CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH ÁP DỤNG CHO CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
1.3. Hệ thống báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS1)
1.3.3. Nguyên tắc lập BCTC
Khi lập báo cáo tài chính cần phải đánh giá đƣợc khả năng hoạt động liên tục của đơn vị. Sự đánh giá này cần được tiến hành bởi những người có trách nhiệm lập báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính cần phải lập dựa trên cơ sở đơn vị đang hoạt động liên tục trừ khi đơn vị có ý định giải thể hoặc ngƣng hoạt động. Những người có trách nhiệm lập báo cáo tài chính phải nhận biết được sự bất ổn định liên quan đến các sự kiện hoặc điều kiện ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của đơn vị. Khi các báo cáo tài chính không đƣợc lập dựa trên cơ sở hoạt động liên tục thì điều này cần phải đƣợc trình bày rõ ràng cùng với cơ sở sử dụng để lập các báo cáo tài chính và lý do vì sao đơn vị không đƣợc coi là hoạt động liên tục. Các báo cáo tài chính thường được lập trên giả định rằng đơn vị đó hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động bình thường trong tương lai. Để đánh giá giả định hoạt động liên tục là hợp lý những người có trách nhiệm chuẩn bị lập báo cáo phải xem xét tất cả những thông tin sẵn có liên quan đến hoạt động trong tương lai ít nhất là 12 tháng sau khi các báo cáo tài chính đƣợc phê chuẩn. Mức độ xem xét tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và sự đánh giá giả định hoạt động liên tục hay không được khẳng định dựa trên kết quả kiểm tra khả năng có thể trả nợ đƣợc áp dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh. Có thể có những trường hợp kết quả kiểm tra tình trạng trả nợ là bất lợi nhƣng những nhân tố khác chỉ ra rằng đơn vị đó có thể hoạt động liên tục. Ví dụ nhƣ: Theo đánh giá một chính phủ hoạt động liên tục khi quyền để ấn định mức thu thuế đối với một số đơn vị đƣợc xem là hoạt động liên tục thậm chí chúng có thể hoạt động trong tình trạng bất lợi về tài sản thuần. Đối với một đơn vị độc lập, việc đánh giá báo cáo tình hình tài chính của nó ở ngày kết thúc kỳ kế toán có thể chỉ ra rằng nó không có khả năng hoạt động liên tục, tuy nhiên có thể có những hợp đồng tài trợ nhiều năm hoặc hợp đồng khác mà nó sẽ đảm bảo cho đơn vị đó tiếp tục hoạt động đƣợc. Khi đề cập đến tình trạng không có khả năng hoạt động liên tục chỉ liên quan đến từng đơn vị riêng lẻ khi đánh giá cơ sở hoạt động liên tục của nó, những người có trách nhiệm lập báo cáo tài chính cần phải xem xét nhiều yếu tố xung quanh hoạt động của đơn vị ở hiện tại cũng như trong tương lai, tiềm tàng cũng nhƣ tuyên bố tái cơ cấu đơn vị, ƣớc tính thu nhập hoặc tài trợ của
chính phủ và nguồn lực tiềm tàng đem lại từ việc cải tổ công tác tài chính để khẳng định rằng đơn vị hoạt động liên tục. (IPSAS1- đoạn 38 đến 41))
1.3.3.2. Trình bày nhất quán
Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính cần phải có sự nhất quán từ kỳ kế toán này sang kỳ kế toán khác trừ khi: Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của đơn vị hoặc khi xem xét lại việc trình bày báo cáo tài chính cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện phát sinh; hoặc có sự thay đổi trong việc trình bày do yêu cầu của một chuẩn mực kế toán công quốc tế khác. (IPSAS1- đoạn 42-44)
1.3.3.3.Trọng yếu và tổng hợp
Những khoản mục có tính chất trọng yếu đƣợc trình bày riêng biệt trên báo cáo tài chính. Những khoản mục trọng yếu phản ảnh quy mô khác nhau nhƣng có cùng tính chất có thể đƣợc tập hợp lại. Những khoản mục không trọng yếu đƣợc tập hợp lại với những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng. Báo cáo tài chính là kết quả của quá trình phân loại tập hợp một số lƣợng lớn các giao dịch theo tính chất hoặc chức năng của chúng. Giai đoạn cuối cùng trong quá trình phân loại tổng hợp số liệu theo các khoản mục ở các dòng tương ứng trên báo cáo tài chính hoặc giải trình báo cáo tài chính. Nếu khoản mục nào đó không trọng yếu thì đƣợc cộng gộp với các khoản mục khác ở trong báo cáo tài chính hoặc giải trình báo cáo tài chính. Những thông tin đƣợc coi là trọng yếu nếu thiếu thông tin đó thì có ảnh hưởng lớn đến việc đánh giá và ra quyết định của người sử dụng báo cáo trong việc quản lý, phân bổ nguồn lực và hoạt động của đơn vị. Tính trọng yếu phụ thuộc vào quy mô và tính chất của các khoản mục trong từng tình huống cụ thể. Để quyết định một khoản mục hoặc một tập hợp các khoản mục là trọng yếu thì cần phải xem xét cả về quy mô và tính chất của khoản mục đó. Tùy theo từng tình huống cụ thể, quy mô hoặc tính chất của các khoản mục có thể là nhân tố quyết định tính trọng yếu.
