Hiện trạng sinh kế dân cư vùng ven biển huyện Trần Đề

Một phần của tài liệu giải pháp sinh kế bền vững cho dân cư vùng ven biển huyện trần đề, tỉnh sóc trăng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng (Trang 55 - 82)

2.3 Thực trạng sinh kế của dân cƣ vùng ven biển huyện Trần Đề

2.3.2 Hiện trạng sinh kế dân cư vùng ven biển huyện Trần Đề

Sinh kế người dân ven biển huyện Trần Đề được phân tích thông qua sử dụng Khung sinh kế bền vững của DFID. Việc phân tích tập trung vào 5 yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế hộ gia đình là: (i) nguồn lực sinh kế, (ii) chiến lược sinh kế, (iii) kết quả sinh kế, (iv) các qui trình về thể chế và chính sách, và (v) bối cảnh bên ngoài.

2.3.2.1 Nguồn lực sinh kế a. Nguồn lực tự nhiên

Thu nhập của dân cư địa phương phụ thuộc nhiều vào khả năng tiếp cận các nguồn lực tự nhiên. Các nguồn lực tự nhiên ở Trần Đề chủ yếu là đất, nước mặt, không khí, hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Rừng ngập mặn, các bãi triều, cửa sông là nơi đẻ trứng, trú ẩn và nuôi dưỡng các ấu trùng và nhiều loài cá lớn, sò, cua và các loài tôm, và vì vậy, cung cấp các nguồn cá ven bờ.

Nguồn lực tự nhiên chính của Trần Đề là đất và nước mặt. Hoạt động sinh kế chính của người dân Trần Đề chủ yếu là nông nghiệp (trồng lúa đặc sản) và thủy sản trong đó nuôi tôm công nghiệp của huyện là trọng điểm của tỉnh Sóc Trăng. Bãi cá cửa sông Hậu và Côn Đảo là ngư trường truyền thống của các huyện ven biển

tỉnh Sóc Trăng. Diện tích bãi cá cửa sông Hậu là 3.164 km2, bãi cá Côn Đảo là 7.331 km2. Cơ cấu sử dụng đất, diện tích trồng lúa và nuôi trồng thủy sản được thể hiện trong Biểu đồ 2.8 và Biểu đồ 2.9.

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu sử dụng đất huyện Trần Đề

Biểu đồ 2.9: Diện tích trồng lúa và thủy sản của huyện giai đoạn 2011-2014 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng, 2014

Trong khi nuôi trồng thủy sản có tiềm năng tạo thu nhập cao, có xu hướng chuyển đổi các loại đất nông nghiệp khác thành các đầm nuôi trồng thủy sản. Hiện tại, tổng diện tích nuôi thủy sản đạt 5.700 ha, trong đó nuôi tôm 4.100 ha. Nuôi trồng thủy sản mang lại lợi nhuận lớn, nhưng cũng có rủi ro cao. Việc chết hàng loạt các loài cá, tôm, nghêu và cua nuôi xuất hiện thường xuyên, gây ra thiệt hại kinh tế rất nghiêm trọng tới nhiều hộ gia đình. Ngoài ra, nuôi trồng thủy sản cũng gây ô

Đất sản xuất nông nghiệp

87%

Đất lâm nghiệp 3%

Đất chuyên dùng 8%

Đất ở 2%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

45.317 ha 47.931 ha 47.691 ha 45.525 ha

5.759 ha

4.945 ha 5.092 ha 6.224 ha

Trồng lúa Thủy sản

nhiễm do xả các chất thải lỏng và rắn, xâm nhập mặn vào nước ngầm. Các đồng lúa chiếm phần lớn diện tích đất. Sỡ hữu đất đai không giống nhau với các hộ khác nhau. Nhiều hộ nghèo không có đất và phải làm thuê hàng ngày ở các nông trại và các khu vực kinh tế khác. Đất cho cây trồng khác so với trồng lúa chỉ chiếm phần nhỏ tổng diện tích đất. Có rất ít đất cho rừng phòng hộ. Trồng rừng phòng hộ không thu hút mọi người trong khi rừng phòng hộ chỉ đem đến những lợi ích dài hạn về sau trong khi chạy theo rủi ro chết hàng loại cây trồng rừng phòng hộ, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế.

