CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG
2.2 Thực trạng công tác kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần ô tô Trường Hải
2.2.4 Thực trạng kế toán trách nhiệm các trung tâm trách nhiệm tại công ty cổ phần ô tô Trường Hải
2.2.4.2 Trung tâm lợi nhuận
Ban giám đốc của Thaco đóng vai trò là trung tâm lợi nhuận trong mô hình kế toán trách nhiệm tại Thaco. Ban giám đốc bao gồm tổng giám đốc và phó tổng giám đốc có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý hoạt động sản xuất và kinh doanh tại tổng công ty. Còn tại các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc thì do giám đốc các chi nhánh, các công ty thành viên trực thuộc Tổng công ty chịu trách nghiệm. Các nhà
quản trị trung tâm lợi nhuận quan tâm cả về doanh thu và chi phí. Mục tiêu của các nhà quản trị như GĐ kinh doanh hay Tổng GĐ đều là lợi nhuận và muốn tăng lợi nhuận có hai biện pháp đó là giảm chi phí, tăng doanh thu hoặc đồng thời vừa giảm chi phí vừa tăng doanh thu. GĐ kinh doanh và các GĐ chi nhánh có trách nhiệm theo dõi hoạt động kinh doanh của bộ phận mình, kiểm tra doanh thu đồng thời kiểm soát chi phí tương ứng, đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi.
Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh của từng bộ phận mà các nhà quản trị sẽ đánh giá lợi nhuận của bộ phận mình, thông thường lợi nhuận thuần được tính bằng doanh thu thuần (-) giá vốn hàng bán(-) chi phí bán hàng và quản lý được phân bổ cho bộ phận. Lợi nhuận được công ty xác định cho từng chi nhánh, từng đơn vị trực thuộc.
Để đánh giá trung tâm lợi nhuận thì Thaco sử dụng các chỉ tiêu: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận gộp, lợi nhuận ròng, ROE, ROA, ROS tập trung ở tổng công ty còn các bộ phận – chi nhánh còn hạn chế.
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu tài chính đánh giá trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận tại công ty cổ phần ô tô Trường Hải qua các năm 2011- 2015.
T
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm
2010 2011 2012 2013 2014 2015 1 Chỉ tiêu tăng trưởng
1.1 Sản lượng % - 26 -24 14 39 46
1.2 Doanh Thu % - 42 -11 28 56 63
1.3 Lợi nhuận gộp % - 38 -13 59 83 87
1.4 Chi phí bán hàng % - 68 1 31 16 33
1.5 Chi phí Quản lý % - 72 1 23 21 24
1.6 Lợi nhuận ròng % - 0 -64 369 183 271
2 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
2.1 ROE = LN ròng/VCSH BQ % 16.6 15.2 5.5 23.1 47.2 51.2
2.2 ROA = LN ròng / TS BQ % 9.3 7.4 2.1 8.3 19.9 23.1
2.3 Đòn bẩy tài chính Lần 1.8 2.0 2.6 2.8 2.4 2.7
2.4 ROS= LN ròng / DT % 8.2 5.8 2.4 8.4 15.5 17.1
2.5 Hiệu suất sử dụng TS % 114.4 129 90.6 98.4 128 132
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty các năm 2010-2015)
Sản lượng sản xuất 2011 đạt 32,474 tr.đ tăng so với năm 2010 đạt 25,812 tr.đ tức năm 2011 tăng hơn năm 2010 tương đương 26% đến năm 2012 sản lượng sản xuất giảm xuống còn 24,725 tr.đ tức là giảm 24% so với năm 2011, năm 2013 thì sản lương SX tăng trở lại 14% so với 2012, năm 2014 tiếp tục tăng trưởng trở lại đạt 39% so với năm 2013 và năm 2015 tiếp tục tăng mạnh. Nguyên nhân sản lương SX biến động không đều là do năm 2012 công ty tập trung để xây dựng các nhà máy ở Khu Phức hợp nên hoạt đông sản xuất bị ảnh hưởng làm cho sản lượng bị sụt giảm, sang năm 2013 các nhà máy đã đi vào hoạt động nên sản lượng tăng trở lại.
- DT năm 2010 đạt 8,870,971 tr.đ, năm 2011 đạt 12,895,077 tr.đ tăng 42% so với năm 2010 sang năm 2012 DT của công ty lại giảm còn 11,302,309 tr.đ tức là giảm 11% so với năm 2011 nguyên nhân là do sản lượng sản xuất giảm làm cho DT cũng sụt giảm theo. Sang năm 2013 DT công ty đã cải thiện trở lại đạt 14,751,597 tr.đ tăng 28% so với năm 2012 năm 2014 và 2015 DT công ty tăng trưởng đáng kể là do công ty đã chiếm l nh thị phần ô tô trong nước là một trong những công ty dẫn đầu về doanh số bán nên làm cho doanh số năm 2015 tăng trưởng vượt bậc.
