Đánh giá thành quả các trung tâm trách nhiệm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải (Trang 36 - 42)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM

1.4 Đánh giá thành quả các trung tâm trách nhiệm

Để đo lường đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm căn cứ vào hai chỉ tiêu: Chỉ tiêu kết quả (effectiveness) và chỉ tiêu hiệu quả (efficiency).

Chỉ tiêu kết quả là mức độ trung tâm trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ đề ra, có thể là số tuyệt đối hay số tương đối. Ví dụ như: Mức doanh thu cần đạt được tại trung tâm doanh thu, mức tỷ lệ lợi nhuận tại trung tâm lợi nhuận hoặc kết quả thực hiện thực tế so với kế hoạch của các bộ phận....

Còn đối với chỉ tiêu hiệu quả, là tỷ lệ so sánh giữa tổng đầu ra và tổng đầu vào của một trung tâm trách nhiệm. Thể hiện kết quả thực tế đạt được so với các nguồn lực được sử dụng để tạo ra kết quả đó, có ngh a là trung bình kết quả mang lại trên mỗi đơn vị đầu vào, như chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn, trên tài sản...

1.4.1 Đánh giá thành quả của trung tâm chi phí

Quyền hạn và trách nhiệm của trung tâm chi phí được thể hiện cơ bản qua hai chỉ tiêu:

Tổng chi phí: Chỉ tiêu này cho thấy quy mô tài chính trong hoạt động và phạm vi trách nhiệm của trung tâm chi phí. Có thực hiện dduocj mức chi phí theo mục tiêu chung trong kỳ kế hoạch hay không.

Tỷ lệ chi phí trên doanh thu: Chỉ tiêu này cho thấy hiệu suất tài chính của trung tâm chi phí.

Chênh lệch chi phí = Chi phí thực tế - Chi phí dự toán Chênh lệch tỷ

lệ chi phí trên doanh thu

=

Chi phí thực tế

-

Chi phí dự toán Doanh thu ước tính Doanh thu dự toán

Như vậy, trách nhiệm của trung tâm chi phí đối với mục tiêu chung được thể hiện qua những khía cạnh sau:

Hoàn thành kế hoạch sản xuất đáp ứng sản phẩm đầy đủ cho nhu cầu tiêu thụ, đảm bảo thực hiện kế hoạch sản xuất trong mối quan hệ với kế hoạch tiêu thụ và kiểm soát được định mức, dự toán chi phí.

Kiểm soát chi phí trong mối quan hệ với doanh thu ước tính, góp phần giảm tỷ lệ chi phí trên doanh thu để gia tăng lợi nhuận cho toàn tổ chức.

Xác định nguyên nhân khách quan, chủ quan tác động đến tình hình thực hiện các định mức và dự toán chi phí.

Bảng 1.1: Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm chi phí Khoản mục chi phí Dự

toán

Thực tế

Dự toán điều chỉnh

theo sản lƣợng tiêu thụ thực tế

Chênh lệch phản

ánh kết quả hoạt

động

Chênh lệch

1 CP NVL trực tiếp 2 CP NC trực tiếp

3 Biến phí sản xuất chung 4 Định phí sản xuất chung

Cộng

(Nguồn: Kế toán quản trị doanh nghiệp, Nguy n Ngọc Quang, 2011) Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm chi phí là bảng so sánh chi phí thực hiện và chi phí dự toán, đồng thời có thể phân tích ảnh hưởng theo từng nhân tố cấu thành chi phí.

1.4.2 Đánh giá trách nhiệm của trung tâm doanh thu

Quyền hạn và trách nhiệm của trung tâm doanh thu được thể hiện cơ bản qua hai chỉ tiêu:

Tổng doanh thu: Chỉ tiêu này cho thấy quy mô tài chính trong hoạt động và phạm vi trách nhiệm của trung tâm doanh thu.

Tỷ lệ lợi nhuận trên doan thu: Chỉ tiêu này cho thấy hiệu suất tài chính của trung tâm doanh thu.

Qua các chỉ tiêu này nhằm đánh giá xem DT của trung tâm có đạt được mức doanh thu như dự toán hay không? Tìm hiểu các nguyên nhân tác động đến việc thực hiện mục tiêu.

Chênh lệch doanh thu = Doanh thu thực tế - Doanh thu dự toán Chênh lệch tỷ

lệ lợi nhuận trên doanh thu

=

Lợi nhuận thực tế -

Lợi nhuận dự toán Doanh thu ước tính Doanh thu dự toán

Ngoài ra, đối với trung tâm doanh thu còn có thể khảo sát thêm chỉ tiêu tỷ lệ chi phí của bộ phận trên doanh thu bộ phận để đánh giá tốt hơn thành quả tài chính của trung tâm doanh thu.

Như vậy, trách nhiệm của trung tâm doanh thu đối với mục tiêu chung được thể hiện như sau:

Hoàn thành dự toán về tiêu thụ sản phẩm.

