2.2 Tác động của biến đổi khí hậu tới sinh kế của cƣ dân vùng ven biển huyện Trần Đề
2.2.1 Diễn biến của biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong các thập kỷ qua
Theo Báo cáo đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xây dựng khung kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và NBD tỉnh Sóc Trăng (2015) và số liệu thống kê có liên quan thì những diễn biến của BĐKH trên địa bàn cụ thể như sau:
2.2.1.2 Nhiệt độ
Khu vực thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa rõ rệt:
mùa mưa từ tháng 5-11 với gió mùa Tây Nam và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 với gió mùa Đông Bắc. Trong giai đoạn 1985-2009 nhiệt độ cao nhất qua các năm dao động trong khoảng từ 35,1-37,10C (chênh lệch 2,00C) và nhiệt độ thấp nhất dao động trong khoảng 16,7-20,70C (chênh lệch 4,00C), nhiệt độ với sự chênh lệch mức nóng nhất và lạnh nhất qua các năm 14,4-19,50C (Biểu đồ 2.5). Biểu hiện sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất trong cùng một năm có sự khắc nghiệt và có chiều hướng ngày càng gia tăng qua các năm. Nhiệt độ cao nhất thường vào tháng 4 trong năm, do đây là thời kỳ chuyển tiếp từ gió mùa Đông Bắc sang gió mùa Tây Nam, là thời kỳ nắng nóng nhất trong mùa khô. Trong giai đoạn
2010-2014 cho thấy, nhiệt độ bình quân năm của tỉnh dao động trong khoảng 27,1- 27,40C, và đỉnh điểm là vào năm 2012, 2013 (đạt 27,40C) (Bảng 2.2).
Biểu đồ 2.5: Diễn biến nhiệt độ qua các năm 1985-2009
Nguồn: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xây dựng khung kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng tỉnh Sóc Trăng
Bảng 2.2: Diễn biến nhiệt độ giai đoạn 2010-2014
Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sóc Trăng, 2015 2.2.1.2 Lượng mưa
Mùa mưa có xu hướng thay đổi bất thường, cả về thời gian và cường độ mưa.
Trên địa bàn, cả số ngày mưa và tổng lượng mưa đều tập trung vào các tháng mùa mưa, từ tháng 5 đến hết tháng 11. Mưa thường không kéo dài liên tục nhiều ngày mà phổ biến là mưa trận cách quãng nhau, số ngày mưa bình quân khoảng 130 ngày/năm, lượng mưa trong thời kỳ 1985-2009 chiếm từ 90-95% lượng mưa cả năm.
Thống kê diễn biến lượng mưa từ năm 1985-2009 cho thấy lượng mưa giai đoạn
0 10 20 30 40
Nhiệt độ (oC)
Nhiệt độ thấp nhất Nhiệt độ cao nhất Nhiệt độ TB Linear (Nhiệt độ thấp nhất)
Linear (Nhiệt độ TB)
Năm Trung bình
Cao nhất
Ngày/ tháng xuất hiện
Thấp nhất
Ngày/ tháng xuất hiện
2010 27,3 36.5 08/05/2010 21,3 20/01/2010
2011 27,0 34.9 08/05/2011 20,5 12/12/2011
2012 27,4 35.1 21/04/2012 21,3 05/01/2012
2013 27,4 36.2 06/04/2013 21,0 27/12/2013
2014 27,1 36.4 28/04/2014 18,2 24/01/2014
1990-1993 và các năm 2004, 2006, 2009 là khá thấp, thời kỳ ảnh hưởng đỉnh điểm của hiện tượng El Nino làm cho mùa khô năm 2006-2007 trở nên gay gắt hơn và khô hạn hơn so với thông thường. Hiện tượng “mưa nắng thất thường” do ảnh hưởng của BĐKH trên toàn cầu là vào mùa mưa, tần suất mưa và chu kỳ mưa đã có sự thay đổi đáng kể. Trong giai đoạn 2010-2014, lượng mưa bình quân năm tại trạm quan trắc dao động trong khoảng 1.540,2-2.142,8 mm (Bảng 2.3).
Biểu đồ 2.6: Diễn biến tổng lƣợng mƣa năm 1985-2009
Nguồn: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xây dựng khung kế hoạch hành động ứng phó với biên đổi khí hậu và nước biển dâng tỉnh Sóc Trăng
Bảng 2.3: Diễn biến lƣợng mƣa ttrong giai đoạn 2010-2014
Năm Tổng lƣợng mƣa (mm) Số ngày mƣa
2010 2142.8 181
2011 1893.2 158
2012 1827.6 158
2013 1540.2 160
2014 1824.0 160
Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sóc Trăng, 2015 2.2.1.3 Mực nước
Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long và các sông rạch trong tỉnh diễn biến khá phức tạp, mực nước đạt đỉnh cao nhất vào những tháng mùa mưa cuối năm và
0 1000 2000 3000
Lượng mưa (mm)
Tổng lượng mưa năm Linear (Tổng lượng mưa năm)
đầu năm sau (khoảng từ tháng 9 đến hết cuối tháng 2 hoặc giữa tháng 3 năm sau), hầu hết mực nước các tháng mùa mưa những năm sau xấp xỉ hoặc cao hơn những năm trước.
Biểu đồ 2.7: Diễn biến mực nước tại trạm Đại Ngãi qua các năm 1985-2009 Nguồn: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xây dựng khung kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng tỉnh Sóc Trăng
Bảng 2.4: Diễn biến mực nước sông Hậu (trạm Đại Ngãi) năm 2010-2014 Đơn vị: cm
Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sóc Trăng, 2015 2.2.1.4 Bão, áp thấp nhiệt đới
Theo thống kê trong 45 năm (1961-2007) thì chỉ có 12 cơn bão, áp thấp thiệt đới đổ bộ vào bờ biển Nam Bộ. Giai đoạn năm 2011-2014 cũng đã có hơn 50 cơn bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện, gây thiệt hại trên địa bàn tỉnh.