Đề xuất một số giải pháp sinh kế bền vững

Một phần của tài liệu giải pháp sinh kế bền vững cho dân cư vùng ven biển huyện trần đề, tỉnh sóc trăng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng (Trang 104 - 115)

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SINH KẾ BỀN VỮNG CHO DÂN CƯ VÙNG VEN BIỂN HUYỆN TRẦN ĐỀ

3.3 Đề xuất một số giải pháp sinh kế bền vững

3.3.2 Đề xuất một số giải pháp sinh kế bền vững

3.3.2.1 Mô hình sinh kế chuyển đổi nghề khai thác ven bờ

Tình trạng khai thác quá mức và kém hiệu quả đang diễn ra tại địa phương đòi hỏi phải thực hiện các phương thức đa dạng hóa nguồn thu nhập của ngư dân đánh bắt trên biển. Tình trạng cạn kiệt tài nguyên biển còn có nguyên nhân từ sự tăng nhanh các tàu công suất nhỏ đánh bắt ven bờ. Vì thế khuyến khích đánh bắt xa bờ là một phương thức thay thế mà chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ ngư dân như trợ giá xăng dầu, chương trình đánh bắt xa bờ, cũng như Kế hoạch hành động quốc gia về Quản lý năng lực khai thác hải sản, chính sách phát triển thủy sản (Nghị định số 67/22014/NĐ-CP ngày 7/7/2014). Nguyên nhân như tàu đóng bằng gỗ và các phương tiện bảo quản sau thu hoạch trên tàu kém và những hạn chế của chuỗi cung ứng dịch vụ đánh bắt đã làm cho chất lượng cá bị giảm dẫn đến giảm thu nhập của người đánh bắt. Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình này cần sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa về thể chế, vốn, đào tạo nghề.

3.3.2.2 Mô hình đồng quản lý

Mô hình đồng quản lý sẽ dễ dàng bảo vệ hiệu quả và phục hồi các tài nguyên thiên nhiên trong khi mọi người trong một nhóm phải theo các quy định do nhóm lập ra. Đồng quản lý đầm thủy sản cũng sẽ giúp bảo vệ môi trường và phòng chống bùng phát các dịch bệnh. Việc trao đổi nhân công cũng có thể được thực hiện trong một nhóm giúp các hộ gia đình làm việc cần có nhiều nhân công. Một trong những khó khăn chính với các tổ chức hay nhóm này là xu hướng các cá nhân hoạt động độc lập do thiếu sự thống nhất về lợi ích trong hành động. Trình độ văn hoá và tiếp nhận thông tin của nông dân còn nhiều hạn chế. Nông dân thiếu kiến thức về những yêu cầu của thị trường thế giới trong tương lai như an toàn thực phẩm…vì vậy cần phải có những bước đi phù hợp với mục tiêu xây dựng các tổ chức hội nông dân

vững mạnh, hoạt động hiệu quả trong việc mang lại sinh kế cũng như thu nhập bền vững cho người dân cụ thể như sau:

- Xác định các nhóm, tổ, đội nông dân tại các xã thí điểm và thu thập kinh nghiệm.

- Khuyến khích các hộ sản xuất cá thể sáp nhập lại thành các tổ chức, nhóm lớn hơn.

- Tăng cường thắt chặt mối quan hệ giữa các tổ chức hội nông dân với trung tâm khuyến nông, khuyến ngư cũng như với Sở NN&PTNT và các tổ chức tín dụng.

- Hỗ trợ các tổ chức hội nông dân thiết lập hệ thống đánh giá và quản lý.

- Hỗ trợ và tập huấn nâng cao năng lực cho các tổ chức hội nông dân, giúp họ nắm bắt thu nhận những thông tin mới nhất và giải quyết kịp thời các dấu hiệu cảnh báo và quản lý dịch bệnh.

- Xác định và hỗ trợ đảm bảo tính ổn định tài chính của các tổ chức, nhóm.

- Cần chọn ra người phụ trách trung tâm thông tin này tại mỗi làng, thôn, xã.

