Kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu giải pháp sinh kế bền vững cho dân cư vùng ven biển huyện trần đề, tỉnh sóc trăng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng (Trang 44 - 48)

2.1 Tổng quan về khu vực nghiên cứu

2.1.3 Kinh tế - xã hội

Dân số của huyện Trần Đề tăng từ 132.962 người vào năm 2011 lên 133.923 người vào năm 2014. Trong đó dân tộc Kinh là 64.168 người, Hoa là 3.976 người và Khmer là 65.734 người. (Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng, 2014).

Biểu đồ 2.4: Dân số huyện Trần Đề 2011-2014 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng, 2014

2.1.3.2 Thu nhập bình quân đầu người

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 12%, cơ cấu GDP, khu vực I7 chiếm 49,60%; khu vực II8 chiếm 24,60%; khu vực III9 chiếm 25,80% (cơ cấu GDP năm 2010 khu vực I, II, III tương ứng 58,85%-19,45%- 21,70%). Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 44.616.600 triệu đồng/người/năm. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng khá toàn diện, nhất là việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã góp phần quan trọng vào việc đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế chung của huyện. Giá trị gia tăng của ngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt 2.037 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), bình quân tăng 5,4%/năm.

Thủy sản được xác định là kinh tế mũi nhọn của huyện. Diện tích nuôi thủy sản 6.034 ha; trong đó, diện tích nuôi tôm 4.360 ha. Lĩnh vực khai thác, đánh bắt hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá có những chuyển biến tích cực. Tổng sản lượng thủy sản đạt 56.000 tấn, tăng 11.531 tấn so năm 2010. Giá trị sản phẩm thu ho ạch

7 Các xã, thị trấn thuộc miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo trong đó có các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo qui định của Chính phủ

8 Các thành phố trực thuộc tỉnh (không trực thuộc trung ương) và các thị xã, các huyện ngoại thành của các thành phố trực thuộc trung ương

9 Các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014 63.707

63.861

64.016

64.168 39.48

3.957

3.967

3.976

65.263 65.420 65.579 65.734

Kinh Hoa Khmer

trên 1ha đất trồng trọt và nuôi tr ồng thủy sản đạt 147 triệu đồng, đạt 147% tăng 42 triệu đồng/ha so với 2010.

2.1.3.3 Các hộ nghèo

Theo thống kê, tính đến cuối năm 2014, toàn huyện có 4.665 hộ nghèo10, chiếm 14,57%. Hộ cận nghèo11 là 4.290 hộ, chiếm 13,40%. Trong đó, có 3.042 hộ nghèo và 2.884 hộ cận nghèo là dân tộc thiểu số. Năm 2014, toàn huyện có 1.787 hộ thoát nghèo thì chỉ có 16 hộ nghèo phát sinh và 1 hộ tái nghèo, những trường hợp này là do bệnh tật và mới chuyển đến địa phương. Với kết quả đó, Trần Đề là một trong hai địa phương có số hộ tái nghèo và phát sinh nghèo thấp nhất toàn tỉnh, sau Thành phố Sóc Trăng.

2.1.3.4 Giáo dục

Theo Niên giám thống kê của tỉnh (2014), năm học 2014-2015, số trường mầm non của huyện là 9 trường với giáo viên mầm non là 140, học sinh mầm non là 4.102 em; số trường tiểu học là 27 với 12.731 học sinh và số giáo viên đạt chuẩn trở lên là 676, trung học cơ sở là 13 với 6.310 học sinh và số viên đạt chuẩn trở lên là 420, trung học phổ thông là 2 với 1.101 học sinh và số giáo viên đạt chuẩn trở lên là 64; tỷ lệ học sinh học bỏ học, lưu ban giai đoạn 2011-2014 là: đối với cấp tiểu học là 1,5%; trung học học cơ sở là 1,3% và trung học phổ thông là 3,01%.

Để tăng chất lượng nguồn nhân lực, tỉnh có chỉ tiêu vào năm 2020, tỷ lệ trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia chiếm 50%; tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 80%, tiểu học đạt 99,5%, trung học cơ sở đạt 95% và trung học phổ thông đạt 65%. (Quyết định 424/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020).

