2.1 Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.1.2 Điều kiện tự nhiên
Khí hậu có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo và chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm giai đoạn 2011-2014 dao động trong khoảng 27,0-27,40C. Nhiệt độ cao nhất trong năm vào tháng 4 (36,40C) và nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 (18,20C). (Biểu đồ 2.1).
- Nắng: Tổng giờ nắng bình quân trong năm giai đoạn 2011-2014 trong khoảng 2.326,1-2.611,9 giờ. (Biểu đồ 2.2).
Biểu đồ 2.1: Nhiệt độ không khí trung bình các năm 2011-2014
Biểu đồ 2.2: Số giờ nắng trong năm các năm 2011-2014 Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Sóc Trăng, 2014
22 23 24 25 26 27 28 29 30
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
0C
2011 2012 2013 2014
Tháng
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Giờ
2011 2012 2013 2014
Tháng Năm Năm
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.540,2-1.893,2 mm, chênh lệch lớn theo mùa, mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa, mùa khô rất ít, có tháng không mưa ( Biểu đồ 2.3).
Biểu đồ 2.3: Lƣợng mƣa trung bình năm các năm 2011-2014 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng, 2014
- Gió: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khu vực nghiên cứu có các hướng gió chính như sau: Tây, Tây Nam, Đông Bắc, Đông Nam và gió được chia làm hai mùa rõ rệt là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam là chủ yếu. Mùa khô thì chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc là chủ yếu.
- Các yếu tố khác: huyện nằm trong khu vực rất ít gặp bão. Theo tài liệu về khí tượng thủy văn ghi nhận, trong 100 năm qua chỉ có 2 cơn bão đổ bộ vào Sóc Trăng (năm 1952, 1997) gây thiệt hại rất lớn. Những năm gần đây, lốc thường xảy ra ở Sóc Trăng. Lốc tuy nhỏ nhưng cũng gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
2.1.2.2 Thủy văn
Chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng của thuỷ triều biển Đông, dòng chảy sông Hậu và mưa nội đồng. Thuỷ triều biển Đông có biên độ lớn nên vùng ven biển, ven cửa sông Hậu có biên độ 1,5 m đến 3,0 m. Tuy nhiên khi vào sâu trong nội đồng biên độ giảm nên chỉ có biên độ khoảng 0,5-1,5 m vào mùa khô và 0,3 m-0,7 m vào mùa mưa. Sự tác động mạnh của thuỷ triều đã kéo theo sự xâm nhập mạnh mẽ của
0 100 200 300 400 500 600
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
mm
2011 2012 2013 2014
Tháng Năm
nước mặn vào khu vực huyện theo các hướng truyền chính là từ sông Mỹ Thanh và vào các kênh rạch thông với cửa sông Hậu. Với chế độ thuỷ văn này cũng tạo điều kiện cho việc thau chua, rửa mặn và cải tạo môi trường nước mặt. Tuy nhiên, nếu không có hệ thống công trình quản lý và vận hành tốt thì mặn có thể xâm nhập sâu vào trong nội đồng.
2.1.2.3 Tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên sinh học
Huyện Trần Đề nằm giữa hai nhánh sông lớn: sông Hậu và sông Mỹ Thanh với 12 km bờ biển. Các sông này là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và cũng là tuyến đường sông ra biển quan trọng của vùng Biển và của cả tỉnh Sóc Trăng. Diện tích có rừng của Trần Đề là 614,3 ha (Bảng 2.1), tập trung chủ yếu ở các xã Trung Bình và Lịch Hội Thượng là rừng phòng hộ ven biển, hàng năm rừng phòng bộ ven biển tạo ra hệ sinh thái ngập mặn. Ngoài ra huyện có 533 ha bãi bồi trước đê nằm tại xã Trung Bình.
Bảng 2.1: Diện tích rừng tại các huyện, thị xã qua các năm TT Tên huyện, thị Tổng diện tích có rừng (ha)
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2014
1 Mỹ Tú 3.680,82 3.321,48 1.543,9
2 Long Phú 160 160 46,9
3 Kế Sách 43 43 43
4 Châu Thành 887,32 883,43 362,6
5 Ngã Năm 614,61 642,03 238,7
6 Vĩnh Châu 3.079,66 3.112.76 2.478,5
7 Cù Lao Dung 1.433,04 1.433,04 1.317,5
8 Trần Đề 669,72 674,72 614,3
Tổng 10.568,17 10.270,46 6.645,5
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu hiện trạng rừng tỉnh Sóc Trăng từ Quyết định số 55 /QĐ-UBND ngày 09 /4/2012; Quyết định 96/QĐ-UBND ngày 03/6/2013; Quyết định 1236/QĐHC-CTUBND ngày 17/11/2014 của UBND tỉnh Sóc Trăng
- Rừng ngập mặn (ven biển thị xã Vĩnh Châu, huyện Trần Đề và Cù Lao Dung): Rừng ven biển nằm trên dải đất hẹp dọc bờ biển Vĩnh Châu và cửa sông Hậu, nơi nhiều nhất là cửa Mỹ Thanh, còn lại là dải hẹp ngoài dọc đê, bề rộng thay đổi từ 200-1.000 m. Tổng diện tích rừng phòng hộ là 4.769,5 ha, tập trung ở thị xã Vĩnh Châu (2.478,5 ha), huyện Cù Lao Dung (1.317,5 ha), huyện Trần Đề (614,3 ha).
