Hiện người dân vùng ven biển của huyện đã liên tục tự điều chỉnh các hoạt động SK của mình để phù hợp với điều kiện và nguồn lực tại địa phương. Đến nay thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ đói nghèo ở huyện đã được cải thiện đáng kể.
Các sinh kế chính của người dân huyện thu được các kết quả sau:
- Nông nghiệp: tổng sản lượng lúa năm 2015 đạt hơn 275.000 tấn, năng suất bình quân đạt hơn 6,1 tấn/ha; Toàn huyện được đầu tư 609 công trình đê, cống ngăn mặn, chống lũ và hệ thống thuỷ lợi khép kín, phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp, với diện tích trồng lúa là 45.200 ha, trong đó có 35.000 ha lúa đặc sản chiếm 77,43%
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013 0
2000 4000 6000 8000
Ha
Thiệt hại
diện tích; toàn huyện có 77 mô hình cánh đồng mẫu, tăng 47 mô hình so năm 2010 , trong đó có 01 cánh đồng lớn chuyên canh giống ST5 với diện tích 2.200 ha, cho thu nhập cao hơn lúa thường từ 10 -15 triệu đồng/ha.
- Chăn nuôi gia súc: chuyển dần từ nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại tập trung.
Toàn huyện có 165 trang trại tổng hợp, tăng 42 trang trại so năm 2010, trong đó có 11 trang trại chăn nuôi công nghiệp, đàn bò sữa của huyện được 2.800 con, tăng 1.889 con so năm 2010.
- Thủy sản: nuôi tôm được đầu tư và phát triển theo hướng công nghiệp, tăng cường quản lý nhà nước gắn với tổ chức lại vùng nuôi, đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh. Phát triển nuôi tôm tập trung theo hướng công nghệ cao và nuôi tôm sạch theo mô hình Vietgap; Diện tích nuôi thủy sản đạt 5.700 ha, trong đó nuôi tôm 4.100 ha; Giá trị 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 147 triệu đồng, tăng 42 triệu đồng/ha so 2010. Nhờ được đầu hệ thống thủy lợi, người dân đã tăng diện tích nuôi tôm và đời sống cũng khá hơn rất nhiều.
- Khai thác, đánh bắt hải sản: các phương tiện khai thác hải sản được đóng mới, nâng cấp từ 522 phương tiện năm 2010 lên 647 phương tiện năm 2015, tăng 75 phương tiện so năm 2010, đã góp phần nâng cao chất lượng khai thác hải sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân. Tổng sản lượng thủy sản đạt 56.000 tấn, tăng 11.530 tấn so năm 2010.
2.4.2 Những tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện vẫn tồn tại một số vấn đề ảnh hưởng tới tính bền vững của các sinh kế trên địa bàn, chủ yếu xuất phát từ các nguồn lực sinh kế (tự nhiên, vật chất, tài chính, con người và xã hội) thiếu thốn, yếu kém, suy giảm, việc tổ chức quản lý nguồn lợi thiên nhiên chưa tốt cũng như các tác động bất lợi của các yếu tố bên ngoài như thiên tai, thời tiết xấu, môi trường ô nhiễm, dịch bệnh, biến động giá cả thị trường như giá xăng dầu, thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng trừ dịch bệnh tăng cao... Những tồn tại chính trong các hoạt động sinh kế này bao gồm:
- Tàu thuyền cũ, công suất thấp, số lượng lớn, chủ yếu khai thác ven bờ, trong khi nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, thu nhập hàng năm ngày càng suy giảm.
Thiên tai, giá xăng dầu cao, nguồn lợi thủy sản cạn kiệt là những nguyên nhân chính làm cho thu nhập suy giảm.
- Xu huớng gia tăng dịch bệnh NTTS, ô nhiễm môi trường nước, khả năng tái tạo đầu tư NTTS thấp, thu nhập từ nghề này suy giảm.
- Cơ sở hạ tầng yếu kém, không phù hợp với NTTS làm gia tăng rủi ro cho NTTS.
- Thiếu vốn trầm trọng, nợ nần chồng chất khó có khả năng chi trả, khả năng đầu tư mở rộng sản xuất hay chuyển đổi nghề gặp khó khăn. Tình trạng thiếu vốn trầm trọng và phổ biến - một nguồn lực quan trọng hàng đầu, gây khó khăn cho chuyển đổi sinh kế một cách bền vững.
- Thiếu đất sản xuất là một khó khăn cho việc chuyển đổi nghề.
- Lao động chưa qua đào tạo, trình độ học vấn thấp, thiếu kiến thức, chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm làm tăng khả năng rủi ro trong sản xuất, cũng như khó khăn cho chuyển đổi nghề.
- Thiếu sự phối hợp, liên kết trong tổ chức sản xuất, các mô hình quản lý dựa vào cộng đồng, mô hình tổ đội sản xuất trên biển… chưa được triển khai trong thực tế làm tăng rủi ro trong khai thác, NTTS và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Những rủi ro dẫn tới tình trạng việc làm không ổn định trở nên phổ biến.
- Các rủi ro về di cư, đào tạo không phù hợp nhu cầu thị trường, làm mất chi phí cơ hội.
Kết luận chương 2
Chương 2 của luận nêu diễn biễn biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong các thập kỷ qua trong khu vực cùng các tác động của BĐKH tới sinh kế của người dân.
Trọng tâm của Chương 2 là phân tích thực trạng sinh kế của người dân trong bối cảnh BĐKH thông qua sử dụng Khung sinh kế bền vững của DFID. Qua quá trình phân tích có thể rút ra nhận định sau: BĐKH gây tổn thương đến các nguồn lực sinh kế, từ đó ảnh hưởng đến các chiến lược sinh kế và các kết quả sinh kế của người
dân. Đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thích ứng về sinh kế của hộ gia đình trước tác động của biến đổi khí hậu là những nguồn lực sinh kế mà hộ gia đình nắm giữ, bởi đây chính là phương tiện mà hộ gia đình sử dụng để tạo ra của cải vật chất.
Hộ gia đình càng có nhiều loại nguồn lực sinh kế thì họ càng được đảm bảo và có được sự bền vững về sinh kế. Chính vì vậy, sự hỗ trợ của nhà nước thông qua các biện pháp cải thiện các nguồn lực sinh kế đóng vai trò rất quan trọng. Bên cạnh đó, tạo dựng môi trường thuận lợi về thể chế và chính sách đặt trong bối cảnh của công tác thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ giúp người dân thích ứng với biến đổi khí hậu trong dài hạn trên cơ sở tạo lập SKBV.