P hương pháp quản lý kế hoạch tiến độ xây dựng

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý tiến độ công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh hưng yên và ứng dụng cho trạm bơm liên nghĩa (Trang 20 - 24)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ VÀ QUẢN LÝ KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1.3. Quản lý kế hoạch tiến độ xây dựng công trình

1.3.2. P hương pháp quản lý kế hoạch tiến độ xây dựng

Để công trình xây dựng đúng kế hoạch các công việc trong tiến độ phải thực hiện đúng lịch. Mỗi lịch sai lệch trong quá trình thi công cũng có thể dẫn đến những kết quả ngoài ý muốn. Để đánh giá kịp thời và có biện pháp xử lý đúng người ta phải tiến hành hệ thống kiểm tra thực hiện tiến độ toàn phần hay một số công việc.

Có thể kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất.

Đối với tiến độ thi công theo biểu đồ ngang, ta có thể tiến hành kiểm tra theo ba phương pháp: Phương pháp đường tích phân; phương pháp đường phần trăm và phương pháp biểu đồ nhật ký.

1.3.2.1. Phương pháp đường phân tích dùng để kiểm tra từng công việc

Theo phương pháp này thì trục tung thể hiện khối lượng công việc, trục hoành thể hiện thời gian. Sau mỗi khoảng thời gian khối lượng công việc đã thực hiện đến thời điểm đó được đưa lên trục tọa độ. Đường thể hiện công việc thực hiện đến các thời điểm xét là đường tích phân. Đểso sánh với tiến độ ta dùng đường tích phân kế hoạch công việc tương ứng. So sánh hai đường ta biết được tình hình thực hiện tiến độ.

2

3 1 4

O t

t

t>0

t<0

v>0

v<0

Hiình 1.8: Kiểm tra tiến độ bằng đường phân tích (1) - kế hoạch; (2), (3), (4) - đường thực hiện

Xét tại thời điểm (t) ta có đường (1) là đường kế hoạch. Nếu đường thực hiện là đường (3) thì tiến độ thực hiện đúng kế hoạch, nếu là (2) thì tiến độ hoàn thành sớm, nếu là (4) thì tiến độ hoàn thành chậm kế hoạch.

Nếu muốn biết tốc độ thực hiện ta dùng lát cắt (v) (song song với trục thời gian t), đường (2), cắt trước đường kế hoạch (1) thực hiện nhanh (+∆t), đường (4) cắt sau thực hiện chậm (-∆t).

Phương pháp đường tích phân có ưu điểm cho ta biết tình hình thực hiện tiến độ hàng ngày song có nhược điểm là khối lượng công việc phải thu thập thường xuyên và mỗi loại công việc phải vẽ một đường tích phân. Vì vậy nó phù hợp với việc theo dõi thường xuyên việc thực hiện tiến độ. Người ta thường áp dụng cho những công tác chủ yếu, cần theo dõi chặt chẽ.

1.3.2.2. Phương pháp đường phần trăm

Đây là phương pháp áp dụng kiểm tra nhiều công việc một lúc trên tiến độ thể hiện bằng sơ đồ ngang.

O

t 1

2

A

B

C

E D

F

50%

55%

30%

85%

Hình 1.9: Kiểm tra tiến độ bằng đường phần trăm

(1)- đường kiểm tra; (2)- đường phần trăm (công việc A và E không xét)

Phương pháp thực hiện như sau: Trên tiến độ biểu diễn bằng biểu đồ ngang.

Mỗi công việc được thể hiện bằng một đường thẳng có độ dài 100% khối lượng công việc. Tại thời điểm t bất kỳ cần kiểm tra người ta kẻ một đường thẳng đứng, đó là đường kiểm tra. Trên tiến độ các công việc rơi vào một trong hai trường hợp.

Trường hợp các công việc đã kết thúc hoặc chưa bắt đầu không cắt đường kiểm tra ta bỏ qua. Trường hợp những công việc đang thi công - cắt đường kiểm tra - phải lấy số liệu khối lượng đã thực hiện tính đến thời điểm đó. Theo phần trăm toàn bộ khối lượng, số phần trăm thực hiện được đưa lên biểu đồ, chúng nối lại với nhau tạo thành đường phần trăm. Đó là đường thực tế thực hiện. Nhìn vào đường phần trăm người ta biết được tình hình thực hiện tiến độ.

1.3.2.3. Phương pháp biểu đồ nhật ký

Đây là phương pháp kiểm tra hàng ngày của từng công việc. Theo kế hoạch mỗi công tác phải thực hiện một khối lượng nhất định trong từng ngày làm việc.

1 2 4 6 8 O

1 2

Hình 1.10: Biểu đồ nhật ký công việc (1) - kế hoạch; (2) - thực hiện hàng ngày

Chúng thể hiện bằng một đường kế hoạch. Hàng ngày sau khi làm việc khối lượng thực hiện công tác được xác định và vẽ vào biểu đồ, ta được đường thực hiện.

Qua biểu đồ ta biết được năng suất của từng ngày vượt, đạt, không đạt để điều chỉnh cho các ngày tiếp theo. Phương pháp này chính xác, kịp thời nhưng tốn thời gian chỉ áp dụng cho tổ đội chuyên môn hoặc những việc đòi hỏi giám sát sít sao.

1.3.3. Công cụ quản lý kế hoạch tiến độ xây dựng

Có rất nhiều công cụ để quản lý kế hoạch tiến độ trong ngành xây dựng, cũng từ một số năm về trước và hiện nay ta thường dùng phần mềm Microsoft Project 2010 để lập và quản lý.

+/ Nội dung của Microsoft Project 2010

Phần mềm Microsoft Project 2010 chạy trong môi trường Windows, là phần mềm cơ sở dữ liệu tiên tiến và là sản phẩm phần mềm chuyên dùng cho việc lập và điều khiển tiến độ thi công. Nó đáp ứng được những yêu cầu thông thường của một chương trình Windows đó là khả năng hỗ trợ Clipboard và hậu thuẫn được cho tính năng đa tư liệu.

Microsoft Project 2010 có giao diện sử dụng đẹp và là một chương trình được sử dụng rất hiệu quả cho việc lập và quản lý dự án.

Phần mềm có thể thực hiện được những công việc như sau:

+/ Lập tiến độ xây dựng và biểu diễn bằng - Sơ đồ mạng dạng Network Diagram

- Sơ đồ ngang dạng Gantt Chart

- Sơ đồ ngang dạng trên lịch thời gian (Calender) +/ Có các dạng quan sát phù hợp

- Nạp đầy đủ cho từng công việc, các dữ kiện về sự phân công và điều kiện làm việc.

- Mỗi công việc có thể chi tiết hóa với nhiều thông tin, như thời gian của công việc, ngày bắt đầu và kết thúc công việc, các công việc găng… Điều này giúp ta có thể thiết lập được các “ Phiếu giao việc” cho từng tổ, đội công nhân.

- Có bức tranh tổng thể, biểu diễn toàn bộ bản tiến độ để có thể so sánh các cách thể hiện tìm ra bản tiến độ hợp lý nhất;

- Có thể thay đổi cách trình bày tiến độ cho cùng một dạng sơ đồ.

+/ Quan sát và báo cáo

- Có thể quan sát tiến độ với dạng lịch (Calendar) hoặc các dạng sơ đồ Network Diagram hoặc Gantt Chart.

- Có hệ thống sẵn sàng để báo cáo: Tổng quát về tiến độ;Các việc đang tiến hành; Các việc còn lại; Chi phí tài nguyên.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý tiến độ công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh hưng yên và ứng dụng cho trạm bơm liên nghĩa (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)