Đánh giá tính bền vững của các sinh kế hiện tại

Một phần của tài liệu giải pháp sinh kế bền vững cho dân cư vùng ven biển huyện trần đề, tỉnh sóc trăng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng (Trang 97 - 104)

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SINH KẾ BỀN VỮNG CHO DÂN CƯ VÙNG VEN BIỂN HUYỆN TRẦN ĐỀ

3.3 Đề xuất một số giải pháp sinh kế bền vững

3.3.1 Đánh giá tính bền vững của các sinh kế hiện tại

Trồng lúa vẫn là sinh kế truyền thống và quan trọng nhất ở vùng ven biển của huyện và được coi là hoạt động sinh kế gần như mặc định cho đại đa số nông dân Việt Nam với mục đích chính là đảm bảo an ninh lương thực cho gia đình và sau đó là chi trả cho các chi phí lặt vặt trong cuộc sống. Tính bền vững của sinh kế này được thể hiện ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1: Tính bền vững của sinh kế trồng lúa Các khía

cạnh

Tính bền vững

Kinh tế Đầu tư vốn cho hoạt động này chủ yếu là giống, phân bón và công lao động. Nhìn chung, hiệu quả của hoạt động này phụ thuộc rất nhiều vào năng suất và diện tích đất đai của hộ gia đình. Chi phí cho sản xuất 1 công lúa ở ĐBSCL (1 công = 1.000 m2): công làm đất 200.000 đồng + tiền phân, thuốc BVTV 2.000.000 đồng + bơm tưới 150.000 đồng + cắt và kéo lúa 300.000 đồng + công làm cỏ lúa, phun xịt 200.000 đồng. Tổng chi là 2.850.000 đồng/công, đó là chưa kể nhân công nhà. Một công lúa nếu thuận mùa, không bị dịch bệnh sẽ cho thu hoạch trung bình 800 kg (8 tấn/ha). Với 800 kg lúa, giá thu mua tại ruộng thời điểm hiện nay là 4.600 đồng/kg (tính theo giá đã tăng, lúa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu) thì thu về được 3.680.000 đồng. Như vậy, thu 3.680.000 đồng, trừ chi phí 2.850.000 đồng, nông dân còn lời 830.000 đồng. Còn vụ hè thu, không có lời bao nhiêu, chi phí sản xuất như vụ đông xuân (2.850.000 đồng) nhưng năng suất trung bình chỉ 600 kg (6 tấn/ha), cho giá thu mua là 5.000 đồng/kg thì thu về 3.000.000 đồng, trừ chi phí sản xuất, nông dân còn lời vỏn vẹn 150.000 đồng. Đó là chưa kể lúc giá lúa sụt giảm bất thường. Tổng cả hai vụ lúa, nông dân lời 930.000 đồng.

Xã hội Mặc dù thu nhập không cao nhưng trồng lúa tạo ra nguồn thu nhập ổn định nhất, góp phần giải quyết việc làm và đảm bảo an ninh lương thực ở nông thôn. Ngoài ra, đây là hoạt động sinh kế lâu đời của người nông dân Việt Nam, thu hút nhiều lao động kể cả lao động nữ mặc dù thời gian nông nhàn trong năm vẫn còn là vấn đề phải giải quyết. Trong thời gian nông nhàn, người dân thường di cư từ nông dân ra các khu đô thị để tìm thêm việc làm tăng thu nhập.

Môi trường

Sinh kế này sử dụng một khối lượng lớn các chất hóa học như thuốc trừ sâu bệnh, thuốc diệt cỏ vào đồng ruộng, sau đó các hóa chất này theo các hệ thống thoát nước chảy ra sông, biển. Xét trên quy mô hộ gia đình thì tác động môi trường là không lớn. Nếu xét trên diện rộng, trồng lúa sẽ gây những ảnh hưởng đáng kể đến môi trường đất và

Các khía cạnh

Tính bền vững

nước nên việc áp dụng hiệu quả mô hình quản lý sử dụng thuốc trừ sâu hiệu quả là rất cần thiết.

