CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2010 -2014
2.3.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý kế hoạch tiến độ xây dựng một số công trình trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 -2014
2.3.3.1. Kết quả đạt được
Trong thời gian qua, công tác quản lý thời gian và tiến độ các dự án công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã đạt được những thành công đáng kể.
Kết quả này có được là nhờ vào sự tăng nhanh về số lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý dự án, sự đầu tư trang thiết bị thi công hiện đại,sự hợp tác học tập kinh nghiệm cùng với việc ban hành các văn bản tăng cường công tác quản lý kế hoạch tiến độ xây dựng công trình.
Các công tác quản lý về thời gian và tiến độ của dự án được chỉ định bởi Trưởng phòng hoặc Ban Giám đốc, có nhiệm vụ điều hành và quản lý dự án trong suốt quá trình thực hiện dự án nhằm đảm bảo triển khai đúng tiến độ và đạt chất lượng theo hợp đồng và thương thảo hợp đồng đã ký kết.
Quy trình quản lý thời gian thực hiện dự án được thực hiện chặt chẽ qua từng giai đoạn và được lập kế hoạch chi tiết và rõ ràng, thời gian tổ chức triển khai dự án phải được thể hiện cụ thể trong kế hoạch tiến độ dự án bao gồm: hoạch định,lập thời gian biểu cụ thể cho từng công việc,song song với việc triển khai có sự đánh giá và kiểm soát.
Tất cả các công việc được lập tiến độ thực hiện và trong đó quy định rõ thời gian và chi phí thực hiện,con người thực hiện,hang tuần có báo cáo của các đơn vị và tổ chức họp giao ban đánh giá tình hình công việc thực hiện,điều chỉnh kế hoạch công việc nếu cần,do đó đa số các dự án đều đạt thời giam, tiến độ đã hoạch định,đảm bảo chất lượng được các cấp, nghành trong tỉnh đánh giá cao về công tác quản lý các dự án công trình thuỷ lợi.
Tuy nhiên bên cạnh những công trình đạt tiến độ thi công,đảm bảo chất lượng đưa vào phục vụ sản xuất cũng còn một số công trình trậm tiến độ ở nhiều khâu và trong nhiều giai đoạn trong suốt thời gian thi công dẫn đến lãng phí cho ngân sách nhà nước và chậm đưa và sử dụng ảnh hưởng đến công tác sản xuất nông nghiệp của tỉnh…Đơn cửtrong giai đoạn chuẩn bị đầu tư đối với dựu án Cải tạo,nạo vét thoát lũ khẩn cấp song Cửu An, song Đồng Quê được Uỷ ban nhân dân Tỉnh phê duyệt đầu tư từ tháng 01/2009 với tổng mức đầu tư 550,575 tỷ đồng(QĐ số 03/QĐ-UBND ngày 02/01/2009) thời gian thực hiện dự án từ năm 2009 đến 2010, nhưng do tỉnh không bố trí nguồn vốn để triển khai ngay khi dự án được phê duyệt mà chờ Trung Ương đầu tư dẫ đến khi được Trung ương đầu tư thì lúc này Tổng mức đầu tư phải điều chỉnh tăng thành 906,618 tỷ đồng(QĐ số 1615/QĐ-UBND ngày 10/8/2010) và điều chỉnh tổng mức đầu tư tang thành 1.120,6 tỷ đồng(QĐ số 1775/QĐ-UBND ngày 21/11/2011)
2.3.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác quản lý tiến độ xây dựng công trình đã nêu trên,công tác quản lý tiến độ xây dựng các công trình trên địa bàn tỉnh Hưng Yên còn bộc lộ một số tồn tại cần có biện pháp khắc phục cụ thể như sau:
- Tiến độ thi công một số công trình được lập chưa thực sự sát với điều kiện thi công thực tế, trong quá trình thực hiện thường bị kéo dài thời gian thi công.