Những người này phải sẵn sàng làm công tác tìm kiếm thu thập thông tin hữu ích, mong muốn nâng cao kiến thức về NTTS và hoạt động sản xuất nông nghiệp, có năng lực truyền tải những kiến thức đó cho nông dân, được cộng đồng tôn trọng.

- Tìm đầu ra cho sản phẩm, giúp các cộng đồng tạo mối quan hệ thương mại với thị trường.

- Nắm bắt công nghệ chế biến sau thu hoạch, tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm.

- Cung cấp và tiếp cận tín dụng:

• Thực hiện đánh giá nhu cầu vay vốn tại các xã thí điểm.

• Xác định và thành lập các chương trình tín dụng và tiết kiệm và quy vòng vốn thông qua hội phụ nữ và các tổ chức tín dụng tại địa phương, đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư NTTS của từng loại mô hình.

• Tập huấn nâng cao năng lực quản lý tài chính cho cán bộ trong tổ chức hội nông dân.

3.3.2.3 Mô hình sinh kế dựa vào đất

Nhìn chung, người dân ven biển của huyện chưa tìm ra được sinh kế nào là phù hợp với điều kiện của địa phương và bền vững trong bối cảnh BĐKH. Một thực tế đáng quan tâm là người dân đang sống chung với BĐKH. Với lợi thế về vị trí địa lý, trồng lúa thơm đặc sản và nuôi tôm công nghiệp vẫn là sinh kế đem lại lợi ích kinh tế cao cho hộ gia đình, đồng thời tạo việc làm và nguồn thu lớn cho chính quyền địa phương. Tuy nhiên, nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng quá nhiều đến môi trường nước vùng bờ nếu không được được quy hoạch và quản lý tốt. Kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi tôm ở huyện đã được hình thành và phát triển nhiều năm nên việc nhân rộng mô hình nuôi tôm cho nhiều hộ gia đình là không quá khó khăn. Khó khăn lớn nhất có thể là quy hoạch vùng nuôi cần đảm bảo cân bằng lợi ích giữa các hộ gia đình, nâng cao năng suất thông qua áp dụng khoa học kỹ thuật mới và có phương án phòng tránh thiên tai tốt.

Đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi và tăng quy mô sản xuất gắn liền với thị trường ở cấp hộ gia đình là thực sự cần thiết ở nông thôn, bởi vì nông dân lâu nay vẫn gắn liền với ba vụ lúa và chăn nuôi tại gia. Đây là những sinh kế không thể thiếu vì nó đảm bảo an ninh lương thực và đóng vai trò như quỹ tiết kiệm cho hộ gia đình (đặc biệt là nuôi lợn, nuôi gà). Chăn nuôi mang lại nguồn thu nhập cao hơn so với trồng trọt. Áp dụng mô hình biogas quy mô hộ gia đình là hoàn toàn phù hợp nhằm giảm thiểu tác động môi trường từ chăn nuôi; đồng thời tạo thêm nhiên liệu phục vụ nấu nướng cho gia đình. Thông thường, các hộ gia đình nông dân Việt Nam có nhiều nguồn thu nhập khác nhau, trong đó trồng trọt và chăn nuôi quy mô nhỏ đóng vai trò quan trọng. Trồng lúa, do vậy, vẫn là sinh kế đảm bảo an ninh lương thực và không thể thiếu đối với các hộ nông dân nói chung và hộ gia đình ven biển nói riêng.

3.3.2.4 Mô hình sinh kế không dựa vào đất

Người dân sống bao đời ở vùng biển của mình, họ hiểu hơn ai hết về vùng đất của họ, vì vậy đề xuất sinh kế mới luôn là một vấn đề khó khăn. Tuy nhiên, một số sinh kế mới có thể sẽ đem đến những định hướng bền vững mới cho vùng ven biển của huyện. Tuy nhiên, phát triển sinh kế thay thế hoặc bổ trợ là khá rủi ro vì các lý

do như: (i) đòi hỏi kỹ năng và tri thức mới (đôi khi là cả công nghệ mới), (ii) đòi hỏi phải có một mô hình kinh doanh mới chưa hề được chứng minh về hiệu quả với cộng đồng và không quen thuộc với người dân, (iii) đòi hỏi sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương, (iv) có thể cần lượng vốn đầu tư lớn, và (v) những người nghèo thường ngần ngại trước nguy cơ gặp rủi ro, và do đó không quan tâm nhiều tới các hoạt động sinh kế bổ trợ.