Hiện tại, đánh bắt quá mức, đánh bắt bằng các biện pháp huỷ diệt, sự suy giảm rừng ngập mặn, tất cả cùng gây ra suy thoái các hệ sinh thái ven bờ. Đánh bắt quá mức các giống nghêu để bán cho các đầm nuôi có thể làm giảm số lượng tự nhiên của nghêu trong tương lai, khi đó lựa chọn những con nghêu tự nhiên có thể là không thể. Sử dụng những lưới đánh bắt có mắt lưới nhỏ có thể bắt những con cá, tôm, cua với tất cả các kích thước và độ tuổi, điều này tác động nghiêm trọng đến quá trình sinh sản. Đến nay không có số liệu về sự suy thoái các hệ sinh thái ven bờ, nhưng theo những người dân địa phương, gần đây kích thước và số lượng của những con cá, nghêu, các loài động vật thân mềm, tôm, và cua đang suy giảm dần dần. Sự suy giảm dần dần về số lượng và chất lượng của các loài cá bắt được gây khó khăn cho những ngư dân, đặc biệt là người nghèo, người không sở hữu đất hoặc mặt nước và có sinh kế chính từ đánh bắt.

Bên cạnh những khó khăn do sự suy thoái hệ sinh thái ven bờ, những người nghèo ở Trần Đề có khả năng rất hạn chế để tiếp cận các tài nguyên thiên nhiên.

Như việc mọi người không có đất để canh tác và nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt nhóm dân tộc thiểu số. Họ phải kiếm sống từ đánh bắt. Tuy nhiên, rừng ngập mặn dưới sự quản lý của cộng đồng, và quyền sử dụng mặt nước dành cho nuôi nghêu được sở hữu bởi phần nhỏ số họ gia đình mà có đủ tài chính và khả năng về nhân lực. Vì vậy, bênh cạnh việc không có đất và mặt nước, những người nghèo cũng mất khu vực đánh bắt. Điều này gây khó khăn hơn cho sinh kế của họ.

b. Nguồn lực vật chất

Chính quyền tỉnh và huyện đã quyết định, vùng ven biển của huyện Trần Đề là trung tâm để phát triển nuôi trồng thủy sản và kinh tế biển. Vì vậy, cơ sở hạ tầng trong khu vực đã được cải thiện đáng kể. Mạng lưới giao thông đường bộ của huyện có tổng 553,7 km, phân theo kết cầu mặt đường bao gồm: 237,2 km bê tông xi măng, 3,2 km bê tông nhựa, 131,9 km nhựa, 180,1 km đất, 1,1 km cấp phối, và 0,1 km khác (Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở, 2009).

Các con đường phù hợp cho giao thông, nhưng tại một số địa điểm, các con đường không được lát. Hệ thống thủy lợi chỉ có thể đáp ứng được phần nào các nhu cầu. Cung cấp điện vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu công nghệ. Nhìn chung, các trường học đáp ứng yêu cầu cho giáo dục nói chung, nhưng thiếu cơ sở vật chất cho giáo dục thể chất. Các cơ sở hạ tầng khác, như bưu điện, chợ, các nhà dân vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Dịch vụ internet vẫn chưa được phát triển. Vẫn có những ngôi nhà tranh hoặc những ngôi nhà không đáp ứng được yêu cầu trú ẩn. Số lượng thuyền đánh bắt xa bờ vẫn bị giới hạn. Thiết bị cho nuôi trồng thủy sản ngày càng xuống cấp.

c. Nguồn lực tài chính

Nguồn lực chính chủ yếu và quan trọng nhất của mỗi hộ gia đình là thu nhập của mỗi thành viên. Theo thống kê cung cấp bởi chính quyền huyện, thu nhập trung bình hàng năm đầu người năm 2014 là 44,6 triệu đồng/người/năm. Mặt khác thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam năm 2014 là 43,3 triệu đồng/người/năm. Có thể thấy rằng thu nhập bình quân đầu người ở huyện cao hơn cả nước một chút.

