CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN,ÁP DỤNG CHO CÔNG TRÌNH TRẠM BƠM LIÊN NGHĨA
3.2. Ứng dụng các giải pháp tăng cường công tác quản lý kế hoạch tiến độ trạm bơm Liên Nghĩa phù hợp với điều kiện của địa phương
3.2.2 Điều chỉnh kế hoạch tiến độ trạm bơm Liên Nghĩa nhằm rút ngắn thời gian xây dựng công trình
3.2.2.1 Các công tác a. Công tác hố móng
* Nhà máy, bể xả, bể hút.
Công tác đào móng được chia làm 2 đợt:
- Đợt 1: Đào mở móng nhà máy và bể hút tới cao trình -2,0, bể xả tới cao trình +2,1. Tường cánh cửa vào tới cao trình 2,40, bể xả tới cao trình +2.80. Đào đất từ mặt đất tự nhiên (+5,5) bằng máy đào 1,2 ÷ 1,6 m3kết hợp với ô tô tự đổ 7T, mái đất đào m=2,0 và m=3,0.
- Đợt 2: Sau khi đóng cọc xử lý nền đoạn bể hút từ cao trình -2,0 đến cao trình -3,40 bằng máy đào 1,2 ÷ 1,6 m3kết hợp với ô tô tự đổ 7T, mái đất đào m=2,0 và m=3,0. Đào giật cơ tại cao trình +1,7 và -1,0 rộng 5m xung quanh hố móng kết
hợp làm đường đi. Từ cao trình đáy móng đợt 2 tới đáy móng thiết kế đào móng bằng thủ công.
Sau khi đào xong hố móng, tiến hành đóng cọc tre mật độ 5 cọc/m, làm rãnh thoát nước 0,8×0,6 m quanh hố móng, đặt phên nứa. Đào 2 hố thu nước (2,0 × 2,0m) đóng cọc tre phên nứa vây quanh phía hố. Rãnh thoát nước xung quanh hố móng được tạo dốc dẫn về 2 hố thu nước nêu trên.
Dùng máy bơm hút nước từ hố thu nước trên qua đê quai sang sông Đồng Quê.
Phần đất đào phong hóa được vận chuyển san lấp ao trong khu vực dân cư (đã quy hoạch), đất đào cấp 2, cấp 3 được dùng để san lấp khu vực sát chân đê phía đồng (vị trí sát với trạm biến áp) để làm bãi đúc cọc, tập kết xe máy vật liệu...vv và đắp đường tránh thi công phía đồng. Cự ly vận chuyển trung bình 100m.
* Cống qua đê
Đào đất từ mặt đất đỉnh đê +13,30 đến cao trình +3,30 bằng máy đào 1,2 ÷ 1,6 m3. Từ cao trình +,30 đến đáy móng thiết kế (+2.60) đào bằng thủ công. Đất đào được vận chuyển bằng ô tô tự đổ 7T, mái đất đào m=2. Đào hạ cơ tại cao trình +7,80 bề rộng cơ B=5,0m. Đất đào được vận chuyển tập kết tại bãi chứa đất phía sông, sau khi hoàn thiện cống sẽ đắp trở lại. Cự ly vận chuyển trung bình 150m.
* Kênh xả sau cống
Đào đất từ mặt đất tự nhiên +7,5 đến cao trình +3,25 bằng máy đào 1,2 ÷ 1,6 m3kết hợp máy ủi 110CV đưa đất sang 2 phía của hố móng. Mái đất đào m=2, phần đất đào sử dụng để đắp bờ kênh xả và tôn cao mặt bằng khu quản lý trạm bơm.