Đối với vùng ven biển, muốn thu hút ngư dân tham gia vào các hoạt động sinh kế thay thế thì ít nhất những hoạt động này phải mang lại lợi ích như những gì ngư dân mong đợi từ việc đánh bắt - một sinh kế quá truyền thống. Do đó, quá trình tạo thu nhập thay thế cần được song hành với các hoạt động khác như: tăng cường tiếp cận các nguồn lực sinh kế và nâng cao nhận thức của người dân về quản lý tài nguyên biển. Khi người dân địa phương thực sự hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của việc hỗ trợ và tạo thu nhập thay thế, họ sẽ sẵn lòng thay đổi từ các hoạt động đánh bắt hoặc các hoạt động phụ thuộc vào tài nguyên biển sang các SKBV hơn trong dài hạn.

a. Phát triển ngành dịch vụ, đặc biệt là du lịch

Trần Đề có lợi thế về tài nguyên du lịch. Là một huyện vừa nằm ven sông lại vừa ven biển, ngoài đất đai rộng lớn ra, Trần Đề còn có 12 km chiều dài bờ biển cùng với một hệ thống kênh, rạch chằng chịt và sông ngòi bao bọc tạo cho Trần Đề có lợi thế riêng để phát triển du lịch sinh thái sông nước, biển cả và nối tour đi các nơi khác. Bãi biển mỏ Ó có thể khai thác để phục vụ khách du lịch nội tỉnh và các tỉnh lân cận; cảng Kinh Ba có thể tổ chức tour du lịch đi Côn Đảo với cung đường ngắn nhất; ngoài ra, huyện còn có thế mạnh về du lịch văn hóa lễ hội; các làng nghề truyền thống như: đan đát, dệt chiếu, lò rèn,… cũng có thể nghiên cứu để mở ra các dịch vụ phục vụ khách du lịch; với lợi thế và tiềm năng nêu trên, trong tương lai không xa, Trần Đề sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch. Như vậy, trong những năm tới, nhu cầu về các dịch vụ du lịch đi kèm sẽ không ngừng phát triển.

Do đó, các sinh kế liên quan đến dịch vụ du lịch cũng cần phải được xem xét đến như các nghề hướng dẫn viên du lịch, nấu ăn cho nhà hàng và buồng, bar và bàn

cho khách sạn. Phát triển mô hình du lịch sinh thái cũng là một hướng đi mới, ví dụ như câu cá giải trí, homestay (ở cùng với ngư dân), tập làm ngư dân v.v… Hơn nữa, xét về khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường thì phát triển du lịch là hướng đi bền vững vì không ảnh hưởng đến môi trường và tạo việc làm cho nhiều đối tượng.

b. Nghề truyền thống

Gìn giữ và phát triển nghề truyền thống luôn là một hướng đi đúng đắn. Sản phẩm truyền thống thể hiện văn hóa, con người của vùng đó. Giá trị của nó không chỉ dừng lại ở sản phẩm hiện hữu mà còn là giá trị tinh thần đằng sau nó. Thị hiếu khách hàng hiện nay rất quan tâm đến nghề truyền thống địa phương, vì vậy, định hướng của các cấp, ngành và hộ gia đình cần xác định nghề truyền thống địa phương như thủ công mỹ nghệ,… có thể là một hướng đi đúng. Mặc dù ban đầu sẽ rất khó khăn do phải điều phối gắn kết nhiều công đoạn như sản xuất, nhân lực, kỹ thuật, thị trường, tiếp thị và quản lý; song khi đã thành công thì tính bền vững của mô hình này là rất cao xét về mọi khía cạnh.