Ngoài ra, tỷ lệ hộ nghèo (với thu nhập thấp hơn 400.000 đồng/người/tháng) là 27,45%, cao hơn tỷ lệ hộ nghèo ở ĐGSCL (12,6%), và cả nước (14,2%). Số hộ nghèo chủ yếu tập trung ở đồng bào dân tộc thiểu số Khmer. Việc tái đầu từ từ các hộ giàu và các hộ có thu nhập trung bình cao hơn rất nhiều so với những hộ nghèo mặc dù thiếu dữ liệu về vấn đề này.

Bên cạnh vốn từ các thu nhập, tài chính đã cung cấp bởi các tổ chức tài chính chính thức rất cũng rất quan trọng. Có một số nguồn tài chính mà dân cư địa phương có thể dựa vào. Ví dụ Ngân hàng của Chính sách xã hội Việt Nam có lãi

suất thấp cho các hộ nghèo. Hiện tại, mức lãi suất cho vay hộ cận nghèo chỉ 0,66%/tháng (7,92%/năm), hộ nghèo 30a 0,275%/tháng (3,3%/năm) (Quyết định số750/QĐ-TTg ngày 01/06/2015 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với một số chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội). Với mức lãi suất thực âm (lãi suất nhỏ hơn chỉ số lạm phát), các loại dịch vụ tài chính này không thể tồn tại nếu không có cung cấp tài chính từ chính quyền. Tín dụng của loại hình dịch vụ tài chính này được sử dụng chủ yếu để cung cấp cho trẻ em với các giáo dục đại học và số tiền cho vay rất hạn chế. Các ngân hàng khác có xu hướng cho vay số tiền lớn khi có một khác biệt rất nhỏ giữa các mức lãi suất tương ứng của tiền cho vay và huy động, và không thể cung cấp các khoản vay nhỏ. Với mức lãi suất cao cùng với việc không thể cung cấp các điều kiện thế chấp để tiếp cận các tín dụng cho các hộ gia đình kinh doanh nhỏ, đặc biệt là các hộ nghèo. Dường như tín dụng vi mô là thích hợp nhất cho khu vực. Có ba loại luật quy định các hoạt động tín dụng vĩ mô: Luật Dân sự, Luật Hợp tác xã và Luật Tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, tín dụng vĩ mô vẫn không thành công để giảm nghèo.

Hiện có 3 hệ thống tín dụng ở khu vực nông thôn: Khu vực chính thức (gồm, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn); khu vực bán chính thức (gồm, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước và chương trình của các tổ chức xã hội) và khu vực phi chính thức (các nhóm cho vay tương hỗ dưới hình thức phường, họ, hụi, thậm chí vay nặng lãi …)

i) Hệ thống tài chính chính thức

- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (AGRIBANK):

Đây là ngân hàng được sử dụng nhiều nhất bởi dân cư địa phương. Cho tiếp cận các hộ nghèo, từ năm 1995, Ngân hàng đã thành lập các ngân hàng lưu động tại các địa điểm, những nơi không có các cơ chế tài chính khác. Ngân hàng cũng chấp thuận tín dụng thấp hơn 10 triệu mà không cần thế chấp. Ngân hàng cũng sử dụng hình thức cho vay nhóm để tăng áp lực trả nợ và để giảm chi phí cho vay. Thực tế cho

thấy, hoạt động cho vay của Agribank gặp rất nhiều khó khăn, do lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay biến động liên tục, cộng thêm việc thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát của NHNN như hạn chế vay USD, khống chế mức cho vay...

