Công tác giám sát, quản lý kế hoạch tiến độ xây dựng công trình xây dựng hiện nay

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý tiến độ công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh hưng yên và ứng dụng cho trạm bơm liên nghĩa (Trang 24 - 29)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ VÀ QUẢN LÝ KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1.3. Quản lý kế hoạch tiến độ xây dựng công trình

1.3.4. Công tác giám sát, quản lý kế hoạch tiến độ xây dựng công trình xây dựng hiện nay

1.3.4.1. Công tác giám sát

Báo cáo là một trong những công cụ hữu hiệu để thu thập thông tin trong quá trình giám sát tiếnđộdự án.

a. Cấp báo cáo

Báo cáo Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng công trình căncứ theo kế hoạch đã được phê duyệt, tổ tư vấn giám sát công trình để thực hiện báo cáo tuần, tháng, năm định kỳ theo quy trình báo cáo như sau:

Báo cáo tuần thường được thực hiện vào thứ năm hàng tuần, báo cáo tháng vào ngày 05 đầu tháng sau, báo cáo quý và năm vào 10 đầu tháng sau.

b. Đánh giá tình thực hiện báo cáo giám sát tiến độ

Tuỳ theo từng cấp quản lý, tuỳ theo mỗi giai đoạn thực hiện dự án, mức độ chi tiết của từng báo cáo và tần suất báo cáo sẽ được xây dựng khác nhau. Nội dung của các báo cáo đã nêu lên được tình hình thực hiện dự án so với kế hoạch đã được phê duyệt, biểu diễn được tiến độ của các hoạt động đang đồng thời diễn ra, các biến động liên quan trong quá trình thực hiện dự án.

Mặc khác, cách thức thu thập thông tin phục vụ cho công tác báo cáo là một công việc góp phần làm tăng hiệu quả của các báo cáo. Hiện tại, công tác ghi chép số liệu, cập nhật thông tin để phục vụ cho công tác báo báo còn sơ sài, chưa thống nhất trong ghi nhận thông tin trong nhật ký giám sát, chưa đảm bảo tính logic về thông tin giữa các báo cáo tuần và trong nhật ký giám sát tại hiện trường dẫnđến một số thông tin ghi chép sai lệch so với kế hoạch được duyệt.

1.3.4.2. Công tác quản lý kế hoạch tiến độ xây dựng công trình xây dựng hiện nay

a. Đặc điểm tình hình

Nền kinh tế nước ta vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi pháp triển. Nhà nước ban hành nhiều cơ chế chính sách tạo tiền đề cho việc tăng cường công tác quản lý tổ chức lại bộ máy, giải phóng năng lực sản xuất và mở rộng các hình thức huy động vốn. Tuy vận thời gian qua ngành thuỷ lợi và các nghành khác cũng gặp nhiều khó khăn. Mặc dù nhà nước tăng cường vốn đầu tư nhưng các dự án trong nước vẫn thiếu vốn nghiêm trọng. Nhiều dự án dở dang phải tạm đình hoãn, các dự án quan trọng, cấp bách không có vốn để triển khai.

b. Tiến độ thực hiện xây dựng công trình trong thời gian qua

Trong những năm qua, ngành Xây dựng nói chung cũng như ngành thuỷ lợi nói riêng đã có nhiều giải pháp quyết liệt trong công tác quản lý chất lượng, tiến độ công trình thuỷ lợi. Sẽ tiếp tục xiết chặt trách nhiệm các chủ thể tham gia dự án (chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và nhà thầu xây lắp);

đưa các chủ thể này đi vào hoạt động nề nếp, kỷ cương, và trách nhiệm hơn nữa để bảo đảm tuyệt đối chất lượng, tiến độ các công trình thuỷ lợikhi đã được xây dựng.

Công tác quản lý hiện trường đã tăng cường các đoàn kiểm tra, kiểm định chất lượng các công trình, xử lý nghiêm khắc đối với các công trình có dấu hiệu yếu kém về chất lượng, tiến độ. Công bố công khai các kết quả kiểm tra dự án thi công Dự án cải tạo nạo vét thoát lũ khẩn cấp sông Cửu An vàsông Đồng Quê,Trạm bơm Liên Nghĩa,Trạm bơm Chùa Tổng,Trạm bơm Nghi Xuyên trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, Trạm bơm Cổ Ngựa, Trạm bơm My Động thuộc tỉnh Hải Dương, Trạm bơm Kênh Vàng…. Trong công tác quản lý kế hoạch tiến độ công trình: Đã có chuyển biến cả vềnhận thức và hành động của các cơ quan tham gia dự án đầu tư xây dựng.

Hiện nay, tình trạng công trình bị chậm tiến độ đã giảm rõ rệt; nhiều dự án, công trình đã hoàn thành vượt tiến độ với chất lượng cao, phát huy được hiệu quả khi đưa vào sử dụng.

c. Những tồn tại trong công tác quản lý kế hoạch tiến độ xây dựng công trình tại Việt Nam

*. Tồn tại trong khâu quy hoạch, khảo sát thiết kế, lập dự án khả thi thấp Một số dự án không có quy hoạch hoặc quy hoạch chất lượng thấp, khảo sát thiết kế không tốt, saisót về khối lượng công trình lớn, trong quá trình thi công phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình.