3.3.2.5 Các giải pháp khác

Theo Chambers và Conway (1992), các SKBV là các sinh kế có thể đối phó và phục hồi từ các cú sốc, duy trì hoặc tăng cường năng lực và tài sản trong khi không làm suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Như đã trình bày ở Chương 2, BĐKH đang gây tổn thương lên các nguồn lực sinh kế của hộ gia đình, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động sinh kế và kết quả sinh kế. Do đó, để thực hiện thành công các hoạt động sinh kế, nguồn lực sinh kế đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hộ gia đình càng có nhiều loại nguồn lực sinh kế (số lượng) với chất lượng cao thì càng có khả năng đa dạng hóa các loại hình sinh kế để sẵn sàng ứng phó với các tác động từ bên ngoài, đặc biệt trước tác động của BĐKH.

a. Cải thiện nguồn lực tự nhiên

Các sinh kế của huyện chủ yếu là các sinh kế phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhạy cảm với khí hậu. Các hệ thống tự nhiên, khi được quản lý tốt, có thể giảm khả năng tổn thương của con người đối với rủi ro khí hậu và đem lại các lợi ích về phát triển như giảm nghèo đói và bảo tồn đa dạng sinh học. Vì vậy,

nâng cao khả năng phục hồi của các hệ thống sinh thái sẽ giúp cung cấp các dịch vụ sinh thái có chất lượng nhằm hỗ trợ cho các sinh kế. Các hoạt động sau cần được thực hiện:

- Quy hoạch nuôi trồng thủy sản theo hướng bảo vệ và khôi phục rừng ngập mặn. Có nghĩa các đầm nuôi cua, cá, tôm phải ở phía sau rừng ngập mặn, như vậy các hoạt động nuôi trồng thủy sản tại các đầm nuôi có tác động ít tới rừng ngập mặn.

- Thúc đẩy sử dụng công nghệ cho nuôi trồng thủy sản bền vững.

- Áp dụng cộng đồng cùng quản lý rừng ngập mặn để bảo vệ rừng và trồng lại rừng với các loài cây ngập mặn bền vững. Áp dụng kinh nghiệm của các tỉnh khác trong đồng bằng sông Cửu Long ví dụ như Kiên Giang.

- Đa dạng hóa các loại đầm nuôi trồng thủy sản để giảm thiểu các rủi ro của dịch bệnh và chết hàng loạt.

- Thúc đẩy quá trình xử lý rác và khí thải nông nghiệp để làm giảm phát thải khí nhà kính. Tăng cường quản lý rác để làm giảm ô nhiễm. Đối với rác trong nước, tránh xử lý rác tập trung và thúc đẩy xử lý rác gia đình (ví dụ: chôn rác trong các vườn để thay đổi rác thành phân bón tự nhiên).

- Đảm bảo cung cấp nước ngọt trong mùa khô bằng việc quy hoạch lại các kênh thủy lợi. Nghiên cứu các khả năng xây dựng hồ chứa nước ngọt kết hợp với du lịch sinh thái và thủy sản.

- Quy hoạch lại sử dụng đất để thích ứng với BĐKH và NBD: Các khu vực rủi ro ngập lụt cao bởi nước biển sẽ được quy hoạch là vùng đất nuôi trồng thủy sản.

Cũng cần cải thiện hệ thống thoát nước để tránh ngập lụt kéo và giảm thiệt hại của cây trồng do ngập lụt.

- Lựa chọn canh tác các cây trồng và vật nuôi có thể thích ứng với các điều kiện BĐKH, như những cây trồng có thể tồn tại trong các điều kiện mặn và hạn hán.

Chuẩn bị các kế hoạch quản lý cho các lan truyền sâu bệnh. Trong khi Trần Đề nóng và phù hợp cho canh tác cây lâu năm, tìm kiếm mùa vụ tốt nhất để tránh hạn hán và ngập lụt.

- Bảo vệ các hệ sinh thái ven bờ bằng cách cấm khai thác hủy diệt: lưới rà cá, các bẫy cá với các mặt lưới nhỏ và đánh bắt bằng kích điện,…Xây dựng và thực hiện các quy định về đánh bắt để tránh đánh bắt quá mức.