- Lợi nhuận gộp năm 2010 đạt 1,374,421 tr.đ, các năm 2011, 2013 đều tăng trưởng riêng năm 2012 lợi nhuận gộp giảm còn 1,655,934 tr.đ tức giảm 13% so với năm 2011, năm 2014 tăng trưởng cao trở lại đạt 4,811,248 tr.đ tăng 83% so với năm 2012 và năm 2015 tiếp tục tăng trưởng vượt bậc điều này cho thấy công ty đã bù đắp được chi phí sản xuất và có lãi, như vậy hoạt động SXKD của công ty hiện nay đang tiến triển tốt, mặc dù nền kinh tế hiện nay đang suy thoái nhưng công ty vẫn duy trì được sự tăng trưởng của mình.
Chí phí bán hàng và chi phí quản lý của công ty đều tăng năm 2011 tăng 68% và 72% so với năm 2010 do thời gian này công ty mở rộng đầu tư các sowroom, các đại lý phân phối, củng cố lại nhân sự cho toàn hệ thống đã làm cho chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng trưởng cao nhưng đến năm 2012 thì giảm đáng kể xuống còn 1% do năm này công ty tập trung đầu tư cho các nhà máy trong khu phức hợp nên chi phí bán hàng và chi phí quản lý không biến động, sang năm 2014 và 2015 thì công ty tập trung cho giới thiệu các dòng xe mới ra thì trường như Kia New Sorento 2015 và Kia New Carens 2015, Mazda 6 và Mazda 3 All new, Peugeot 208, 508, 3008 và 408 phiên bản cao cấp và xây dựng 6 showroom mới tại Bắc Bộ, 4
showrom tại Trung Bộ và 18 showroom tại Nam Bộ, nâng tổng số showroom trực thuộc lên 87 đã làm cho chi phí bán hàng và CPQL tăng lên so với năm 2012.
- Lợi nhuận ròng: năm 2010 và năm 2011 không có biến động, năm 2012 giảm so với năm 2011 là 64% nhưng sang năm 2013 thì kết quả kinh doanh của công ty tăng trưởng cao so với năm 2012 là 369%, năm 2014 và 2015 cũng tăng trưởng cao.
Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có tăng trưởng nhưng không ổn định đặc biệt năm 2012 công ty sử dụng Nợ và vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ phải trả (88%) tạo áp lực cho việc thanh toán (Hệ số thanh toán ngắn hạn 0.83 lần ). Do đó cần cân đối giữa việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn đặc biệt khi lợi nhuận của công ty vẫn chưa ổn định qua các năm. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính quá cao trong lúc lợi nhuận thấp sẽ làm lợi nhuận trên vốn cổ phần năm 2012 giảm sâu và không đạt hiệu quả quản trị nguồn vốn.
Tỷ số ROE: năm 2012 giảm còn 5.5%, năm 2013, năm 2014 và 2015 tăng lên trở lại đạt 23.1% và 47.2%. Điều này cho thấy cứ bình quân mỗi 100 đồng VCSH của công ty tạo ra được 5.5 đồng lợi nhuận dành cho cổ đông năm 2013, 23.1 đồng lợi nhuận dành cho cổ đông năm 2013, 47.2 đồng LN dành cho cổ đông năm 2014.
- Tỷ số ROA: Mức sinh lời trên tài sản của công ty tăng năm 2010 là 9.3%, năm 2011 giảm xuống còn 7.4% tiếp năm 2012 giảm đáng kể còn 2.1%, năm 2013 tăng nhẹ trở lại 8.3% và năm 2014 tăng 19.9%.
- Tỷ số ROS: Mức sinh lời trên doanh thu của công ty tăng năm 2010 là 8.2%, năm 2011 giảm xuống còn 5.8% tiếp năm 2012 giảm đáng kể còn 2.4%, năm 2013 tăng nhẹ trở lại 8.4% và năm 2014 tăng 15.5%.
- Hiệu suất sử dụng tài sản của công ty năm 2010 là 114.4%, năm 2011 tăng lên 129%, năm 2012 giảm xuống 90.6%, năm 2013 tăng nhẹ trở lại 98.4% và năm 2014 tăng 128 %.
Tuy nhiên, trung tâm này vẫn còn gặp một số khó khăn như mức chênh lệch lợi nhuận dự báo và thực tế còn cao, khó khăn trong việc lên kế hoạch sản xuất, việc sử dụng chỉ tiêu đánh giá thì tại tổng công ty sử dụng trong khi các đơn vị trực thuộc trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng lại chưa sử dụng đầy đủ các chỉ tiêu đánh giá tài chính mà chỉ sử dụng các chỉ tiêu để lập báo cáo tài chính, vì vậy chưa đánh giá một cách đầy đủ về tình hình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh. Các khó khăn này
có thể gây ra bởi sự ảnh hưởng của các trung tâm doanh thu và trung tâm chi phí, năng lực quản lý và sử dụng vốn ngoài ra cũng do những nguyên nhân khách quan khác như: Sự biến động mạnh của thị trường, tỷ giá hối đoái, sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước....
Hệ thống báo cáo đánh giá trung tâm lợi nhuận tại Thaco bao gồm: Báo cáo kết quả kinh doanh được lập cho toàn công ty phục vụ chủ yếu cho KTTC, báo cáo ngh a vụ thuế với nhà nước. Còn báo cáo kết quả kinh doanh các bộ phận được lập phục vụ cho các nhà quản trị ở các đơn vị trực thuộc và tổng công ty.