền của đơn vị mà lại có nhiều báo cáo về quyết toán kinh phí, ngân sách đã sử dụng, đối chiếu kinh phí dự toán với kho bạc. Căn cứ vào những thông tin trên các báo cáo này, người đọc dễ thấy báo cáo tài chính hiện nay tại các đơn vị hành chính sự nghiệp hầu nhƣ chỉ cung cấp thông tin phục vụ cho việc quản lý ngân sách, chƣa thể hiện các thông tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh và dòng tiền của đơn vị một cách rõ ràng, gây trở ngại cho nhà quản lý trong việc đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng tạo ra dòng tiền trong quá trình hoạt động của các đơn vị
- Báo cáo “Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng”
và báo cáo “Thu chi hoạt động sự nghiệp và hoạt hoạt động sản xuất kinh doanh” là hai báo cáo độc lập cùng phản ảnh tình hình hoạt động đơn vị hành chính sự nghiệp. Vì vậy, thông tin về tình hình hoạt động đơn vị hành chính sự nghiệp đƣợc
công bố rời rạc, thiếu sự tổng hợp, người đọc không nhìn thấy được bức tranh tổng quát về tình hình hoạt động của các đơn vị hành chính sự nghiệp. Theo IPSASs các đơn vị công phải xác định thặng dƣ hoặc thâm hụt của đơn vị trong kỳ báo cáo. Nếu thực hiện theo IPSAS thì các đơn vị HCSN phải thể hiện toàn bộ các khoản thu chi của đơn vị trong quá trình hoạt động trên một báo cáo để tổng hợp thặng dƣ hoặc thâm hụt. Mặt khác, báo cáo “Chi tiết kinh phí hoạt động” thừa phần “ Kinh phí đƣợc sử dụng kỳ này” thực tế, hiện nay các đơn vị tự chủ sử dụng nguồn tài chính trong thực hiện nhiệm vụ nên các nội dung kinh phí sẽ do đơn vị tự quyết định, nên báo cáo này chỉ cần cột tổng cộng là đƣợc, không cần chi tiết cho các mã nội dung kinh tế.
h) Báo cáo tài chính đơn vị chƣa phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế.
Theo chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSAS, báo cáo tài chính khu vực công chỉ cần sử dụng 5 báo cáo sau đây là đủ cung cấp thông tin cần thiết và hữu ích cho người sử dụng.
Báo cáo tình hình tài chính (Bảng cân đối kế toán)
Báo cáo thặng dƣ hoặc thâm hụt (báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) Báo cáo sự thay đổi của vốn chủ hữu
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bảng thuyết minh báo cáo tài chính
i) Báo cáo tài chính đơn vị chưa hướng đến người sử dụng là công chúng, chƣa công khai minh bạch
Các trường cao đẳng nghề thực hiện công khai dự toán khi được giao dự toán và công khai quyết toán NSNN khi báo cáo quyết toán đƣợc phê duyệt. Số liệu và nội dung công khai theo mẫu biểu quy định tại thông tƣ 21/2005/TT-BTC ngày 22 tháng 03 năm 2005 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện qui chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ. Hiện nay, chƣa có quy định về công khai BCTC tại các đơn vị công lập.
k) Báo cáo tài chính đơn vị chƣa cung cấp thông tin hữu ích cho mục đích giải trình của đơn vị sử dụng nguồn lực công.
Chính vì thông tin đƣợc cung cấp trên báo cáo tài chính khu vực công không đầy đủ, không thể hiện thông tin tình hình tài chính, tình hình hoạt động, tình hình
lưu chuyển tiền tệ và các giải trình của đơn vị công nên báo cáo tài chính HCSN hiện nay chƣa phản ánh đƣợc các thông tin phục vụ cho mục đích giải trình hiệu quả hoạt động và sử dụng ngân sách nhà nước của đơn vị HCSN như thông tin về thặng dƣ, thâm hụt thuần, thông tin về hiệu quả sử dụng tài sản, sử dụng vốn v.v...Do cơ chế quản lý tài chính theo cấp ngân sách và tồn tại hai cơ sở kế toán cơ sở tiền và cơ sở dồn tích trong một đơn vị kế toán nên BCTC đơn vị HCSN không thể lập và trình bày báo cáo tài chính nhƣ một đơn vị tƣ. Báo cáo tài chính đơn vị HCSN hiện nay chỉ phục vụ cho nhu cầu quản lý ngân sách chƣa phục vụ nhu cầu công bố thông tin rộng rãi để quần chúng nhân dân đánh giá hiệu quả quản lý tài chính công của nhà nước.
2.2.2.3 Nguyên nhân
a) Cơ chế quản lý tài chính
Hiện nay, các Trường cao đẳng nghề đang áp dụng phương pháp quản lý tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP, cơ chế tài chính theo phương pháp tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Nguồn kinh phí trong các trường không hẳn là nguồn của các đơn vị, đó chỉ được hiểu là tiền của nhà nước giao cho đơn vị để thực hiện nhiệm vụ, đƣợc thể hiện qua các khoản chi và quá trình thanh quyết toán kinh phí;
theo đó, sau một kỳ sử dụng kinh phí, các khoản chi sẽ đƣợc quyết toán với nguồn kinh phí thông qua bút toán duyệt quyết toán. Tuy nhiên, không tính chất không chủ động về kinh phí, nên bút toán duyệt quyết toán đƣợc thực hiện vào đầu năm tiếp theo, chính điều này đã làm cho tài khoản chi (tài khoản loại 6) có số dƣ và tài khoản nguồn kinh phí (loại 4) cũng có số dƣ, nhƣng thực tế đây không phải là nguồn của đơn vị, mà đây chính là số kinh phí đã nhận, đã sử dụng nhƣng chƣa được quyết toán. Mặt khác, IPSAS 1 chỉ có thể được thực hiện ở các nước phát triển, khi mà nền tài chính công đã phát triển ở một mức độ nhất định, trong đó, mối quan hệ giữa ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí trong các đơn vị là mối quan hệ giữa bên đặt hàng và bên nhận thực hiện theo đơn hàng, các đơn vị hành chính sự nghiệp hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế, tự cân đối thu, chi . Kinh phí mà các đơn vị nhận đƣợc đƣợc xem là doanh thu, sau khi trừ đi các chi phí phải bỏ ra trong kỳ để thực hiện các nhiệm vụ mà nhà nước giao cho từng đơn vị, số thặng dƣ còn lại mới đƣợc xem là nguồn. Khi đó, khá dễ hiểu khi sử dụng yếu tố này để giải thích cho việc không thể lập đƣợc bảng cân đối kế toán trong các đơn vị.