2.1.3.5 Chăm sóc sức khỏe

Cùng với giáo dục, huyện cũng đã thể hiện các nỗ lực đặc biệt trong cải thiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Mạng lưới y tế trong vùng đã được thiết lập từ

1011 Năm 2014 tính theo chuẩn nghèo là 710 nghìn đồng /người/tháng đối với khu vực thành thị và 570 nghìn đồng người/tháng đối với khu vực nông thôn.

huyện xuống các xã phường. Trong các bệnh viện đều có các khoa khám bệnh, điều trị, đội y tế dự phòng, đội bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình, phòng bệnh xã hội và phòng khám đa khoa. Các cơ sở khám chữa bệnh đã được nâng cấp dần về cơ sở vật chất thiết bị, các phòng khám đa khoa khu vực đã được trang bị máy li tâm hematocrite, kính hiển vi, máy tạo ôxy; các trạm y tế xã có đầy đủ dụng cụ y tế cơ bản. Năm 2014, có 4,28 bác sĩ/10.000 người, số giường bệnh là 120, tổng số cán bộ ngành y là 131, số cơ sở y tế là 11 (Niên giám thống kê tỉnh Sóc trăng, 2014).

2.1.3.6 Văn hóa và phong tục tập quán

Công trình văn hóa hiện có 1 thư viện huyện, 1 đài phát thanh huyện, 30%

thôn ấp đã có nhà văn hoá và nhiều thiết kế văn hoá cổ, ngoài ra còn có hàng trăm di sản văn hoá phi vật thể là kho tàng tri thức (bác học và dân gian) của cộng đồng dân cư. Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức vào ngày 21-03 âm lịch hằng năm.

2.1.3.7 Cơ sở hạ tầng

- Hệ thống giao thông đường bộ: Ngoài tuyến đường Nam Sông Hậu đi qua địa bàn, huyện còn có tuyến đường tỉnh 934 và đường huyện nối liền các trung tâm cụm xã với đường Nam Sông Hậu và cầu Mỹ Thanh 2.

- Hệ thống giao thông đường thủy: Đường sông với Sông Hậu là tuyến giao thông thủy chính ở ĐBSCL. Đoạn chảy qua địa phận Sóc Trăng có 2 nhánh: Nhánh Định An và nhánh Trần Đề, là tuyến giao thông thủy quan trọng cho tỉnh Sóc Trăng và một số tỉnh phía Nam sông Hậu. Sông Mỹ Thanh chạy qua huyện Vĩnh Châu, Long Phú là tuyến vận tải nội tỉnh quan trọng qua cửa biển Vĩnh Thanh.

- Cấp điện: Định mức dùng điện hiện nay đạt trung bình khoảng 150 KWh/người. Nguồn cấp điện cho huyện lấy từ nhà máy nhiệt điện Trà Nóc (Cần Thơ) và Ô môn (Cà Mau). Mạng cấp là lưới quốc gia 220 KV với các tuyến đường dây như: Sóc Trăng - Vĩnh Châu; Bạc Liêu - Vĩnh Châu; Sóc Trăng - Long Phú;

Sóc Trăng - Đại Ngãi; Đại Ngãi - Cù Lao Dung và Trần Đề - Vĩnh Châu. Hệ thống các trạm nguồn trong vùng biển chủ yếu là 220/110 KV, phân bố ở Đại Ngãi, Trần Đề và Vĩnh Châu.

- Cấp nước: Toàn vùng có 3 nhà máy nước khai thác nước ngầm, bố trí ở các thị trấn Long Phú, Vĩnh Châu, Cù Lao Dung; mỗi nhà máy nước thị trấn công suất từ 1.000-2.400 m3/ngày. Các trạm cấp nước ở Đại Ngãi và Lịch Hội Thượng có quy mô công suất 400-1.000 m3/ngày, cung cấp nước sạch cho khoảng 62% dân số đô thị. Ngoài ra dùng hệ thống nước giếng khoan. Nước sạch sử dụng ở nông thôn chủ yếu là nước giếng khoan, bơm tay phục vụ sinh hoạt cho khoảng 70% dân số nông thôn vùng biển.

- Nhà ở: Nhà ở tại nông thôn đạt trung bình 12 m2-14 m2/người, trong đó 60%

là nhà ở truyền thống 1 tầng mái ngói, 40% là nhà bê tông mái bằng. Nhà ở đô thị đạt trung bình 14 m2-15 m2/người, trong đó khoảng 70% là nhà bê tông từ 1 tầng đến 5 tầng, còn lại khoảng 30% là nhà cấp 4, nhà tạm.

Một phần của tài liệu giải pháp sinh kế bền vững cho dân cư vùng ven biển huyện trần đề, tỉnh sóc trăng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)