- Năng lực quản lý điều khiển tiến độ trong quá trình thi công công trình của các bên liên quan đến dự án còn nhiều bất cập.
Nhìn lại quá trình thực hiện công tác đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong năm năm vừa qua, tác giả nhận thấy nổi lên vấn
đề thực hiện dự án chậm, khả năng giải ngân còn thấp so với yêu cầu, công tác thanh quyết toán kéo dài,công trình chậm đưa vào sử dụng dẫn đến hiệu quả đầu tư dựán còn hạn chế. Với yêu cầu về quy mô đầu tư lớn hơn nữa trong những năm tới nếu cơ chế quản lý tiến độ vẫn mang bộ máy vận hành như hiện nay thì hiệu quả của dự ánđầu tư các công trình thuỷ lợi sẽ không đạt yêu cầu.
Một số dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi chưa nhận được nhiều sự đồng thuận của người dân. Vấn đề này có thể do thông tin dự án chưa đến hoặc thông tin chưa đầy đủ cho nhân dân,có thể do mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích khác nhau ,cũng có thể có những dự án chưa hẳn thực sự khả thi và chưa thuyết phục về hiệu quả tổng hợp không chỉ về kinh tế mà còn về cảnh quan xã hội và môi trường xung quanh. Công tác quản lý tiến độ dự án đầu tư xây dựng công trình là một quá trình từ chủ trương đầu tư lập dự án,tư vấn thiết kế dự toán,thẩm tra,thẩm định,đấu thầu,thi công xây lắp, giám sát, thanh tra, kiểm toán, nghiệm thu, bảo hành bảo trì công trình.Hiệu quả của công tác quản lý kế hoạch tiến độ hay công tác quản lý dự án nói chung phụ thuộc vào chất lượng những vấn đề nêu trên,ngoài ra còn phụ thuộc vào chủ đầutư,ban quản lý dự án.Đây là những vấn đề lớn liên quan đến việc chỉ đạo ở tầm vĩ mô đến công việc ở có sở.
Có rất nhiều vấn đề ảnh hưởng tới công tác quản lý tiến độ dự án song trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tác giả chỉ nêu ra một số nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng tới công tác quản lý kế hoạch tiến độ của các dự án.
a. Về chủ trương đầu tư
Đây là vấn đề quyết định đến toàn bộ dự án,chủ trương đầu tư đúng sẽ mang lại hiệu quả cao, chất lượng công trình tốt,ngược lại chủ trương đầu tư sai sẽ gây ra hậu quả tốn kém và lãng phí và có thể chất lượng lại không đảm bảo dẫn đến hậu quả kéo dài.Vốn đầu tư dàn trải dẫn đến nhiều dự án phải kéo dài thời gian thực hiện,công trình lại bị trậm được đưa vào khai thác, không những thế tổng mức đầu tư còn bị tăng do giá cả thị trường biến động.
b. Công tác tư vấn thiết kế
Nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý kế hoạch tiến độ dự án ,nhất là chất lượng công trình không đảm bảo,phần lớn phụ thuộc vào việc khảo sát thiết kế công trình, nhiều công trình tính toán không đầy đủ các yếu tố theo quy định dẫn tới thiết kế thiếu và sai phải điều chỉnh nhiều.
+ Thiết kế chỉ dựa trên kết quả khảo sát sơ sài,nhiều trường hợp do chủ đầu tư yêu cầu nên khảo sát đơn giản,chưa đầy đủ nhất là phần móng.Khảo sát sai khác dẫn tới thiết kế sai,chất lượng công trình không đảm bảo chất lượng.
+ Thiết kế vượt quá yêu cầu của dự toán đầu tư,sử dụng các loại vật liệu đắt tiền không cần thiết đối với cấp công trình và không phù hợp với dự án làm cho tổng mức đầu tư cao để có được chi phí thiết kế cao, khi thẩm tra thẩm định và thi công công trình do yêu cầu của dự toán phải cắt bỏ một số hạng mục hay chi tiết lại không được tính toán kỹ làm ảnh hưởng tới chất lượng công trình,không những thế cón làm thời gian kéo dài do các thủ tục pháp lý về thay đổi điều chỉnh.