Điều này khiến Agribank có những lúc phải tạm ngừng cấp tín dụng và chỉ thực hiện cho vay đối với đối tượng sản xuất nông nghiệp với hạn mức cho vay dưới 30 triệu đồng. Hiện tại, các hộ nghèo chỉ có thể vay ngắn hạn ở AGRIBANK, trong khi họ cần tín dụng dài hạn để tăng quay vòng vốn.

- Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (VBSP): Đây là một ngân hàng phi lợi nhuận với các chi nhánh ở các tỉnh và 587 chi nhánh huyện. Về cho vay từ ngân hàng này, người vay phải chứng minh họ là nghèo (đươc chứng nhận bởi cộng đồng địa phương). Vốn của ngân hàng này từ Ngân hàng Nhà nước và tiết kiệm. Ngân hàng chính sách Việt Nam là tổ chức tín dụng lớn nhất, cung cấp tín dụng cho người nghèo. Tiền cho vay trung bình là 5-30 triệu đồng và giới hạn trả nợ là 36 tháng. Ngân hàng cũng cũng cung cấp tiền cho vay cho sinh viên. Số tiền cho vay nhỏ không giúp các hộ nghèo nhiều khi tiền cho vay không đủ cho các đầu tư nghiêm trọng.

Các tài trợ khác cho các hộ gia đình phát triển kinh tế là tài trợ của nhà nước, đã góp phần tạo được nguồn vốn không nhỏ cho người dân. Giai đoạn 2011-2014, hỗ trợ trực tiếp (Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 7/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn) cho 73.222 nhân khẩu với số tiền 6 tỷ 692 triệu đồng; vốn cho đất sản xuất và chuyển đổi ngành nghề (Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg ngày 9/6/2008 về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2008-2010) với số tiền trên 19 tỷ 570 triệu đồng; về xây dựng mới và xóa bỏ nhà tạm (Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở), với số tiền gần 17 tỷ đồng cho 1.997 căn nhà tạm.

ii) Các tổ chức tài chính bán chính thức

Cung cấp tín dụng bởi các Hiệp hội xã hội, như Hội Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam với chức năng huy động các nguồn tài chính, cung cấp các tín dụng và cung cấp các điều kiện sống cho các thành viên hiệp hội nghèo.

Hội phụ nữ Việt Nam có một mạng lưới với các nhánh tại các cộng đồng trên cả nước. Cấu trúc này cho phép Hội tiếp cận những người nghèo nhất trên cả nước.

Điều này giải thích tại sao nhiều tổ chức phi chính phủ lựa chọn Hội phụ nữ là đối tác trong nhiều chương trình phát triển. Trong những năm gần đây, Hội phụ nữa rất tích cực trong việc cung cấp tín dụng rẻ tới các thành viên nghèo. Hầu hết tất cả các chương trình của Hội phụ nữ có tín dụng và tiết kiệm. Các hoạt động của Hội phụ nữ đang tổ chức nhóm của những người vay, giới thiệu những người vay, xác nhận các ứng dụng tín dụng, hỗ trợ các ngân hàng trong việc chứng nhận tiền cho vay và báo cho những người vay trong việc trả lại những khoản nợ chưa trả của họ. Hội phụ nữ cũng tổ chức các nhóm tín dụng nhỏ. Hàng tháng, mọi người trong nhóm như vậy gặp nhau để trao đổi kinh nghiệm trong các hoạt động kinh tế và chia sẻ thông tin. Tiền cho vay cho các thành viên của nhóm rất nhỏ, nhưng hữu dụng cho các hoạt động SK của họ, như nâng cao chăn nuôi hoạc làm những kinh doanh nhỏ.

Tiết kiệm từ các thành viên trong nhóm sẽ được cho vay tới những thành viên đang cần. Chương trình tín dụng của hội phụ nữ luôn rất hiệu quả và dựa trên cộng đồng.