Nhiều công trình đầu tư xây dựng, quy hoạch không hợp lý dẫn đến hiệu quả sử dụng không cao và kết quả là công suất khai thácthấp so với thiết kế. Đây là sự thất thoát và lãng phí đáng kể.

*. Tồn tại trông khâu thẩm định, phê duyệt dự án

Tình trạng phê duyệt lại nhiều lần là khá phổ biến hiện nay. Thậm chí một số dự án được phê duyệt, điều chỉnh sau khi đã hoàn thành quá trình xây lắp, thực chất là hợp pháp hóa các thủ tục thành quyết toán khối lượng phát sinh, điều chỉnh.

*. Tồn tại trong khâu tổ chức thực hiện

Tiến độ xây dựng công trình chậm diễn ra ở rất nhiều dự án. Theo thanh tra Nhà nước thì có tới một nửa trong số các dự án thanh tra kiểm tra tiến độ bị chậm tiến độ.

*. Tồn tại trong khâu nghiệm thu thanh toán

Công tác nghiệm thu thanh toán thường căn cứ theo thiết kế dự toán, hoàn toàn là bản sao của thiết kế, hình thức dẫn đến khối lượng nghiệm thu không đúng với thực tế thi công. Kết quả qua 10 năm tiến hành kiểm toán trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị giảm từ giá trị quyết toàn công trình, giảm cấp phát và thu hồi từ các đơn vị thi công hơn 500 tỷ đồng.

d. Phân tích nguyên nhân

*. Nguyên nhân thể chế

Hiệu lực pháp lý của các văn bản pháp luật yếu. Nhiều dự án không tuân thủ các quy định như tự lập, kiểm tra, thẩm định, phê duyệt dự án và sự phù hợp với chính sách, quy hoạch, kế hoạch của nhà nước trong việc ra quyết định đầu tư, tổ chức này cũng chưa hoàn toàn tuân thủ các quy định, quy phạm và tính khách quan khi đưa ra quyết định.

Thiếu cơ sở pháp lý cho việc hình thành cơ chế kiểm tra giám sát, đánh giá tổng kết công tác đầu tư xây dựng một cách thường xuyên và thực hiện đánh giá hiệu quả kinh tế sau dự án.

*. Nguyên nhân về trình độ quản lý

Năng lực của các tổ chức, các cán bộ lập quy hoạch, quản lý quy hoạch còn yếu nhất là ở các Cục chuyên ngành và các địa phương.

Năng lực tư vấn còn yếu nhất là khả năng phân tích thị trường (dự báo nhu cầu), phân tích tài chính, kinh tế của dự án, phân tích tác động môi trường...

Năng lực của một số ban điều hành dự án trong việc quản lý mặt phân giới giữa các tổ chức tham gia dự án còn hạn chế.

Năng lực của các nhà thầu yếu về tài chính, thiết bị, phòng thì nghiệm hiện trường.

*. Nguyên nhân về kỹ thuật và công cụ quản lý

Công cụ và kỹ thuật đánh giá tác động của môi trường của dự án và các bên tham gia dự án đến dự án còn lạc hậu. Trong việc đánh giá căn cứ tồn tại dự án và các rủi ro của dự án để xác định dự án cần tính đến tác động của các yếu tố môi trường của dự án và tính đến tác động từ những mong chờ của các bên tham gia dự án hiện tại cũng như trong tương lại một cách chưa đầy đủ.

Chưa ứng dụng phổ biến các công cụ quản lý tiên tiến vào việc quản lý thời gian và quản lý chi phí của dự án như: sử dụng phần mềm quản lý dự án để tối ưu hóa việc lập kế hoạch thực hiện dự án và bổ sung nguồn lực, lập báo cáotiến độ và điều chỉnh kế hoạch.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Với mục đích đặt ra của đề tài, chương 1đã trình bày được những nội dung như sau:

Tổng quan về kế hoạch tiến độ, quản lý kế hoạch tiến độ xây dựng công trình. Vai trò ý nghĩa của việc lập kế hoạch tiến độ cũng như công tác quản lý kế hoạch tiến độ đến việc thi công hoàn thành công trình. Các loại kế hoạch cũng như phương pháp và công cụ để quản lý kế hoạch tiến độ xây dựng

Phương pháp tổ chức xây dựng, lập kế hoạch tiến độ và các loại hình tiến độ Công tác giám sát, quản lý kế hoạch tiến độ xây dựng công trình xây dựng hiện nay.

Qua đánh giá thực tế cho thấy công tác quản lý tiến độ công trình hiện nay chưa được đánh giá cao. Một mặt là do các công trình ngày càng đòi hỏi yêu cầu chất lượng, kỹ thuật thi công hiện đại, quy mô phức tạp; nhưng mặt khác công tác quản lý tiến độ của các đơn vị Nhà nước, các doanh nghiệp xây dựngchưa thực sự hiệu quả, chuyên nghiệp. Kế hoạch tiến độ hợp lý sẽ là căn cứ để nhà thầu căn cứ vào đó tổ chức và quản lý tốt nhất mọi hoạt động xây lắp trên toàn công trường.

Chương 2 của luận văn tác giả sẽ nêu cơ sở khoa học vềcông tác quản lý tiến độ và thực trạng quản lý tiến độ xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010-2014.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý tiến độ công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh hưng yên và ứng dụng cho trạm bơm liên nghĩa (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)