Mặt khác một số doanh nghiệp làm tư vấn thiết kế năng lức còn yếu kém,thiếu cán bộ chuyên môn,bộ máy hoạt động sơ sài,phải chiều theo ý kiến của lãnh đạo,chủ đầu tư bảo sao làm vậy,thiếu độc lập suy nghĩ.Một số hiện tượng chủ đầu tư thay đổi quy mô công trình,nhưng lại khống chế mức đầu tư để thuận tiện các bước xin dự án ban đầu, còn khi vào thi công rồi xin điều chỉnh bổ sung, do đó đơn vị thiết kế phải gò ép sao cho tổng mức dự toán không vượt để có thiết kế giao nộp. Cùng với những tồn tại trên thì ta không thể phủ nhận rằng chất lượng cán bộ thiết kế hiện nay còn yếu kém trong kinh nghiệm thực tế không chịu trau dồi kiến thức,không nắm vững các tiêu chuẩn,quychuẩn,không được thường xuyên tập huấn nâng cao trình độ. Một số cán bộ thiết kế không có chứng chỉ hành nghề,đây là những vấn đề cần phải chấn chỉnh.
Công tác tư vấn khảo sát thiết kế còn nhiều hạn chế,nhất là bước lập dự án và thiết kế cơ sở chưa đảm bảo chất lượng,nên giai đoạn khảo sát thiết kế kinh tế kỹ thuật phải điều chỉnh bổ sung,nhiều trường hợp phải điều chỉnh quy mô,giải pháp kỹ thuật gây ra kéo dài thời gian thực hiện.Việc áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế,quy chuẩn kỹ thuật,công nghệ chưa đảm bảo sự lựa chọn tối ưu về kinh tế kỹ thuật phù
hợp với điều kiên cụ thể của từng dự án.Khi đưa ra quy mô của dự án,đơn vị tư vấn thiết kế còn phụ thuộc quá nhiều vào các cơ quan quản lý mà không chủ động theo tính toán đề xuất của mình,dẫn đến khi thiết kế kỹ thuật phải điều chỉnh lại thiết kế cơ sở.
Trong giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công thì công tác khảo sát địa chất địa hình,thuỷ văn còn thiếu chính xác.Các giải pháp thiết kế đưa ra ở một số dự án là không phù hợp,các công trình đang thi công dang dở phải thay đổi giải pháp kỹ thuật,phải tạm dừng để điều chỉnh thiết kếhoặc thiết kế bổ sung...Ví dụ : Trạm bơm Trà Phương III huyện Ân Thi ngay từ khi bắt đàu triển khai thi công đã phải điều chinh lại hồ sơ thiết kế do không phù hợp vói thực tế hiện trường,giải pháp kỹ thuật thi công chưa hợp lý và cụ thể,kết quả khảo sát địa chất chưa chính xác nên khi triển khai thi công phải tạm dừng để điều chỉnh thiết kế đó là đi chuyển vị trí xây dựng trạm bơm do thiết kế ban đầu nằm trên túi bùn,quá trình thi công đóng cọc bê tông bị tụt mất cọc bê tông.
c. Công tác thẩm tra,thẩm định thiết kế,dự toán
Trong tình hình kinh mở cửa hiện nay rất nhiều đơn vị có chức năng thẩm định trong khi đó đội ngũ cán bộ thẩm định năng lực yếu, chưa có kinh nghiệm thực tế và kinh nghiêm,không ít trường hợp thẩm định sai hoặc thẩm định không đúng tiêu chuẩn,sau khi hồ sơ đã được thẩm định thi công vẫn phải thay đổi bổ sung làm ảnh hưởng đếm tiến độ và chất lượng công trình.
d.Công tác thi công xây lắp
Có rất nhiều nhà thầu có năng lực thi công ,trang thiết bị thi công hiện đại thi công ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao,song bên cạnh đó còn không ít nhà thầu thi công xây dựng năng lực yếu kém,trang thiết bị phục vụ cho thi công chưa đảm bảo và đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật,không đảm bảo chất lượng hoặc chất lượng chưa cao,không đảm bảo an toàn lao đông,thậm chí có những nhà thầu thi công chỉ có giám đốc và cán bộ kỹ thuật là người trong cùng gia đình ngoài ra toàn hợp đồng ngắnhạn nhân lực khi có công trình.