Hiện tổng hội viên Liên Hiệp phụ nữ huyện hơn 17.000. Đến nay, toàn huyện đã có 09 mô hình phụ nữ làm kinh tế, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, thu hút trên 5.164 thành viên tham gia. Đồng thời, hội đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho hơn 2.500 hội viên phụ nữ nghèo vay trên 5 tỷ đồng (với mức hỗ trợ trung bình là 3 triệu). Ngoài ra, phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên huyện mở 04 lớp dạy nghề cho 135 học viên, giới thiệu cho 1.339 chị em có việc làm ổn định.

Hội Nông dân huyện Trần Đề có 17.175 hội viên, trong đó có 1.924 hội viên nghèo. Những năm qua, Hội đã đứng ra tín chấp với Ngân hàng Chính sách Xã hội giúp hội viên vay hơn 63 tỉ đồng phát triển sản xuất, nhiều chi hội đã tìm được

hướng đi hiệu quả. Quỹ hỗ trợ nông dân từ ngân sách tỉnh và huyện được 200 triệu đồng, đã hỗ trợ cho 5 hộ nông dân vay nuôi bò sữa ở xã Thạnh Thới Thuận.

Trong 5 năm qua (2010-2014), cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh đã vận động được 16,5 tấn gạo và các nhu yếu phẩm khác trị giá trên 600 triệu đồng, ủng hộ Quỹ Vì người nghèo, Quỹ Khuyến học, đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, nạn nhân chất độc da cam. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Hội Cựu chiến binh huyện đã đóng góp trên 53 triệu đồng và 391 ngày công lao động làm công trình thủy lợi nội đồng; đóng góp trên 100 triệu vào Quỹ Xây dựng nông thôn mới, tham gia sửa chữa 35,5 km lộ giao thông nông thôn, xây dựng mới và sửa chữa 13 cây cầu, 59 hội viên tự nguyện hiến 19.315 m2 đất phục vụ các công trình giao thông nông thôn.

Các gia đình giàu và các gia đình có thu nhập trung bình với các quyền sở hữu có thể được sử dụng để thế chấp và kế hoạch phát triển kinh tế xác thực có khả năng rất cao để tiếp cận các tài trợ tài chính so với các hộ nghèo. Các hộ gia đình này có thể lấy được các tín dụng lớn và có khả năng sử dụng tín dụng cao. Mặt khác, các tín dụng từ VBSP, AGRIBANK và các Hiệp hội xã hội khác rất hiệu quả trong việc giúp đỡ các hộ nghèo thoát nghèo. Các Hiệp hội xã hội rất hữu ích trong việc hỗ trợ các hộ nghèo. Tuy nhiên, các tín dụng đã cung cấp bởi các tổ chức này rất nhỏ, và luôn không đủ cho một kế hoạch phát triển kinh tế. Bởi, cho vay số tiền lớn có các rủi ro khi các hộ nghèo luôn không có các kỹ năng cho quản lý kinh tế, và thỉnh thoảng sử dụng tiền cho vay cho các nhu cầu cần thiết hàng ngày mà không sử dụng cho đầu tư. Điều này được phản ảnh trong yêu cầu thế chấp lãi suất cao các khoản vay lớn từ các ngân hàng. Do đó, nó rất khó cho những hộ nghèo tiếp cận chúng.

iii) Cơ chế tài chính không chính thức

Cơ chế tài chính không chính thức khác là tiền cho vay từ các nhóm không chính thức với mục tiêu giúp các thành viên gom đủ tiền cho việc mở rộng các hoạt động kinh tế. Lãi xuất cực kỳ cao tính quỹ tín dụng trợ đen cũng tồn tại, gây ra những khó khăn tới các hộ nghèo, góp phần đẩy họ nghèo trở lại. Nhóm “không chính thức” được sử dụng cho các mối quan hệ “ngầm” hoặc “bán ngầm”. Trong

Một phần của tài liệu giải pháp sinh kế bền vững cho dân cư vùng ven biển huyện trần đề, tỉnh sóc trăng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng (Trang 55 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)