CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
1.5 Một số lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu kế toán trách nhiệm
1.5.1 Lý thuyết đại diện (Agency theory)
Theo Jensen and Mec-kling (1976), Lý thuyết đại diện đề cập đến mối quan hệ hợp đồng giữa một bên là người chủ sở hữu vốn của công ty và một bên khác là người quản lý – người đại diện thực hiện các quyết định của công ty. Lý thuyết đại diện nêu ra vấn đề chính là làm thế nào để người đại diện làm việc vì lợi ích cao nhất cho người chủ khi họ có lợi thế về thông tin hơn người chủ và có những lợi ích khác với lợi ích của những ông chủ này. Lý thuyết đại diện xác định mối quan hệ đại diện (hay quan hệ ủy thác) như là quan hệ hợp đồng mà theo đó các cổ đông (những người chủ -principals), bổ nhiệm, chỉ định người khác, người quản lý công ty (người đại diện -agents), để thực hiện việc quản lý công ty cho họ bao gồm cả việc trao thẩm quyền để ra quyết định, định đoạt tài sản của công ty. Đồng thời lý thuyết đại diện cũng cho rằng, nếu cả hai bên trong mối quan hệ này (cổ đông và người quản lý công ty) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, thì có cơ sở để tin rằng người quản lý công ty sẽ không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho
người chủ, tức các cổ đông. Mối quan hệ đại diện còn thể hiện trong mối quan hệ giữa nhà quản lý cấp cao với nhà quản lý các cấp thấp hơn trong hệ thống phân quyền, giữa nhà quản lý với người trực tiếp sử dụng các nguồn lực của tổ chức.
Lý thuyết đại diện cho rằng xung đột sẽ phát sinh khi thông tin không đầy đủ và bất cân xứng giữa chủ thể và đại diện trong công ty. Cả hai bên có lợi ích khác nhau và vấn đề này được giảm thiểu bằng cách sử dụng các cơ chế thích hợp để có thể hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa cổ đông và người quản lý công ty, thông qua thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho các nhà quản trị, và thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế những hành vi không bình thường, tư lợi của người quản lý công ty. Bên cạnh mâu thuẫn giữa chủ thể và đại diện còn có mâu thuẫn giữa các cổ đông và chủ nợ, những chủ nợ cho công ty vay với mục đích là để chủ sở hữu công ty (cổ đông) đại diện họ đầu tư và đem lại lợi ích cho cả hai. Tuy nhiên, khi cả hai bên đều mong muốn lợi ích tốt nhất cho mình mà không ngh đến lợi ích chung thì d dẫn đến xung đột. Nên cần có một quy định, thống nhất, rõ ràng giữa nhà đầu tư (chủ nợ) với người đại diện (cổ đông).
Lý thuyết đại diện giải thích vì sao phải áp dụng hệ thống KTTN trong DN và đối với các công ty cổ phần, công ty niêm yết hệ thống KTQT cần cung cấp những thông tin gì để đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư và các cổ đông. Nhất là trong điều kiện Việt Nam khi chưa có một thị trường chứng khoán phát triển hoàn chỉnh thì các thông tin KTQT DN cung cấp chính xác và đầy đủ thực sự có ý ngh a đối với các nhà đầu tư.
Lý thuyết đại diện là cơ sở để xây dựng các báo cáo nội bộ trong DN, các báo cáo đánh giá trách nhiệm phù hợp với hệ thống phân quyền trong các DN Việt Nam.
1.5.2 Lý thuyết chủ sở hữu (Proprietary Theory)
Theo lý thuyết chủ sở hữu, xem chủ sở hữu là trung tâm của kế toán, những vấn đề mà chủ sở hữu quan tâm đều được kế toán ghi chép và phản ánh trên sổ sách kế toán và báo cáo tài chính. Mục tiêu chính của lý thuyết chủ sở hữu là việc xác định và phân tích giá trị ròng của chủ sở hữu. Theo đó, công thức cân bằng của kế toán là:
Tài sản - Nợ = Vốn chủ sở hữu
Các nguyên tắc và phương pháp của kế toán tất cả đều được xây dựng trên quan điểm của người chủ sở hữu, phục vụ mong muốn của họ là tối đa hóa tài sản của họ trong công ty.
Lý thuyết chủ sở hữu có rất sớm và ảnh hưởng rất lớn đến các thông lệ kế toán như:
Chi phí lãi vay được ghi nhận như một chi phí nhưng cổ tức lại được xem là một sự phân phối lợi nhuận.
