Các nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến vùng ven biển

Một phần của tài liệu giải pháp sinh kế bền vững cho dân cư vùng ven biển huyện trần đề, tỉnh sóc trăng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng (Trang 32 - 35)

1.4 Những công trình nghiên cứu liên quan

1.4.1 Các nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến vùng ven biển

Việt Nam là một trong các nước chịu nhiều tác động của thiên tai. Các vùng đất thấp ven biển ở miền Nam Việt Nam được xem là vùng nhạy cảm, dễ chịu nhiều tổn thương do nơi đây có mật độ dân cư tập trung tương đối cao, sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp chịu lệ thuộc lớn vào thời tiết, nguồn nước. Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản quan trọng

nhất Việt Nam. Vùng này cung cấp hơn 50% sản lượng lúa và 65% sản lượng thuỷ sản cho cả nước. Về mặt sinh thái, vùng ĐBSCL là đất ngập nước lớn nhất Việt Nam (Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, 2015).

Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy các tác động của BĐKH đến các vùng ven biển. Trong một thế giới ấm lên rõ rệt như hiện nay và việc xuất hiện ngày càng nhiều các thiên tai đặc biệt nguy hiểm với tần suất, quy mô và cường độ ngày càng khó lường, thì những nghiên cứu về BĐKH càng cần được đẩy mạnh. Trong đó có thể kể đến các nghiên cứu như:

Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới về “Tác động của nước biển dâng đến các quốc gia phát triển: Phân tích so sánh”, nghiên cứu đã đánh giá ảnh hưởng của nước biến dâng (với các kịch bản từ 1 m đến 5 m) đến 84 quốc gia đang phát triến (được nhóm thành 5 khu vực) dựa trên 6 chỉ tiêu: đất đai, dân số, GDP, diện tích đô thị, diện tích nông nghiệp và diện tích đất ngập nước. Có 3 kết quả chính được rút ra từ nghiên cứu. Thứ nhất, xét trên phạm vi toàn cầu, khoảng 0,3% diện tích đất đai, 1,28% dân số, và 1,3% GDP sẽ bị ảnh hưởng nếu nước biến dâng 1m và con số này sẽ tăng lên 1,2% diện tích đất đai, 5,6% dân số, và 6% GDP nếu mực nước biến dâng 5m. Thứ hai, khu vực Đông Á sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự gia tăng mực nước biến, trong đó, từ mức tăng 1 m đến 5 m, diện tích bị ảnh hưởng tăng từ 0,5%

đến 2,3%, dân số bị ảnh hưởng tăng từ 2% đến 8,6%, và GDP bị ảnh hưởng tăng từ 2% đến 10%. Thứ ba, Việt Nam là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất ở khu vực Đông Á và nằm trong số 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi nước biến dâng. Nếu mực nước biến dâng 1m thì sẽ có khoảng 5% diện tích, 11% dân số bị ảnh hưởng và tổn thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu mực NBD 3 m thì sẽ có khoảng 12% diện tích, 25% dân số bị ảnh hưởng và tổn thất đối với GDP là 25%.

Đa số các ảnh hưởng này tập trung ở ĐBSH và ĐBSCL vì một bộ phận lớn dân cư Việt Nam và các hoạt động kinh tế đều nằm trên hai vùng đồng bằng này (USAID, 2009).

Nghiên cứu của ADB về “Tác động kinh tế của biến đổi khí hậu tại Đông Nam Á: Báo cáo khu vực” đã phân tích thực trạng BĐKH tại khu vực Đông Nam Á,

các biện pháp thích ứng với BĐKH đế tăng cường khả năng tồn tại của khu vực này; và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiếu BĐKH ở khu vực này đế đóng góp vào các giải pháp toàn cầu về ứng phó với BĐKH (ADB, 2009).

Nghiên cứu của UNDP về “Cuộc chiến chống lại BĐKH: Đoàn kết nhân loại trong một thế giới còn chia cắt”. Nghiên cứu đã đưa ra một số dự đoán về thiệt hại mà Việt Nam phải gánh chịu trước tác động của BĐKH. Nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm 20C và mực nước biến tăng thêm 1m vào cuối thế kỷ 21 thì khoảng 22 triệu người ở Việt Nam sẽ bị mất nhà ở; 12,3% diện tích đất trồng trọt sẽ bị mất; 40.000 km2 diện tích đồng bằng và 17 km2 bờ biến ở khu vực các tỉnh lưu vực sông Mêkông sẽ chịu tác động của lũ ở mức độ không thế dự đoán và Việt Nam sẽ đối mặt với mức thiệt hại khoảng 17 tỉ USD/năm. Nghiên cứu này cũng đánh giá ĐBSH và ĐBSCL là hai khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BĐKH ở Việt Nam (UNDP, 2008).

Trong một nỗ lực nhằm tìm ra các vấn đề ưu tiên phục vụ cho công tác thích ứng với BĐKH ở Việt Nam về “Đánh giá xu thế và tác động của nước biển dâng tại Việt Nam” Jeremy Carew-Reid đã sử dụng công nghệ GIS đế xác định các khu vực sẽ bị ngập ở Việt Nam nếu mực nước biến dâng 1m vào cuối thế kỷ 21, từ đó phân tích những tổn thương về kinh tế, xã hội và môi trường đối với các khu vực này. Theo Jeremy Carew-Reid, đến cuối năm 2100, 39/63 tỉnh, thành phố ở Việt Nam, khoảng 4,4% diện tích đất, 7,3% dân số (6 triệu người), 4,3% diện tích đường, 36 khu bảo tồn thiên nhiên sẽ bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng 1m của mực nước biến, trong đó 12 tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất: 85% diện tích ngập lụt, 90% người nghèo bị ảnh hưởng và 90%

diện tích đường bị ảnh hưởng đều nằm ở khu vực này (Carew-Reid, J., 2007).

Chương trình trọng điếm cấp Nhà nước KC 08/06-10 về “Tác động của biến đổi khí hậu đến An ninh lương thực quốc gia” đã phân tích những ảnh hưởng của BĐKH đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở Việt Nam. Với các tác động tiềm tàng của BĐKH lên tài nguyên nước, sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực, giải quyết các vấn đề liên quan đến chính sách an ninh lương thực quốc gia và bài

toán quy hoạch tam nông (bao gồm nông nghiệp, nông thôn, và nông dân) trong thời gian tới đóng vai trò rất quan trọng trong việc ứng phó với BĐKH trong nông nghiệp (Tô Vân Trường, 2008).

Các nghiên cứu trên đã chỉ ra rằng BĐKH là vấn đề đang được toàn nhân loại quan tâm. BĐKH đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống KT - XH và môi trường khu vực ven biển. Vì vậy con người cần phải có những hành động thiết thực để ngăn chặn những biến đổi đó bằng chính những hoạt động phù hợp.

Một phần của tài liệu giải pháp sinh kế bền vững cho dân cư vùng ven biển huyện trần đề, tỉnh sóc trăng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)