Kiểm soát sự gia tăng chi phí trong mối quan hệ với doanh thu, đảm bảo tốc độ của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí nhằm đảm bảo một hiệu suất lợi nhuận trên doanh thu.

Xác định nguyên nhân khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến việc thực hiện dự toán tiêu thụ và phát sinh của chi phí của các bộ phận trong kỳ kế hoạch.

Nếu trung tâm doanh thu được toàn quyền định giá bán, số lượng sản phẩm tiêu thụ thì trách nhiệm sẽ được đánh giá trên doanh thu tạo ra. (Phụ lục 3)

Nếu chính sách giá bán được xác định bên ngoài trung tâm doanh thu ( cấp công ty), khi đó, các nhà quản trị trung tâm doanh thu sẽ chịu trách nhiệm về số lượng và kết cấu mặt hàng bán ra.

Bảng 1.2: Báo cáo thành quả doanh thu trong trường hợp nhà quản trị trung tâm doanh thu không đƣợc quyền định giá bán.

(Nguồn : Kế toán quản trị, Đoàn Ngọc Quế cùng cộng sự, 2011) DT có

thể kiểm soát

Thực tế Chênh lệch khối

lƣợng tiêu thụ Dự toán

SL SP tiêu

thụ (sp)

Đơn giá bán (ngđ/sp)

DT (ngđ)

SL SP tiêu

thụ (sp)

Đơn giá bán (ngđ/sp)

DT (ngđ)

SL SP tiêu

thụ (sp)

Đơn giá bán (ngđ/sp)

DT (ngđ)

SP A (...) (...) (...) (...) (...) (...) (...) (...) (...) SP B (...) (...) (...) (...) (...) (...) (...) (...) (...) Tổng

cộng (...) (...) (...) (...) (...) (...) (...) (...) (...)

1.4.3 Đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận

Mục tiêu của trung tâm LN là tối đa hóa lợi nhuận, để tối đa hóa lợi nhuận thì vừa phải tăng doanh thu đồng thời giảm chi phí. Do vậy, trách nhiệm của trung tâm LN không chỉ dừng ở doanh thu mà có trách nhiệm cả về chi phí. Đồng thời ngoài các chỉ tiêu sử dụng ở hai trung tâm trên còn sử dụng các chỉ tiêu như sau:

Tổng lợi nhuận: Chỉ tiêu này đo lường quy mô và phạm vi trách nhiệm trung tâm kinh doanh. So sánh mức lợi nhuận thực hiện với kế hoạch về số tương đối và số tuyệt đối.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn phân cấp: Chỉ tiêu này thể hiện hiệu suất của trung tâm kinh doanh.

Chênh lệch lợi nhuận = Lợi nhuận thực tế - Lợi nhuận dự toán Chênh lệch tỷ lệ lợi

nhuận trên vốn = Lợi nhuận thực tế

- Lợi nhuận dự toán Vốn hoạt động ước tính Vốn hoạt động dự toán Đồng thời, nội dung quan trọng để đánh giá trung tâm LN đó là khả năng sinh lời và tính hiệu quả của trung tâm thông qua các chỉ tiêu: Tỷ lệ lợi nhuận góp, lợi nhuận bộ phận, tỷ lệ LN trên doanh thu bộ phận ( Phạm văn Đăng, 2011).

Tỷ lệ lợi

nhuận góp = Lợi nhuận góp

Doanh thu

Lợi nhuận bộ phận = Lợi nhuận góp - Định phí bộ phận Tỷ lệ lợi nhuận

bộ phận =

Lợi nhuận bộ phận Doanh thu

Các chỉ tiêu này, thể hiện mức đóng góp của từng bộ phận vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Qua chỉ tiêu này, các nhà quản trị có thể đánh giá hiệu quả hoạt động cũng như khả năng sinh lời của từng bộ phận vào doanh nghiệp, từ đó có những chính sách, quyết định kinh doanh phù hợp.

Bảng báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận, bằng cách so sánh kết quả thực hiện với dự toán. Từ đó căn cứ vào kết quả chênh lệch đó để đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động.

Bảng 1.3: Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận.

Chỉ tiêu Dự

toán

Thực tế

Dự toán điều chỉnh theo sản lƣợng tiêu

thụ thực tế

Chênh lệch phản ánh kết quả hoạt

động

Chênh lệch phản ánh

hiệu quả hoạt động 1, Doanh thu

2, Biến phí sản xuất 3, Số dư đảm phí SX = (1) – (2)

4, Biến phí BH và QLDN

5, Số dƣ đảm phí bộ phận = (3) – (4) 6, Định phí bộ phận kiểm soát được

7, Số dƣ bộ phận kiểm soát đƣợc

8, Định phí bộ phận không kiểm soát được 9, Số dƣ bộ phận 10, Chi phí chung của công ty phân bổ

11, LN trước thuế

= (9) – (10)

(Nguồn: Kế toán quản trị doanh nghiệp, Nguy n Ngọc Quang, 2011) Bảng 1.3 cho thấy, để đánh giá trách nhiệm của từng trung tâm lợi nhuận, người ta có thể so sánh kết quả thực hiện với dự toán hoặc so sánh tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu với tỷ lệ chung của toàn đơn vị hay ngành.