Thể chế Hoạt động trồng lúa có sự hỗ trợ rất lớn về thể chế (các cơ quan ở địa phương như phòng nông nghiệp huyện, trung tâm khuyến nông) cũng như chính sách hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp (như hỗ trợ về giống, phân bón, kỹ thuật trồng trọt, tiếp cận vốn vay ngân hàng,...).

Thích ứng với biến

đổi khí hậu

Sinh kế trồng lúa có tính nhạy cảm rất cao trước thời tiết. Do đó, các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán hay xâm nhập mặn đều ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế của sinh kế này. Xét trên diện rộng, ở vùng ven biển, những vùng đất mầu mỡ thường được ưu tiên quy hoạch để trồng lúa; phần đất đã bị xâm nhập mặn (đất sát đê biển) thường được chuyển sang nuôi trồng thủy sản.

3.3.1.2 Chăn nuôi

Chăn nuôi là hoạt động sinh kế không thể thiếu đối với bà con nông dân trên cả nước. Chăn nuôi ở khu vực thường tập trung chủ yếu vào nuôi gia súc (trâu, bò,…) và gia cầm (gà, vịt…) ở quy mô nhỏ, cấp hộ gia đình và mô hình chăn nuôi theo kiểu trang trại qui mô lớn đang còn trong giai đoạn thử nghiệm.

Bảng 3.2: Tính bền vững của sinh kế chăn nuôi Các khía

cạnh

Tính bền vững

Kinh tế Hiệu quả kinh tế từ hoạt động chăn nuôi thường không cao nhưng cao hơn trồng lúa. Ở quy mô hộ gia đình, đầu tư cho chăn nuôi không lớn nhưng là sinh kế hỗ trợ kinh tế hộ gia đình rất tiềm năng và đóng vai trò như một khoản tiết kiệm với lãi suất cao nếu không bị dịch bệnh và có tính thanh khoản lớn khi cần trang trải các chi phí dịch vụ cấp thiết của hộ như chi phí cho y tế, giáo dục, sự kiện gia đình… Kỹ thuật chăn nuôi, công tác thú y và thông tin thị trường là những yếu tố quan trọng đem đến sự thành bại cho các hộ chăn nuôi. Với hình thức chăn nuôi chăn thả (quảng canh), các hộ nông dân thường đối mặt với dịch bệnh hoặc năng suất thấp, chất lượng không cao. Với kiến thức

Các khía cạnh

Tính bền vững

về các kỹ năng chăn nuôi còn hạn chế và thông tin thị trường không được nắm bắt đầy đủ, hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi đối với các hộ gia đình còn chưa cao.

Xã hội Đây là hoạt động tạo ra nguồn thu nhập ổn định, thu hút một nguồn lao động lớn lúc nông nhàn, phần lớn là phụ nữ và người lớn tuổi, song lại khó thu hút lực lượng có sức lao động tốt như thanh niên và trung niên (có thể là vì quan niệm và văn hóa). Bên cạnh đó, hoạt động chăn nuôi ở nông thôn là tiền đề cho nhiều hoạt động sinh kế khác như buôn bán nhỏ (giống, thức ăn, thuốc thú y,…) và đôi khi còn là vùng nguyên liệu cho các doanh nghiệp thương mại (chế biến thực phẩm).

Môi trường

Nước thải từ chăn nuôi lợn nếu không được xử lý (ví dụ bằng cách làm hầm biogass) sẽ gây ô nhiễm môi trường đất và nước

Thể chế Cũng giống như sinh kế trồng lúa, hoạt động chăn nuôi có sự hỗ trợ rất lớn về thể chế (các cơ quan ở địa phương như Phòng Nông nghiệp huyện, Trung tâm khuyến nông) cũng như chính sách hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp (như hỗ trợ về giống, kỹ thuật chăn nuôi, tiếp cận vốn vay ngân hàng,...).

Thích ứng với biến

đổi khí hậu

Chăn nuôi ở nông thôn hiện nay chủ yếu được thực hiện dưới hình thức quảng canh nên bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh và thời tiết.