Công tác quản lý, giám sát chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư,ban quản lý dự án,giám sát xây dựng,giám sát tác giả của tư vấn thiết kế...còn nhiều điểm yếu,thiếu tính chuyên nghiệp.Đội ngũ tư vấn giám sát chưa đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý chất lượng trên công trường,chưa kiên quyết xử lý các vi phạm về chất lượng.Chất lượng của một số công trình vẫ còn tồn tại nhất định.
Lực lượng tư vấn giám sát tuy đông về số lượng nhưng còn thiếu chuyên gia giỏi. Nguyên nhân chủ yếu do năng lực của các kỹ sư tư vấn giám sát và chế độ chính sách của nhà nước đối với công tác giám sát chưa được coi trọng,chưa có cơ chế thu hút và cơ chế đãi ngộ phù hợp với trách nhiệm và quyền hạn của tư vấn giám sát. Hoạt động của TVGS chưa thực hiện đầy đủ và nghiêm túc chức trách và nhiệm vụ của mình,không kiểm soát được hết chất lượng của công trình,không bán sát hiện trường để kịp thời xử lý phát sinh bất thường,chưa kiên quyết xử lý các vi phạm chất lượng,các giám sát viên đa phần thực hiện theo thời vụ, được cácđơn vị tuyển theo hợp động.
Công tác Giám sát cộng đồng của người dân không được quan tâm, nếu có thì gần như không có hiệu quả.
e. Công tác thanh quyết toán
Công tác thanh quyết toán một số dự án còn mất nhiều thời gian do nhiều nguyên nhân,trong đó chủ yếu là do chưa quản lý kiểm tra và hướng dẫn cho đơn vị thi công nên việc chỉnh sửa và thiếu sót trong hồ sơ,lưu và quản lý hồ sơ chưa được đầy đủ, chưa hoàn thiện và thiếu đồng bộ,...dẫn đến nhiều công trình đã bàn giao đưa và sử dụng nhưng thủ tục quyết toán công trình vẫn chưa xong.
f. Một số tồn tại khác
Tỉnh chưa mạnh dạn trong việc lựa chọn các hình thức đầu tư để có vốn xây dựng công trình mà chỉ trông chờ vào kinh phí đầu tư của Trung ương dẫn đến tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản mà nguyên nhân chính là các chủ đầu tư muồn được đầu tư xây dựng các công trình mới,nâng cấp cơ sởvật chất,các công trình cơ sở hạ tầng,các nhà thầu thì luôn muốn có nhiều công trình,nhiều hợp đồng mà không quan tâm đến khả năng cân đối ngân sách,bên cạnh đó các cơ quan quản lý
cũng chưa cương quyết trong việc thực hiện nguyên tắc bố trí kế hoạch vốn hàng năm,nhiều công trình hoàn thành lâu nhưng không được bố trí vốn để thanh toán dứt điểm cho nhà thầu thi công và các đơn vị liên quan.
Công tác bố trí vốn còn dàn trải vì có nhiều dự án nên phải bố trí mỗi dự án một ít kinh phí” Vốn này hay gọi là vốn mồi” dẫn đến các nhà thầu không có kinh phí để triển khai thi công,vừa làm vừa chờ kinh phí,nhiều dự án hết hợp đồng vẫn chưa xong,chưa bàn giao sử dụng.