- Động vật thủy sinh: Về cấu trúc thành phần và số lượng của động thực vật thủy sinh ở vùng ngọt hóa đã hình thành một khu hệ động, thực vật phiêu sinh nước ngọt chiếm ưu thế cả về thành phần loài và số lượng. Các loài gốc biển chỉ phát triển ở vùng cửa sông và các kênh rạch phía ngoài đê biển và đê sông.
- Thủy hải sản: khu vực có bờ biển chạy dài 12 km với 2 cửa sông chính là cửa Trần Đề (sông Hậu) và cửa Mỹ Thanh (sông Mỹ Thanh) là nơi trú ngụ của nhiều loại thủy, hải sản nước lợ và nước mặn có giá trị kinh tế. Qua điều tra xác định có 661 loài cá, 35 loài tôm trong đó có cả các loài tôm hùm, tôm rồng, 23 loài mực gồm các họ mực nang, mực ống và mực sim, ngoài ra còn có nhiều loài cua, ghẹ và nhuyễn thể khác. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nguồn tài nguyên này đang bị suy giảm đáng kể do khai thác quá mức bằng các phương tiện mang tính hủy diệt. Các loài thủy hải sản khác như cá kèo, cá ngác, cua... cũng đang bị khai thác cạn kiệt. Các loại đáy đóng ngang sông và cửa các lạch triều đang khai thác triệt để các loại thủy sản với kích thước mắt lưới nhỏ.
b. Tài nguyên phi sinh học
- Tài nguyên đất: Đất đai trong huyện có một số đặc điểm nổi bật như sau:
Một là, nhóm đất mặn có thành phần cơ giới nặng (hàm lượng sét trên 40%), thoát nước kém, có lợi thế mạnh về phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn và lợ. Hai là, nhóm đất cát, tuy có độ phì tiềm tàng không cao nhưng lại thích hợp với nhiều loại rau, màu; rất thuận lợi cho đa dạng hóa và là lợi thế trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Ba là, nhóm đất phèn nằm ở vị trí thấp trũng, có độ phì tiềm tàng cao nhưng bị hạn chế lớn bởi độc tố phèn, cần phải chú trọng biện pháp cải tạo khi sử dụng vào nông nghiệp và đặc biệt là trong nuôi trồng thủy sản.
- Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt và nước ngầm là hai nguồn nước chủ yếu để khai thác nước ngọt cho toàn huyện sử dụng. Việc khai thác nước mặt dễ dàng nhờ sông Hậu, sông Mỹ Thanh và kênh rạch dẫn nước. Song bị hạn chế do ảnh hưởng của thủy triều biển Đông nước bị nhiễm mặn vào mùa khô. Đặc điểm các tầng nước ngầm trong địa bàn huyện Trần Đề như sau: Một là, tầng sâu đến 30 m nước bị nhiễm bẩn hữu cơ và mùa khô nhiễm mặn, chỉ khai thác để tưới cây trồng.
Hai là, tầng sâu 80 m và 200 m chất lượng khá tốt thường khai thác ở độ sâu 115 m bằng các giếng khoan đường kính 114 mm, lưu lượng 1.000 m3/ngày, để dùng cho sinh hoạt. Ba là, tầng sâu 300 m chất lượng tốt hơn nhưng khai thác tốn kém nên ít được khai thác.
- Tài nguyên khí hậu: điều kiện khí hậu khu vực nghiên cứu có nhiều thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt. Nền nhiệt độ cao, nhiều nắng, độ ẩm dồi dào, chế độ khô ẩm xen kẽ trong năm... rất thích hợp đối với sự sinh trưởng của nhiều loại cây trồng, vật nuôi nhất là các loại cây nhiệt đới; đồng thời làm cho quá trình phân hủy chất hữu cơ và biến đổi trạng thái vật chất trong đất diễn ra nhanh, làm tăng độ phì nhiêu của đất.
- Tài nguyên địa thế: Trần Đề là một huyện vừa nằm ven sông lại vừa ven biển, ngoài đất đai rộng lớn ra, Trần Đề còn có 12 km chiều dài bờ biển cùng với một hệ thống kênh, rạch chằng chịt và sông ngòi bao bọc tạo cho Trần Đề một cảnh sắc vô cùng tươi mát. Trong tương lai, Trần Đề là điểm du lịch đầy sức quyến rũ du khách bốn phương bởi không khí trong lành và cảnh sắc thơ mộng của vùng đồng bằng cửa sông, ven biển.