Như vậy, trách nhiệm ở trung tâm LN cần phải hoàn thành các vấn đề sau:

Đảm bảo mức lợi nhuận.

Đảm bảo được sự gia tăng tốc độ lợi nhuận cao hơn sự gia tăng tốc độ về vốn.

Ngoài ra, đối với trung tâm lợi nhuận trách nhiệm còn được thể hiện ở việc hoàn thành trách nhiệm về chi phí, doanh thu như ở trung tâm chi phí và trung tâm doanh thu như phần trên.

1.4.4 Đánh giá thành quả của trung tâm đầu tƣ

1.4.4.1 Chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn đầu tƣ (ROI–Return on investment) Các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của trung tâm đầu tư bao gồm: Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (Return on Investment – ROI): Là tỷ số giữa lợi nhuận thuần trên vốn đầu tư đã bỏ ra. (PGS.TS Phạm Văn Đăng, 2011)

Tỷ lệ hoàn vốn

đầu tư ROI = Lợi nhuận

Vốn đầu tư

Sử dụng chỉ tiêu ROI để đánh giá hai nội dung: Thứ nhất, đánh giá hiệu quả đầu tư của các trung tâm đầu tư và các doanh nghiệp có vốn đầu tư khác nhau, từ đó phân tích hiệu quả sử dụng vốn. Thứ hai, sử dụng chỉ tiêu ROI để tìm ra các nhân tố tác động đến hiệu quả quản lý, nhằm tìm ra các giải pháp cho kết quả kinh doanh tốt hơn.

Chênh lệch tỷ lệ

lợi nhuận trên vốn = Lợi nhuận thực tế

= Lợi nhuận

X Doanh thu Vốn hoạt động ước tính Doanh thu Vốn đầu tư Chỉ tiêu ROI tổng hợp từ hai chỉ tiêu: Tỷ suất sinh lời trên doanh thu và tỷ lệ doanh thu trên vốn (số vòng quay của vốn). Như vậy, để ROI cao cần sử dụng các biện pháp để tăng ROI như: Tăng doanh thu, giảm chi phí hoặc giảm vốn đầu tư.

Chỉ tiêu ROI là cơ sở cho việc lựa chọn đầu tư, như khi có quyết định mở rộng đầu tư nên ưu tiên bộ phận có ROI cao. Ngoài ra, chỉ tiêu ROI còn được sử dụng để so sánh quá trình hoàn vốn giữa các trung tâm đầu tư khác nhau, cũng như giữa các bộ phận khác nhau trong công ty. Tuy nhiên nếu chỉ xét chỉ tiêu ROI sẽ không đủ chính xác cho nhà đầu tư quyết định nên đầu tư vào trung tâm hay không? Vì vậy nhà quản trị cần xét thêm chỉ tiêu RI để đưa ra quyết định chính xác hơn.

1.4.4.2 Chỉ tiêu lợi nhuận còn lại ( RI – Residual income)

Lợi nhuận còn lại ( RI – Residual income): Là phần còn lại của LN hoạt động sau khi trừ đi LN mong muốn tối thiểu từ tài sản được đầu tư của trung tâm đầu tư.

LN còn lại = LN - (Vốn đầu tư mong muốn x ROI mong muốn).

Chỉ tiêu RI, có thể đánh giá đúng kết quả của trung tâm đầu tư, vì chỉ tiêu này cho biết LN thực tế đã mang về là bao nhiêu sau khi trừ đi các khoản chi phí sử dụng vốn để có được LN. RI càng lớn thì LN tạo ra càng nhiều hơn lợi nhuận mong muốn tối thiểu, khi đó thành quả ở trung tâm đầu tư càng được đánh giá cao. Ngoài ra còn một chỉ tiêu để đánh giá trung tâm đầu tư đó là chỉ tiêu Giá trị gia tăng.

Giá trị kinh tế tăng thêm ( Economic value edded – EVA). Sử dụng EVA cho việc lập kế hoạch chiến lược, đo lường hiệu suất và bồi thường. EVA là lợi nhuận thu được vượt quá lợi nhuận tối thiểu theo yêu cầu của tất cả các đóng góp, các khoản nợ và vốn cổ phần. Nó được tính toán từ các điều chỉnh đơn giản để chuyển đổi giá trị sổ sách trên báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán cho một cơ sở kinh tế. Điều quan trọng trong việc phân tích các khoản đầu tư tiềm năng, xác định giá trị bằng cách chiết khấu EVA giá trị hiện tại bằng giá trị truyền thống hiện tại ròng của dòng tiền, nhưng EVA cung cấp các lợi ích gia tăng cho các nhà quản lý để có cái nhìn rõ ràng trong việc khuyến khích các quyết định đầu tư.

EVA = Lợi nhuận phân chia thông thường ± Điều chỉnh kế toán - chi phí vốn trên tài sản phân chia.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)