Hạn hán, mưa nhiều, quá rét hay quá nóng và bão, lụt đều dễ phát sinh dịch bệnh cho cả gia súc và gia cầm. Như vậy, tính dễ bị tổn thương của hoạt động sinh kế này trước tác động của BĐKH có thể xem ở mức cao. Để thích ứng trước những tác động trên, các gia đình nông thôn hiện nay đang chuyển dần từ chăn thả sang nuôi nhốt nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật mới (trồng cỏ nuôi trâu bò, cám công nghiệp kết hợp cám gia đình …) nhằm nâng cao năng suất, từ đó đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

3.3.1.3 Đánh bắt

Khai thác thủy hải sản là sinh kế truyền thống của người dân ven biển với tư duy sống bám biển, biển nuôi người suốt bao đời nay. Ngành khai thác ở Việt Nam chủ yếu là ở quy mô nhỏ và đánh bắt đa loài; khai thác xa bờ với tàu và đội tàu lớn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng tàu thuyền khai thác ở Việt Nam.

Bảng 3.3: Tính bền vững của sinh kế đánh bắt Các khía

cạnh

Tính bền vững

Kinh tế Đầu tư cho tàu thuyền với công suất nhỏ là không lớn và thời gian khấu hao dài; chi phí biến đổi mà các hộ ngư dân phải chi trả thường là xăng dầu và ngư cụ. Nguồn thu phụ thuộc rất nhiều vào sản lượng khai thác được trong ngày. Nhìn chung, đây là hoạt động sinh kế truyền thống và phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên. Đời sống của ngư dân ven biển nhìn tổng thể là khá hơn so với nông dân trồng lúa do dòng tiền cấp hộ gia đình có đều đặn hàng ngày.

Xã hội Sinh kế này thu hút một lực lượng lao động lớn ở địa phương, kể cả phụ nữ và người già vì họ có thể tham gia hỗ trợ công tác hậu cần như bán, chế biến sản phẩm từ biển và duy tu bảo dưỡng ngư cụ và tàu thuyền. Do sinh kế này thường tạo ra những khoản tiền mặt sẵn có cho các hộ gia đình nên an ninh lương thực được đảm bảo.

Môi trường

Sinh kế khai thác thủy sản nếu không được quản lý tốt sẽ có tác động lớn đến hệ sinh thái biển và vùng bờ. Do nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt vì nhiều lý do như khai thác quá mức, sử dụng công nghệ mới và áp lực khai thác cao nên ngư dân thường phải sử dụng các phương pháp khai thác có tính hủy diệt cao như thuốc nổ, điện hay hóa chất tại các vùng có tính nhạy cảm cao về sinh thái. Việt Nam có bờ biển dài cùng nguồn lợi thủy sản phong phú cung cấp lương thực cho khoảng ẳ dõn số và hỗ trợ xuất khẩu. Mặc dự chớnh sỏch của chính phủ là phát triển kinh tế hướng ra biển nhưng không nên tập trung khai thác gần bờ mà nên định hướng khai thác xa bờ và nuôi trồng thủy sản để giảm tốc độ cạn kiệt tài nguyên thủy sản.

Thể chế Cơ chế hỗ trợ phát triển ngành thủy sản luôn được nhà nước quan tâm

Các khía cạnh

Tính bền vững

như hỗ trợ xăng dầu cho ngư dân, hỗ trợ khuyến ngư,... Nhìn chung, ở cấp cơ sở, ngư dân vẫn được tạo điều kiện thuận lợi trong khai thác với cơ chế “tiếp cận tự do” và họ hoàn toàn có thể khai thác ở bất kỳ vùng biển nào ở Việt Nam với điều kiện phải tuân thủ các quy định về đăng ký, đăng kiểm, vùng khai thác và không sử dụng phương pháp đánh bắt hủy diệt. Ngoài ra, chính phủ đã có nhiều biện pháp hỗ trợ ngư dân như trang bị máy định vị, liên lạc đối với tàu xa bờ và cung cấp thông tin thời tiết đến cấp cơ sở qua kênh truyền hình, truyền thanh.

Thích ứng với biến

đổi khí hậu

Sinh kế khai thác thủy sản phụ thuộc rất lớn vào tài nguyên thiên nhiên và điều kiện thời tiết. Vì vậy, các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, sóng thần có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động này; không những làm cho ngư dân không thể ra khơi mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tàu thuyền và ngư cụ. Người dân ra biển với tâm lý chủ quan và dựa vào kinh nghiệm lâu đời, cùng với những hạn chế thông tin về thời tiết, thường dẫn đến hậu quả khó lường khi gặp thiên tai, đặc biệt là bão.

