Các nghiên cứu về sinh kế vùng ven biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu giải pháp sinh kế bền vững cho dân cư vùng ven biển huyện trần đề, tỉnh sóc trăng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng (Trang 35 - 39)

1.4 Những công trình nghiên cứu liên quan

1.4.2 Các nghiên cứu về sinh kế vùng ven biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Đề tài nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội về “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất và biến đổi sinh kế của cộng đồng dân cư đồng bằng sông Hồng”, Đề tài đã mô tả những ảnh hưởng của BĐKH đến biến đổi sử dụng đất. Phân tích các nguyên nhân đế làm rõ ảnh hưởng của BĐKH đến biến đổi sinh kế của hộ gia đình trên các khía cạnh: việc làm, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu nguồn thu, cơ cấu thu nhập, cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng, cơ cấu vật nuôi. Phân tích nhận định của các hộ gia đình về ảnh hưởng của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình và phương thức ứng phó của họ. Đã đề xuất các chiến lược sinh kế ứng phó của các hộ gia đình trước tác động của BĐKH. Đề tài đã tiến hành khảo sát hộ gia đình tại 5 xã thuộc 5 tỉnh đồng bằng sông Hồng là: xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình; xã Thái Đô, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình; xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định; xã Vân Nội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội và xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội đế minh

hoạ cho các phân tích và đánh giá. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu chủ yếu mang tính định tính, các tác động của BĐKH đến sinh kế người dân chưa được lượng hóa (Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012).

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở về “Đánh giá nhu cầu hỗ trợ sinh kế của các cộng đồng ven biển đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu”, Một trong những đề tài đã áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính đế bước đầu đánh giá nhận thức của người dân về vấn đề BĐKH tại địa phương. Những ảnh hưởng chính của BĐKH lên sinh kế hộ gia đình, những biện pháp thích ứng đã được thực hiện ở cấp hộ gia đình và cấp cộng đồng và nhu cầu hỗ trợ sinh kế của người dân trước tác động của BĐKH. Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định - một trong 5 tỉnh bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi BĐKH ở vùng ven biến đồng bằng sông Hồng (Vũ Thị Hoài Thu, 2011).

Trong nghiên cứu về “Sự thích ứng của sinh kế ven biển trước tác động của biến đổi khí hậu: Nghiên cứu điển hình tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định” do Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu thực hiện, Nghiên cứu đã phân tích những hoạt động thích ứng về sinh kế của người dân ven biến trước tác động của BĐKH thông qua một nghiên cứu điến hình tại xã Giao Xuân và xã Giao Thiện, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định. Nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù người dân đã bước đầu thực hiện một số biện pháp nhằm ứng phó với sự biến đổi của khí hậu nhưng họ đang thích ứng bị động hơn là thích ứng chủ động trước các rủi ro về sinh kế do BĐKH gây ra.

(Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu, 2011). Do đó, việc thích ứng trước tác động của BĐKH không chỉ bằng nỗ lực của người dân mà rất cần các chính sách hỗ trợ của nhà nước đế đạt được sự bền vững về sinh kế cho người dân ven biến trong bối cảnh BĐKH. (Trần Thục và nnk., 2008)

Nghiên cứu về “Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế vùng ven biển đồng bằng sông Hồng” của Vũ Thị Hoài Thu, tác giả đã phân tích một số ảnh hưởng của BĐKH đến sinh kế vùng ven biến ĐBSH dựa trên việc tổng hợp các tài liệu của các cá nhân và cơ quan nghiên cứu, Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các sinh kế chính bị ảnh hưởng là sản xuất nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản do dải

ven biến vùng ĐBSH là khu vực có mật độ dân cư cao và sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp phụ thuộc nhiều vào khí hậu và nguồn nước. Nam Định là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BĐKH ở vùng ven biến ĐBSH, đặc biệt về diện tích đất, số người bị ảnh hưởng và số người nghèo bị ảnh hưởng (Vũ Thị Hoài Thu, 2011).

Dự án “Xây dựng quan hệ đối tác nhằm tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của các Cộng đồng ven biển Việt Nam”- Dự án PRC (MCD 46) được hỗ trợ bởi chính phủ Úc và hỗ trợ kỹ thuật bởi Oxfam. Dự án với mục tiêu tổng quan là tăng cường khả năng phục hồi của người dân vùng ven biển bị tổn thương nhiều nhất trước tác động của thay đổi khí hậu, BĐKH và thiên tai, đặc biệt là phụ nữ. Khái niệm về khả năng phục hồi được nói đến trong dự án này là khả năng của các cộng đồng và hệ sinh thái dễ bị tổn thương chống chịu, hấp thụ, thích ứng và khôi phục từ những tác động của thay đổi khí hậu, BĐKH và thiên tai. Mục tiêu của Dự án là giúp khoảng 23.000 người dân dễ bị tổn thương do BĐKH tại Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình giảm thiểu rủi ro và cải thiện sinh kế.

Kết luận chương 1

Trong Chương 1, luận văn đã giới thiệu tổng quan về BĐKH và sinh kế bền vững, cụ thể gồm: các khái niệm liên quan đến BĐKH, biểu hiện của biển đổi khí hậu và nguyên nhân gây ra BĐKH cũng như thực trạng BĐKH trên thế giới và ở Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã trình bày tổng quan về đặc trưng sinh kế người dân vùng biển, các tác động của BĐKH lên sinh kế của dân cư, và cách tiếp cận sinh kế bền vững trong bối cảnh BĐKH. Nhiều nghiên cứu gần đây đều cho rằng Việt Nam là một trong 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới do sự biến đổi của khí hậu. Mực NBD, nhiệt độ tăng, sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan được dự đoán sẽ xảy ra và có tác động nghiêm trọng đến con người và nền kinh tế. Đối với một quốc gia có đường bờ biển dài và 2 đồng bằng châu thổ lớn là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long thì những mối đe dọa do mực NBD cao, bão, lũ lụt, xói lở bờ biển và xâm nhập mặn… là thực sự nghiêm trọng.

Điều này đã, đang và sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sinh kế của dân cư ven biển sống phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhạy cảm với khí hậu.

Sinh kế bền vững từ lâu đã là chủ đề được quan tâm trong các tranh luận về phát triển, giảm nghèo và quản lý môi trường trên cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Trong bối cảnh BĐKH, sinh kế của hàng trăm triệu dân trên toàn thế giới sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Gắn kết sinh kế bền vững với BĐKH sẽ giúp xây dựng các sinh kế bền vững và thích ứng trong bối cảnh BĐKH. Mặc dù là khu vực có tiềm năng phát triển nhưng vùng ven biển cũng là nơi chịu những tác động mạnh nhất của tự nhiên và hoạt động của con người. Thích ứng về sinh kế là chìa khóa để giảm thiểu khả năng bị tổn thương và tăng cường khả năng chống chịu với BĐKH ở cộng đồng nghèo ven biển.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SINH KẾ CỦA DÂN CƯ VÙNG VEN BIỂN HUYỆN TRẦN ĐỀ

Một phần của tài liệu giải pháp sinh kế bền vững cho dân cư vùng ven biển huyện trần đề, tỉnh sóc trăng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)