Phương pháp vốn chủ sở hữu trong kế toán các khoản đầu tư xác định giá trị các khoản đầu tư tăng, giảm theo lợi nhuận có được tại doanh nghiệp nhận đầu tư theo tỷ lệ lợi ích của nhà đầu tư – chính là chủ sở hữu.
Lý thuyết chủ sở hữu hình thành trong giai đoạn các doanh nghiệp còn có quy mô nhỏ và dưới các hình thức tư nhân hoặc hợp danh. Khi các công ty hình thành với quy mô mở rộng, đại chúng, nhiều vấn đề đặt ra cho lý thuyết này: Trong công ty, người chủ sở hữu bây giờ là cổ đông, tách biệt với doanh nghiệp. Công ty chứ không phải là cổ đông là người sở hữu tài sản và có ngh a vụ với các khoản phải trả.
1.5.3 Lý thuyết phân tích chi phí - lợi ích (Cost Benefit Analysis – CBA) Phân tích Chi phí - Lợi ích (CBA) ước lượng và tính tổng giá trị bằng tiền tương đương đối với những lợi ích và chi phí của cộng đồng từ các dự án nhằm xác định xem chúng có đáng để đầu tư hay không.
“Phân tích chi phí – lợi ích Là một phương pháp đánh giá sự mong muốn giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội. (J.A.Sinden)”
Phân tích chi phí – lợi ích (CBA): Là công cụ xác định và so sánh chi phí và lợi ích của một chương trình, chính sách, dự án để đánh giá chương trình, chính sách, dự án làm tăng hay giảm phúc lợi kinh tế của xã hội.
CBA là một công cụ đánh giá các chương trình, dự án.
CBA xem xét đến tất cả các lợi ích và chi phí (có giá thị trường và cũng có thể không có giá thị trường).
CBA quan tâm chủ yếu đến hiệu quả kinh tế (chương trình hay dự án có đem lại phúc lợi cho xã hội không?)
CBA có vai trò cung cấp thông tin giúp người ra quyết định trong việc lựa chọn dự án.
CBA có ý ngh a bổ sung cho quá trình ra quyết định, chứ không thay thế việc ra quyết định.
Một dự án thực hiện CBA sẽ đạt hiệu quả cao hơn, khả thi hơn so với dự án không thực hiện CBA hay chỉ thực hiện FA ( Phân tích tài chính), ECA ( Phân tích hiệu quả chi phí). CBA xem xét tất cả các giá trị của chi phí, lợi ích phát sinh trong từng giai đoạn của dự án. Đồng thời CBA xem xét tới tất cả các biến dạng thị trường, tác động ngoại ứng, vì thế giúp thay đổi hành vi của cá nhân, doanh nghiệp.
1.5.4 Lý thuyết công nghệ thông tin (Information Technology )
Công nghệ Thông tin, viết tắt CNTT, (tiếng Anh: Information Technology hay là IT) là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.
Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ Thông tin được hiểu và định ngh a trong nghị quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ k thuật hiện đại - chủ yếu là k thuật máy tính và vi n thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi l nh vực hoạt động của con người và xã hội".
Công nghệ thông tin là ngành quản lý công nghệ và mở ra nhiều l nh vực khác nhau như phần mềm máy tính, hệ thống thông tin, phần cứng máy tính, ngôn ngữ lập trình nhưng lại không giới hạn một số thứ như các quy trình và cấu trúc dữ liệu.
Tóm lại, bất cứ thứ gì mà biểu di n dữ liệu, thông tin hay tri thức trong các định dạng nhìn thấy được, thông qua bất kỳ cơ chế phân phối đa phương tiện nào thì đều được xem là phần con của l nh vực công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin cung cấp cho các doanh nghiệp bốn nhóm dịch vụ lõi để giúp thực thi các chiến lược kinh doanh đó là: quá trình tự động kinh doanh, cung cấp thông tin, kết nối với khách hàng và các công cụ sản xuất.
Các chuyên gia IT tham gia xây dựng nhiều các chức năng khác nhau từ phạm vi cài đặt phần mềm ứng dụng đến thiết kế mạng máy tính phức tạp và cơ sở dữ liệu thông tin. Một vài công việc mà các chuyên gia thực hiện có thể bao gồm quản
lý dữ liệu, mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính, thiết kế phần mềm và thiết kế cơ sở dữ liệu cũng như quản lý, quản trị toàn bộ hệ thống.