- Khuyến khích cộng đồng, đặc biệt là các hộ nghèo tham gia vào xây dựng và thực hiện các chính sách và các quy định; làm cho minh bạch các quá trình xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển KT-XH để tránh tiêu cực và cho phép cộng đồng tham gia vào.

b. Cải thiện nguồn lực vật chất

Phát triển cơ sở hạ tầng cứng như xây dựng hệ thống đê và kè, cung cấp nhà ở, cấp nước, nâng cấp hệ thống đường giao thông,… có thể giúp bảo vệ và chống lại nhiều loại rủi ro do khí hậu gây ra. Hệ thống thông tin liên lạc, giao thông và cảnh báo sớm được xây dựng tốt sẽ giúp sơ tán nhanh chóng người dân khi có bão. Cơ sở hạ tầng được xây dựng tốt sẽ giúp làm tăng khả năng của người dân trong việc đối phó với những cú sốc về khí hậu trong ngắn hạn và thích ứng với biến đổi khí hậu trong dài hạn, góp phần tạo SKBV cho người dân. Các hoạt động sau cần được thực hiện:

- Nâng cấp các con đường để đảm bảo giao thông vận tải thuận tiện và dễ dàng kinh doanh các sản phẩm địa phương..

- Cải thiện hệ thống thủy lợi. Nâng cấp đê sông và đê biển để phòng lũ. Cải thiện hệ thống thoát nước.

- Cải tiến các hệ thống cung cấp điện, giảm giá điện để cho phép cư dân địa phương sử dụng, đặc biệt là người nghèo tiếp cận tới điện.

- Cải thiện dịch vụ bưu chính. Nâng cấp điện thoại công cộng và dịch vụ internet để cung cấp cho các cư dân địa phương, đặc biệt các hộ nghèo có cơ hội tiếp cận thông tin.

- Đầu tư nâng cấp phương tiện cho các hoạt động sinh kế, như các tàu đánh cá xa bờ, các máy móc và thiết bị đã sử dụng cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp.

- Từng bước cải thiện chất lượng nhà ở giúp cộng đồng địa phương, đặc biệt là những hộ nghèo để giảm nhẹ các tồn thương tự nhiên và để bảo bảo an toàn tài sản và con người.

- Nâng cấp các cơ sở vật chất giáo dục: cải thiện trường học, chất lượng giáo dục, đảm bảo các trường đạt tiêu chuẩn quốc gia, với giáo dục và sân chơi cho trẻ em.

c. Cải thiện nguồn lực tài chính

Việc người dân được chuẩn bị sẵn sàng về tài chính là điều cốt lõi để tránh những tổn thất trước mắt và lâu dài do BĐKH gây ra. Xét trên khía cạnh sinh kế, tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực tài chính (từ ngân hàng, người thân, bạn bè,…) để đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ giúp cho sinh kế trở nên bền vững và an toàn trước tác động của BĐKH. Các hoạt động sau cần được thực hiện:

- Mở rộng chương trình tín dụng bền vững bằng cung cấp tín dụng ràng buộc với các kế hoạch phát triển kinh tế, như mở rộng chăn nuôi bền vững, canh tác, cung cấp nước ngọt, vệ sinh,…

- Thúc đẩy việc thành lập các nhóm tín dụng tự phát, các câu lạc bộ phụ nữ các nhóm chuyên môn để thúc đẩy các mỗi quan hệ xã hội và giúp mọi người trao đổi kinh nghiệm trong công việc, quản lý tài chính, thị trường, gia tăng quay vòng vốn và các hộ nghèo có khả năng tiếp cận tới tín dụng và các nguồn khác.

- Thúc đẩy trả nợ dần các khoản vay hơn là trả góp.

- Nâng cao các hiểu biết về tín dụng tiết kiệm cho cộng đồng, đặc biệt là các hộ nghèo.

- Xây dựng, phát triển và quản lý các quỹ tín dụng cho các hộ nghèo.

- Tổ chức và quản lý hiệu quả các quỹ phòng chống thiên tai, hỗ trợ tái định cư, thay đổi công việc.

- Kết hợp với chính quyền cấp trên để xây dựng chương trình bảo hiểm thích hợp để chuyển các rủi ro sang các công ty bảo hiểm.

d. Cải thiện nguồn lực con người

Một phần của tài liệu giải pháp sinh kế bền vững cho dân cư vùng ven biển huyện trần đề, tỉnh sóc trăng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng (Trang 104 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)