Đặc điểm tài chính của các trường

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống BCTC áp dụng cho hệ thống các trường cao đẳng nghề thuộc bộ NN và PTNT theo hướng tiếp cận chuẩn mưc (Trang 62 - 66)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH ÁP DỤNG

2.1. Tổng quan về tình hình và tổ chức và hoạt động các trường cao đẳng nghề

2.1.5. Đặc điểm tài chính của các trường

Các trường cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đơn vị sự nghiệp có thu. Hiện nay, các Trường vẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Theo đó, các Trường thuộc đối tượng “Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động)”.

Các trường chịu chi phối của các quy định về pháp lý bao gồm:

- Luật NSNN đƣợc Quốc hội thông qua ngày 16/12/2002 tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XI;

- Luật Kế toán đƣợc Quốc hội thông ngày 17/6/2003 tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XI; Nghị định 128/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 “ Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước;

- Quyết định 19/2006/QĐ-BCT ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và Thông tƣ 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ;

- Nghị định 43/2006/NĐ-CP - ngày 25/4/2006 Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

2.1.5.1. Nguồn tài chính :

a) Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, gồm:

- Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (sau khi đã cân đối nguồn thu sự nghiệp); đƣợc cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán đƣợc cấp có thẩm quyền giao;

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với đơn vị không phải là tổ chức khoa học và công nghệ);

- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;

- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác);

- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất đƣợc cấp có thẩm quyền giao;

- Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định (nếu có);

- Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán đƣợc giao hàng năm;

- Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Kinh phí khác (nếu có).

b) Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, gồm:

- Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Thu từ hoạt động dịch vụ;

- Thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có);

- Lãi đƣợc chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng.

c) Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật.

d) Nguồn khác, gồm:

- Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị;

- Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

2.1.5.2 Nội dung chi a) Chi thường xuyên; gồm:

- Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc cấp có thẩm quyền giao;

- Chi phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí;

- Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả chi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trả vốn, trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật).

- Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

- Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;

- Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia;

- Chi thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác) theo giá hoặc khung giá do nhà nước quy định;

- Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quy định;

- Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất đƣợc cấp có thẩm quyền giao;

- Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định (nếu có);

- Chi đầu tƣ xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện các dự án đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài;

- Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết;

- Các khoản chi khác theo quy định (nếu có).

2.1.5.3. Quản lý tài chính :

Trường cao đẳng công lập thực hiện quản lý tài chính theo các quy định của pháp luật về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.

Trong phạm vi nguồn tài chính đƣợc sử dụng, trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và chế độ chi tiêu tài chính của Nhà nước hiện hành, nhà trường chủ động bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao; chủ động xây dựng các định mức chi tiêu phù hợp, đảm bảo được hoạt động thường xuyên, tăng cường công tác quản lý, sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng thu nhập cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên;

Đƣợc vay tín dụng ngân hàng, Quỹ hỗ trợ phát triển và các quỹ khác để mở rộng và nâng cao chất lƣợng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, tổ chức sản xuất, cung ứng dịch vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay;

Mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước để phản ánh các khoản kinh phí thuộc ngân sách nhà nước; mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng để phản ánh các khoản kinh phí thuộc nguồn thu sự nghiệp của trường; thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và được hưởng các quyền lợi về miễn, giảm thuế đối với các hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ có thu ;

Đƣợc trích lập và chủ động sử dụng các quỹ: Dự phòng ổn định thu nhập, Khen thưởng, Phúc lợi và Phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu;

Hàng năm, lập dự toán thu, chi báo cáo cơ quan quản lý nhà nước, Kho bạc nhà nước nơi trường mở tài khoản. Các khoản thu, chi thuộc ngân sách nhà nước phải được thể hiện trong tài khoản tại Kho bạc nhà nước theo đúng quy định hiện hành. Kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp, cuối năm chƣa chi hết đƣợc chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng;

Tổ chức công tác kế toán, thống kê, báo cáo tài chính và thực hiện công khai tài chính theo quy định của pháp luật. Các đơn vị có thu, có tƣ cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng của trường cao đẳng phải chấp hành chế độ báo cáo tài chính định kỳ với nhà trường theo đúng quy định của pháp luật. Các đơn vị trực thuộc

không có tƣ cách pháp nhân riêng phải thực hiện quản lý tài chính thông qua Phòng Kế hoạch - Tài chính (hoặc Phòng Kế toán - Tài vụ) của nhà trường;

Thực hiện chế độ kiểm toán; định kỳ tự tổ chức thanh tra, kiểm tra và đánh giá hiệu quả sử dụng, quản lý tiền vốn, tài sản; chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống BCTC áp dụng cho hệ thống các trường cao đẳng nghề thuộc bộ NN và PTNT theo hướng tiếp cận chuẩn mưc (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)