b. Công tác tiêu nước hố móng
Móng trạm bơm và tuyến kênh đều nằm trên lớp thấm nước yếu. Khi thi công để tiêu nước thấm được tập trung bằng hệ thống kênh dẫn nước xung quanh hố móng và tập trung vào 2 hố thu nước kích thước 2,0x2,0m, nước đọng sử dụng máy bơm nước lọai 15CV bơm qua đê quai thượng lưu ra sông Đồng Quê
c. Đào và vận chuyển đất
Cụm công trình đầu mối trạm bơm có khối lượng đất đào, đắp lớn. Để đẩy nhanh tiến độ thi công và giảm giá thành, biện pháp thi công chủ yếu bằng cơ giới,
hạn chế thấp nhất các công việc phải thi công bằng thủ công, cụ thể như sau:
- Đào đất: Đào bằng máy đào 1,2 ÷ 1,6 m3, vận chuyển bằng ô tô tự đổ 7T, san bãi thải bằng máy ủi 110 CV. Trong quá trình đào móng phải phân loại đất đảm bảo chất lượng dùng để đắp lại, còn đất xấu mới chuyển ra bãi thải. Tuân thủ các quy định trong tiêu chuẩn TCVN 4447-1987 và quy phạm QPTL 1 - 1973, QPTL D4 – 80. Cụ thể vận chuyển đất đào như sau:
+ Đất đào móng bể hút, nhà trạm, bể xả: Đất bóc phong hóa vận chuyển 300m lấp ao khu dân cư. Đất đào móng cấp 2 vận chuyển san lấp làm khu lán trại, đắp đường tránh thi công và vận chuyển tập kết tại bãi chứa trong phạm vi kênh xả.
Cự ly vận chuyển trung bình <300m (chi tiết xem trong bảng cân bằng đào đắp) + Đất đào móng cống: Đất bóc phong hóa vận chuyển 300 m lấp ao khu dân cư. Đất đào móng cấp 3, cấp 2 được vận chuyển tập kết phía bãi ngoài sông, cự ly vận chuyển trung bình 150m (chi tiết xem trong bảng cân bằng đào đắp).
+ Kênh xả sau cống: Đất bóc phong hóa vận chuyển 650 m lấp ao khu dân cư. Đất đào móng cấp 2 sử dụng để đắp đê quây, đắp lưng tường nhà trạm, đắp dốc lên xuống đê và đắp bờ kênh xả sau cống. Cự ly vận chuyển trung bình <300m (chi tiết xem trong bảng cân bằng đào đắp).
+ Đê quây thượng lưu: Dùng đất đào trong phạm vi kênh xả để đắp, cự ly vận chuyển <300m. Khi hoàn thiện công trình, đất đào phá đê quây dùng để đắp tôn cao nền khu đầu mối trạm bơm, cự ly vận chuyển 150m.
+ Đào bạt làm dốc lên xuống đê: đất đào tập kết tại cơ đê sử dụng để đắp, phần còn thiếu lấy đất đào của phần kênh xả để đắp. Cự ly vận chuyển trung bình 150m.
+ Đường tránh thi công: Sau khi thi công xong cống qua đê tiến hành đào phá vận chuyển để tôn cao nền khu quản lý, cự ly vận chuyển trung bình 200m.
+ Đất san lấp khu lán trại: Đào bỏ 1 phần (bạt mái làm đường vào trạm biến áp) vận chuyển tôn cao nền khu quản lý với cự ly vận chuyển <300m, phần còn lại san lấp ao trong khu dân với cự ly vận chuyển trung bình 500m.
+ Kè cửa ra: đất đào được tập kết tại chỗ dùng để đắp trả lại, phần còn lại san
gạt xung quanh.
- Đất đắp: Sử dụng đất đào để đắp dùng máy đào 1,2 ÷ 1,6 m3, vận chuyển đến nơi đắp đất bằng ô tô tự đổ 7T, san bằng máy ủi 110 CV, máy đầm 9 ÷ 16 T, những chỗ quá chật hẹp không đầm được bằng máy đầm lớn thì sử dụng máy đầm cóc. Đất được rải từng lớp 30cm, đầm chặt đạt dung trọng và độ chặt thiết kế. Công tác đắp đất tuân theo tiêu chuẩn TCVN 4447 - 1987 và quy phạm QPTL D4 - 80.
Cụ thể vận chuyển đất đắp như sau:
+ Đất đắp lưng tường quanh nhà máy (đất cấp 2) ngoài bãi sông (trong phạm vi kênh xả), cự ly vận chuyển trung bình 250m.
+ Đất đắp cống: Sử dụng đất đào móng cống tập kết tại bãi ngoài sông để đắp, cự ly vận chuyển trung bình 150m.
+ Kênh xả sau cống: Đất đắp sử dụng đất đào móng tại chỗ để đắp.
+ Đê quây thượng lưu: Dùng đất cấp 2 (đất bãi phía sông) để đắp, cự ly vận chuyển trung bình 250m.