3.3.1.4 Nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là sinh kế đã phát triển mạnh ở các vùng ven biển Việt Nam suốt hơn 20 năm qua. Đối tượng nuôi chủ yếu là các loài có giá trị kinh tế cao như tôm sú, tôm thẻ chân trắng; các loại cá như cá song, giò, vược và một số loài khác như ghẹ và hai mảnh vỏ: nghêu, tu hài, vẹm… Nhìn chung, việc nuôi loài gì phụ thuộc nhiều vào điều kiện và đặc điểm tự nhiên của từng vùng.

Bảng 3.4: Tính bền vững của sinh kế nuôi trồng thủy sản Các khía

cạnh

Tính bền vững

Kinh tế Hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi trồng thường khá cao nhưng vốn đầu tư rất lớn. Đây là hoạt động có chi phí đầu tư lớn, có thể lên đến hàng trăm triệu đồng cho chi phí cải tạo đầm, con giống, thức ăn và công chăm sóc. Nếu sản lượng thu hoạch tốt thì đây là sinh kế đem lại

Các khía cạnh

Tính bền vững

lợi nhuận cao cho người nuôi vì thị trường đầu ra và giá thành phẩm tương đối tốt và ổn định. Tuy nhiên, hoạt động nuôi trồng gặp nhiều rủi ro, đặc biệt là dịch bệnh, nguồn nước và các yếu tố khác. Và khi gặp rủi ro thì thường là không thể cứu được và không có nguồn thu, dẫn đến lỗ trắng.

Xã hội Mặc dù có thể mang lại nguồn thu nhập cao nhưng thất thường do phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết nên thu nhập không có tính ổn định. Hơn nữa, do nguồn vốn đầu tư cho nuôi trồng lớn nên chỉ có thể tạo việc làm cho các hộ có khả năng về vốn đầu tư và một số lao động làm thuê cho các hộ này. Tuy nhiên, đây là hoạt động góp phần hỗ trợ gia tăng việc làm tại địa phương, chủ yếu là lao động theo mùa (mùa thu hoạch và cải tạo đầm). Phụ nữ thường tham gia ở giai đoạn sau thu hoạch như bán và chế biến sản phẩm.

Môi trường

Sinh kế này được thực hiện với mục tiêu giảm áp lực khai thác nguồn lợi biển do nhu cầu thiết yếu của con người. Đất ven biển được sử dụng cho nuôi trồng là khá lớn, do đó, việc sử dụng chất hóa học cải tạo đầm cũng gây tác động đến môi trường nước ven biển, ngoại trừ các hoạt động nuôi hai mảnh vỏ. Hơn nữa, các hộ nuôi trồng thường sinh sống trực tiếp trên bè nuôi hay vùng nuôi nên thường gây ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt..

Thể chế Đây là hoạt động sinh kế đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân và nguồn thu lớn cho chính quyền địa phương nên ở nơi có điều kiện tự nhiên phù hợp, các cấp chính quyền cơ sở đều quy hoạch vùng nuôi và áp dụng chính sách hỗ trợ của nhà nước như con giống, khuyến ngư,…

Thích ứng với biến

đổi khí hậu

Nuôi trồng thủy sản nhìn chung chịu rủi ro cao trước các hiện tượng thời tiết cực đoan. Bão, sóng gió, nước biển dâng cao đều là những mối đe dọa trực tiếp đến hoạt động sinh kế này. Một trận bão có thể gây tổn hại toàn bộ vùng nuôi nghêu, các lồng bè và đầm nuôi tôm.

Thích ứng của người dân trước các tác động này chủ yếu là cập nhật thông tin thời tiết từ chính quyền và các cơ quan chức năng thông qua

Các khía cạnh

Tính bền vững

kênh thông tin chính thức từ đài truyền thanh, truyền hình và đắp bờ đầm cao để tránh triều cường, sóng lớn.

Một phần của tài liệu giải pháp sinh kế bền vững cho dân cư vùng ven biển huyện trần đề, tỉnh sóc trăng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng (Trang 97 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)