Ví dụ, thu nhập của cá nhân hoặc các khoản họ nhận đƣợc có cùng tính chất và chức năng đƣợc tập hợp thành một khoản mục thậm chí giá trị của nó rất lớn. Tuy vậy, những khoản mục lớn mà khác nhau về tính chất hoặc chức năng phải đƣợc phản ảnh riêng biệt trên báo cáo tài chính. Nguyên tăc trọng yếu chỉ ra rằng, không nhất thiết phải tuân theo những yêu cầu của các chuân mực kế toán công quốc tế
nếu thông tin không trọng yếu. (IPSAS1- đoạn 45-47) 1.3.3.4. Bù trừ
Tài sản và các khoản nợ phải trả không đƣợc bù trừ với nhau trừ khi chuân mực kế toán công quốc tế khác yêu cầu hoặc cho phép. Các mục thu nhập và chi phí thông thường không được bù trừ với nhau, trừ khi: Một chuân mực kế toán công khác yêu cầu hoặc cho phép; hoặc các khoản lãi, lỗ và chi phí liên quan đến các giao dịch, sự kiện có cùng tính chất và không tách riêng được. Cần phải lưu ý rằng các khoản mục tài sản và các khoản nợ phải trả, thu nhập và chi phí phải đƣợc phản ảnh riêng biệt trên báo cáo tài chính. Việc bù trừ thực hiện trên báo cáo tài chính hoặc báo cáo kết quả hoạt động (ngoại trừ việc bù trừ phản ảnh bản chất của các giao dịch hoặc các sự kiện) sẽ làm giảm khả năng hiểu biết của người sử dụng thông tin trong việc đánh giá các giao dịch của đơn vị thực hiện và đánh giá luồng tiền trong tương lai của đơn vị đó. Thu nhập liên quan đến các giao dịch trao đổi đƣợc thực hiện ở mức giá hợp lý đã nhận hoặc sẽ phải trừ đi số lƣợng chiết khấu hoặc giảm giá mà đơn vị đã thỏa thuận. Trong quá trình hoạt động thông thường, đơn vị thực hiện những giao dịch khác mà nó không sinh ra thu nhập nhƣng nó liên quan đến hoạt động chính sinh ra thu nhập thì kết quả của các giao dịch đó cần phải đƣợc trình bày, nếu cách trình bày phản ánh bản chất của giao dịch hoặc sự kiện bằng cách khấu trừ vào thu nhập các chi phí liên quan phát sinh trong cùng một giao dịch. Ví dụ: Những khoản lãi, lỗ đƣợc trình bày ở phần tài sản ngăn hạn, bao gồm các khoản đầu tƣ và tài sản hoạt động đƣợc trình bày bằng cách lấy số tổng giá trị tài sản trừ đi các chi phí thanh lý và bán hàng liên quan; Những chi phí hoàn trả theo hợp đồng thỏa thuận với bên thứ ba đƣợc trình bày theo giá trị thuần sau khi trừ đi các khoản trả tương đương; Những khoản mục bất thường có thể được trình bày theo giá trị thuần của các khoản thuế liên quan và lợi ích của cổ đông thiểu số, còn số tổng cộng đƣợc trình bày trên giải trình báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, những khoản lãi, lỗ phát sinh từ một nhóm các giao dịch tương đương cũng được trình bày theo giá trị thuần, ví dụ lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá và mua bán các công cụ tài chính vì mục đích thương mại. Tuy nhiên các khoản lãi, lỗ như vậy cũng có thể phải trình bày riêng biệt trên báo cáo nếu quy mô và tính chất hoặc tác động của các hoạt động đó đƣợc chỉ rõ. (IPSAS1- đoạn 48-52)