+ Đất tôn cao khu sân vườn sử dụng đất đào phá đê quây thượng lưu, đào khu lán trại, đào kênh xả sau công để đắp, Cự ly vận chuyển trung bình 100m và 250m.
+ Đắp gia cố mái đê, làm dốc lên xuống: sử dụng đất đào bạt tập kết tại cơ đê để đắp, phần còn thiếu lấy đất đào kênh xả để đắp, cự ly TB 150m.
+ Đường tránh thi công: đất đắp sử dụng đất đào móng bể hút, nhà trạm, tường cửa vào. Cự ly vận chuyển trung bình 200m.
+ San lấp khu lán trại: sử dụng đất đào móng bể hút, nhà trạm, tường cửa vào. Cự ly vận chuyển trung bình 100m.
+ Kè cửa ra: đất đắp sử dụng đất đào tại chỗ để đắp.
- Đất sét luyện đắp mang cống: Mua đất tại Khoái Châu, Hưng Yên.
d. Công tác bê tông và bê tông cốt thép
Đây là công trình có khối lượng bê tông lớn. Công tác thi công bê tông phải thực hiện trong điều kiện hố móng khô để đảm bảo chất lượng công trình. Dự kiến biện pháp thi công bê tông như sau:
Tất cả các loại vật liệu khi đưa vào công trường để xây dựng đều phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá và chứng chỉ chất lượng. Chất lượng của các loại vật liệu phải đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật sau:
* Đá các loại
- Đá dăm các loại dùng làm cốt liệu cho bê tông thuỷ công: Đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật trong đồ án thiết kế và tuân theo tiêu chuẩn ngành: 14TCN 70-88 “Đá dăm, sỏi và sỏi dăm dùng cho bê tông thuỷ công” và quy phạm thuỷ lợi QPTL D6-78.
- Đá dăm dùng cho lớp tầng lọc có đường biểu diễn thành thành phần hạt nằm trong vùng cho phép của tiêu chuẩn 14 TCN 70-88. Đường kính Dmax≤ 55mm, không dùng loại đá có chứa muối hoà tan. Cường độ chịu nén của đá để làm đá dăm tầng lọc > 300kg/cm2. (Theo qui định trong QP TL-C-5-75).
- Cường độ chịu nén của nham thạch làm ra đá dăm phải lớn hơn 1,5 lần mác bê tông cần chế tạo (đối với bê tông có mác nhỏ hơn 250)
- Hàm lượng bùn, bụi, sét trong đá dăm, sỏi, sỏi dăm không lớn hơn 1% theo khối lượng (xác định bằng phương pháp rửa). Không cho phép có những cục đất sét, gỗ mục, lá cây, rác và lớp màng đất sét bao quanh các đá dăm, sỏi, sỏi dăm.
- Đá hộc dùng để lát mái: Dùng loại đá có kích cỡ 25cm ≤ D ≤ 30cm. Đá hộc sử dụng xây lát vào công trình phải có cường độ thoả mãn các yêu cầu của đồ án thiết kế theo qui định sau: Cường độ nén tối thiểu ≥ 850 kG/cm2, kích thước của viên đá phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của thiết kế .
* Cát các loại
- Cát thiên nhiên sử dụng làm vật liệu cho bê tông công trình thuỷ công phải thoả mãn yêu cầu kỹ thuật trong đồ án thiết kế đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong Tiêu chuẩn ngành: 14TCN 69-2002 “Cát dùng cho bê tông thuỷ công” và quy phạm QPTL D6-78 “Kỹ thuật thi công và nghiệm thu các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép công trình Thuỷ lợi”.
- Cát có mô đun độ lớn hơn 2 được sử dụng cho tất cả các mác bê tông thuỷ công:
cát có mô đun độ lớn từ 1,5 đến nhỏ hơn 2 chỉ sử dụng cho bê tông thuỷ công tới mác 300.
- Cát có lượng hạt lớn hơn 5mm tính bằng %khối lượng không lớn hơn 10%.
- Trong cát không có loại đất sét cục (d>1,25mm) hoặc màng đất bao quanh hạt cát.
- Hàm lượng bùn, bụi, sét xác định bằng phương pháp rửa không được lớn hơn 1%
khối lượng mẫu cát.