Có thể nói công nghệ thông tin là một công cụ rất hữu ích cho các doanh nghiệp, phục vụ quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Cung cấp các phần mềm hữu ích như: Phần mềm kế toán, phần mềm quy trình sản xuất…
1.5.5 Lý thuyết dự phòng
Các nhà nghiên cứu lý thuyết tổ chức truyền thống tin rằng có thể xác định được cấu trúc tối ưu cho tất cả các tổ chức (Fayol, 1949; Taylor, 1911; Weber, 1946). Tuy nhiên, trong thực tế cơ cấu tổ chức có sự thay đổi đáng kể.Các nhà lý thuyết đương đại cho rằng không có duy nhất một cơ cấu tổ chức "tốt nhất" cho các tổ chức. Hiệu suất của một tổ chức phụ thuộc vào sự phù hợp với cơ cấu tổ chức của nó và các biến theo ngữ cảnh như môi trường, chiến lược, công nghệ, quy mô, văn hóa (Chenhall 2007). Các lý thuyết phù hợp giữa cơ cấu tổ chức và các biến theo ngữ cảnh được gọi chung là lý thuyết dự phòng.
Theo lý thuyết dự phòng, KTQT được coi là thành phần của cơ cấu tổ chức.Việc thông qua lý thuyết dự phòng để nghiên cứu KTQT là quá trình điều chỉnh sự phù hợp giữa KTQT cụ thể với các biến theo ngữ cảnh trong một tổ chức, chẳng hạn như: Môi trường bên ngoài, công nghệ, cơ cấu tổ chức và quy mô. Bên cạnh đó công nghệ là một biến ảnh hưởng lớn đến nghiên cứu KTQT mà KTTN là một nội dung cơ bản của KTQT. Những thay đổi về công nghệ được sử dụng bởi các tổ chức thường dẫn đến những thay đổi trong các yêu cầu của tổ chức về KTTN.
Ví dụ, tổ chức có sử dụng công nghệ sản xuất hàng loạt trong sản xuất, quá trình sản xuất yêu cầu hệ thống ngân sách hỗ trợ quản lý các hoạt động thường xuyên hàng ngày (Chenhall 2007). Ngược lại, các tổ chức áp dụng công nghệ sản xuất đơn vị phức tạp yêu cầu sự kiểm soát và điều khiển linh hoạt cần khuyến khích các nhân viên phản ứng nhanh với các tình huống khác nhau (Woodward 1965). Với việc giới thiệu các sáng kiến quản lý hiện đại như Just-in time (JIT) và quản lý chất lượng toàn diện (TQM), tổ chức cần phương tiện hiệu quả để đo lường kết quả của các sáng kiến chiến lược của các nhà quản trị. Quản lý hệ thống kiểm soát liên kết chiến lược và hoạt động giống như thẻ điểm cân bằng phù hợp với nhu cầu của quản trị.
Lý thuyết dự phòng nghiên cứu KTQT DN nói chung và KTTN nói riêng, trong mối quan hệ tương tác với môi trường hoạt động của DN. Nói cách khác một hệ thống KTTN thích hợp với DN phụ thuộc vào đặc điểm DN và môi trường DN đó đang hoạt động. Điều này cho thấy không thể xây dựng một mô hình KTTN khuôn mẫu áp dụng cho tất cả các DN Việt Nam mà việc vận dụng KTTN vào DN phải tùy thuộc vào đặc thù từng ngành, từng l nh vực sản xuất kinh doanh, đồng thời phải phù hợp với cơ cấu tổ chức, quy mô DN, trình độ công nghệ sản xuất và chiến lược tổ chức trong từng giai đoạn. Điều này có ngh a là việc xây dựng một hệ thống KTTN hiệu quả phải thích hợp với từng DN, với môi trường bên trong và bên ngoài mà DN đó đang hoạt động.
Kết luận chương 1
Kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị, nhằm cung cấp thông tin phản ánh các hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp, từ đó xây dựng hệ thống chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của hoạt động, cũng như trách nhiệm quản lý của các nhà quản trị trong các trung tâm. Từ đó cung cấp thông tin hữu ích giúp các nhà quản trị ra quyết định kinh doanh tốt hơn. Trong chương 1, tác giả đã khái quát được những nét cơ bản về kế toán trách nhiệm và nội dung tổ chức kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp như: Sự phân cấp quản lý, xác định các trung tâm trách nhiệm, đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm, hệ thống kế toán trách nhiệm trong mối quan hệ với cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh, định giá sản phẩm chuyển giao và một số lý thuyết nền cho quá trình nghiên cứu. Đây chính là những nội dung lý thuyết cơ bản, đặt nền tảng cho hoàn thiện thực trạng cũng như tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp sản xuất ô tô nói chung và công ty cổ phần ô tô Trường hải nói riêng.