Có một vấn đề ta không thể phủ nhận năng lực của một số chủ đầu tư,ban quản lý dự án chưa đáp ứng được yêu cầu,chưa có tính chuyên nghiệp,khi được giao dự án có quy mô lớn,phức tạp,có yêu cầu kỹ thuật cao thường thì giao phó cho đơn vị thiết kế,tư vấn giám sát, chỉ biết ký hồ sơ chứ không có công tác kiểm tra hồ sơ,nhiều phần việc của chủ đầu tư nhưng tư vấn thiết kế làm hộ hết(Thủ tục phê duyệt,tờ trình kế hoạch đấu thầu,kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công dự toán, hợp đồng ....).
Công tác giải phóng mặt bằng còn chưa quan tâm đúng mức,việc tuyên truyền cho người dân còn hạn chế,các thủ tục rườm rà.
Việc áp dụng công nghệ khoa học trong quản lý cũng chưa được quan tâm đúng mức,hầu hết các ban chưa được đầu tư các phần mềm quản lý dự án về dự toán,tính toán…để kiểm tra các giai đoạn của dự án.
Việc quản lý hợp đồng cũng còn lỏng lẻo dẫn đến các vi phạm các cam kết trong hợp đồng(như tiến độ thi công không đúng,nhân lực không đầy đủ,vật tư và trang thiết bị thi côngquá niên hạn, không được kiểm định).
Năng lực của cán bộ quản lý tiến độ dự án kể cả các lãnh đạo ban còn có những hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc,các cán bộ kỹ thuật không có nhiều chuyên môn và kinh nghiệm,chưa am hiểu các văn bản,thông tư,nghị định,luật…không sử dụng thành thạo một số phần mềm như dự toán,thiết kế…vì vậy không thể hỗ trợ được nhiều.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Thực tế trong lĩnh vực xây dựng công trình ở nước ta từ trước tới nay chủ yếu là thi công chậm hơn so với tiến độ đề ra mà nguyên nhân thì rất nhiều, có thể là do công tác khảo sát địa hình, địa chất nơi xây dựng công trình còn nhiều sai sót;
điều kiện thời tiết mưa lũ thất thường; giá cả thị trường biến động... dẫn đến khối lượng thi công phát sinh làm tăng chi phí và tiến độ thi công kéo dài. Một nguyên nhân cũng rất quan trọng nữa làm cho tiến độ thi công do Nhà thầu lập ra chưa bám sát với tiến độ pháp lệnh, thời gian thi công thường kéo dài hoặc rút ngắn so với tiến độ kế hoạch là việc lập tiến độ chưa tính toán đầy đủ được hết các yếu tố chủ quan cũng như khách quan. Dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình tổ chức mọi hoạt động sản xuất trên công trường mà đặc biệt là kế hoạch đầu tư vốn vào công trình một cách hợp lý để công trình sớm phát huy hiệu quả.
Trong chương 2, tác giả đã trình bày một số bài toán để ứng dụng cho công tác quản lý nhằm tối ưu hóa tiến độ xây dựng và điều khiển tiến độ trong quá trình thực hiện để đảm bảo công trình hoàn thành trong thời gian ngắn nhất. Nội dung nghiên cứu cũng đã nêu lên được những nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ và công tác quản lý kế hoạch tiến độ xây dựng công trình. Qua những phân tích và đánh giá luận văn đã chỉ ra những tồn tại, thiếu sót trong công tác quản lý kế hoạch tiến độ xây dựng công trình.
Những tồn tại trong công tác quản lý tiến độ sẽ được đề xuất giải pháp tăng nhằm cường công tác quản lý các công trình trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và áp dụng điều khiển kế hoạch tiến độ phù hợp cho công trình trạm bơm Liên Nghĩa nhằm rút ngắn thời gian thi công, đưa công trình vào sớm được khai thác sử dụng tránh lãng phí các chi phí không cần thiết và làm tăng hiệu quả cho nhà thầu thi công xây dựng công trình.