- Cát phải có đường biểu diễn thành phần hạt (đường bao cấp phối) nằm trong vùng cho phép của tiêu chuẩn 14 TCN 68-88.
- Cát dùng cho tầng lọc theo yêu cầu kỹ thuật nêu trên và đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật (Theo qui định trong QP TL-C-5-75)
* Xi măng các loại
- Xi măng được sử dụng vào công trình phải đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật trong Tiêu chuẩn ngành: 14TCN 66-2002 “ Xi măng dùng cho bê tông thuỷ công”.
- Giới hạn bền nén sau 28 ngày với PC 30 = 30 N/mm2 . - Thời gian đông kết:
Bắt đầu không sớm hơn 45 phút Kết thúc không muộn hơn 10 giờ
- Trên vỏbao xi măng ngoài nhãn hiệu đăng ký phải có:
Tên mác xi măng theo TCVN 2682:1992.
Trọng lượng bao và số lượng lô.
Khi sử dụng xi măng vào xây dựng công trình thuỷ lợi đơn vị thi công phải có chứng chỉ chất lượng xi măng (nếu không có chứng chỉ phải có tài liệu kiểm tra chất lượng xác định mác xi măng thực tế). Trong mọi trường hợp đơn vị thi công không được sử dụng xi măng khi không có chứng chỉ chất lượng hoặc không bãiết nhãn hiệu xi măng. Thời gian lưu giữ xi măng trên công trường không được quá 30 ngày.
* Nước dùng cho bê tông
Nước dùng để chế tạo bê tông và vữa cũng như để bảo dưỡng và rửa vật liệu phải tuân theo tiêu chuẩn TCVN 4506:1987; tiêu chuẩn ngành: 14TCN 72-2002
“Nước dùng cho bê tông thuỷ công” và quy phạm QPTL D6-78 đồng thời phải theo các quy định sau:
- Nước không chứa váng dầu mỡ.
- Nước có lượng hợp chất hữu cơ không vượt quá 15mg/l.
- Nước có độ pH không nhỏ hơn 4 và không lớn hơn 12,5.
e. Phụ gia dùng trong bê tông
Khi trộn phụ gia vào bê tông phải đúng tỷ lệ, hàm lượng và phải trộn hoàn toàn bằng máy trộn, không được trộn bằng thủ công.
Đơn vị thi công khi sử dụng phụ gia phải được sự hướng dẫn trực tiếp của nhà phân phối hoặc nhà kinh doanh phụ gia
Đối với các kết cấu bê tông nhỏ và trung bình, trộn bằng các máy trộn di động 560 lít, đổ bằng thủ công trực tiếp hoặc qua máng vào khối đổ.
Đối với các kết cấu bê tông trung bình và lớn, có thể sử dụng bê tông tươi thương phẩm từ các nhà máy bê tông trong khu vực Hà Nội.
Trong quá trình thi công phải thực hiện đầy đủ các điều trong tiêu chuẩn ngành 14TCN 59-2002 - Công trình thuỷ lợi, kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Yêu cầu kĩ thuật thi công và nghiệm thu. Đầm bằng đầm dùi hoặc đầm bàn tuỳ thuộc vào kết cấu công trình, bảo dưỡng bằng máy bơm nước tưới trực tiếp vào bê tông.
* Vận chuyển hỗn hợp bê tông
Đơn vị thi công phải tuân theo đúng các quy định trong tiêu chuẩn TCVN 4453:1995 và quy phạm QPTL D6-78 đồng thời phải theo các quy định sau:
- Công cụ và phương pháp vận chuyển phải đảm bảo cho hỗn hợp bê tông không bị phân lớp, không bị mất nước xi măng và thay đổi tỷ lệ N/X do ảnh hưởng của thời tiết.
- Năng lực và phương tiện vận chuyển phải bố trí tương ứng với năng lực trộn và đầm để hỗn hợp bê tông không bị ứ đọng.
* Đổ hỗn hợp bê tông
Trong quá trình đổ bê tông đơn vị thi công phải có trách nhiệm giám sát chặt chẽ hiện trạng ván khuôn, giằng chống và cốt thép để có biện pháp xử lý kịp thời nếu có sự cố xảy ra.
Việc phân chia khối đổ, chiều dày mỗi lớp đổ hỗn hợp bê tông, đơn vị thi công phải căn cứ vào năng lực trộn, cự ly vận chuyển, năng lực đầm, điều kiện thời tiết và đặc biệt là tính chất của kết cấu mà quyết định đối với từng trường hợp cụ thể:
- Trường hợp đổ bê tông móng.
- Trường hợp đổ bê tông tường.
- Trường hợp đổ bê tông dầm, giằng, cột, sàn, ...
Khi đổ hỗn hợp bê tông phải đảm bảo các quy định sau:
- Không làm sai lệch vị trí cốt thép, vị trí, kích thước ván khuôn và chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép.
- Không được dùng đầm hỗn hợp bê tông để san bê tông.
- Hỗn hợp bê tông phải được đổ liên tục cho tới khi hoàn thành khối đổ.
Ngoài những quy định nêu ở trên đơn vị thi công còn phải tuân theo các quy định kỹ thuật trong tiêu chuẩn TCVN 4453:1995 và quy phạm QPTL D6-78.
* Công tác bảo dưỡng bê tông
Sau khi đổ, bê tông phải được bảo dưỡng trong điều kiện có độ ẩm, nhiệt độ cần thiết để đóng rắn và ngăn ngừa các ảnh hưởng có hại trong quá trình đóng rắn của bê tông.
Bảo dưỡng ẩm và quá trình giữ cho bê tông có đủ độ ẩm cần thiết để ninh kết và đóng rắn khi tạo hình. Phương pháp và quy trình bảo dưỡng phải thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 5529:1991 “Bê tông nặng - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên”.
Trong thời gian bảo dưỡng, bê tông phải được bảo vệ chống các tác động cơ học như rung động, lực xung kích, tải trọng và các tác động có khả năng gây hư hại khác.
* Công tác tháo dỡ ván khuôn, giằng chống
Ván khuôn, giằng chống chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tác động khác trong giai đoạn thi công sau:
- Khi tháo dỡ ván khuôn, giằng chống cần phải tránh không gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh làm hư hại đến kết cấu bê tông.
- Các bộ phận ván khuôn, giằng chống thành bên của dầm, cột, tường được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ hơn 50 daN/cm2.
- Đối với ván khuôn, giằng chống chịu lực của các kết cấu (đáy dầm, sàn, cột chống) được tháo dỡ theo chỉ dẫn của thiết kế và theo quy định trong TCVN 4453:1995 và quy phạm QPTL D6-78.
f. Công tác thi công cọc
Công trình được xây dựng trong khu vực đê và giáp với khu dân cư. Vì vậy đảm bảo an toàn cho những đoạn đê gần công trình không bị lún nứt trong quá trình thi công đặc biệt cần chú ý đến công tác thi công bê tông cọc. Sử dụng phương án ép cọc và trong quá trình thi công phải theo dõi chặt chẽ những diễn biến xung quanh để có những giải pháp kịp thời. Phần bể xả và cống khi đào tới cao trình thiết kế sẽ tiến hành ép cọc, còn với phần nhà máy và tường cánh cửa vào bể hút phải dùng phương pháp hạ cọc âm.
g. Công tác lắp đặt cửa van
Cửa van, khe phai và xe thả phai, máy bơm...vv được chế tạo tại nhà máy.
Vận chuyển ra lắp đặt tại công trường.
Lắp đặt: Sau khi chế tạo hoàn chỉnh đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, hoàn chỉnh tại nhà máy, các thiết bị cơ khí được tháo nhỏ các bộ phận và vận chuyển đến công trình. Dùng palăng xích để lắp ghép các cấu kiện lại với nhau
3.2.2.2 Trình tự thi công a. Năm thi công thứ nhất
* Mùa khô (từ tháng 9 đến cuối tháng 4)
+ San lấp mặt bằng, xây dựng lán trại, tập kết máy móc từ đầu đến cuối tháng 9.
+ Xây dựng đường điện + Đúc cọc thử xử lý nền
+ Mở móng nhà trạm, bể hút tới cao trình -2,0, bể xả cao trình +2,80.
+ Đắp đê quai thượng lưu, san gạt, đắp đường thi công nội bộ.
+ Ép cọc thử tại hiện trường.
+ Ép cọc xử lý nền đại trà phần nhà máy, bể hút và tường cánh cửa vào, nhà quản lý vận hành.
+ Xây dựng nhà quản lý vận hành.