CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2010 -2014
2.3.2. Phân tích thực trạng quản lý tiến độ xây dựng các công trình trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
2.3.2.1. Các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua Một số dự án xây dựng thuỷ lợi được thực hiện trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2010 đến 2014 được tác giả thống kê bảng dưới đây:
Bảng2.1: Tổng hợp tình hình thực hiện các dự án xây dựng thuỷ lợi của tỉnh Hưng Yên từ 2010 đến 2014
Đơn vị: Triệu đồng
STT Tên công trình,hạng mục công trình
Tổng mức đầu tư Thời gian hoàn thanh Phê duyệt Quyết
toán
Phê
duyệt Thực tế 1 Xây dựng trạm bơm Thuỵ
Lân
3.290 2.228,8 2006 2010
2 Nạo vét sông Bần Vũ Xá Đc:11.931 7.799,9 2006 2010 3 Cải tạo,nạo vét sông Quảng
Lãng
6.290 6.050,7 2007 2010
4 Cải tạo, nạo vét sông Kim Ngưu
3.610 2.645 2007 2010
5 Cải tạo kênh N5 trạm bơm Việt Hưng B
5.419 1.981,4 2009 2010
6 Cải tạo, nạo vét sông Tam Bá Hiển
6.920 5.830 2010 2010
7 Xây dựng cống Vĩnh Tuy- Ngọc Bộ
1.820 1.686 2010 2010
STT Tên công trình,hạng mục công trình
Tổng mức đầu tư Thời gian hoàn thanh Phê duyệt Quyết
toán
Phê
duyệt Thực tế 8 Cải tạo, nạo vét trung thuỷ
nông Nhân Hoà
13.100 11.113,3 2010 2010
9 Cải tạo, nạo vét sông Từ Hồ Sài Thị
9.500 7.419,9 2007 2011
10 Xây dựng trạm bơm Văn Phú B GĐ1
11.560 10.091,7 2008 2011
11 Xây dựng trạm bơm Lương Tài GĐ1
5.740 1.073,3 2008 2011
12 Xây dựng trạm bơm Tân Cầu 7.720 7.8284 2008 2011 13 Cải tạo,nạo vét Sông Lương
Tài
9.760 ĐC:12.328
11.985 2010 2012 14 Xây dựng trạm bơm Bắc
Đầm Hồng
13.120 13.104,7 2011 2012
15 Xây dựng trạm bơm Nghĩa Dân
15.460 15.456,5 2011 2012
16 Xây dựng trạm bơm Văn Phú B GĐ2
16.970 16.956,5 2011 2012
17 Xây dựng trạm bơm Lương Tài GĐ2
12.580 9.488 2011 2012
18 Cải tạo nâng cấp trạm bơm Uyển
4.710 4.706 2011 2012
19 Cải tạo, nạo vét sông 5 xã 2.330 2.329 2011 2012 20 Xây dựng trạm bơm Tam Đô 41.880 41.871 2012 2013 21 Xây dựng trạm bơm Vinh 41.560 41.560 2012 2013
STT Tên công trình,hạng mục công trình
Tổng mức đầu tư Thời gian hoàn thanh Phê duyệt Quyết
toán
Phê
duyệt Thực tế Quang
22 Cải tạo, nâng cấp trạm bơm Bần
11.040 11.040 2012 2013
23 Cải tạo, nâng cấp đê tả sông Kim Sơn
10.730 10.730 2012 2013
24 Xây dựng trạm bơm Nghi Xuyên
440.178,865 Chưa quyết toán
2010 Chưa quyết toán 25 Xây dựng trạm bơm Liên
Nghĩa
238.434,399 Chưa quyết toán
2010 Chưa quyết toán 26 Xây dựng trạm bơm Chùa
Tổng
84.866,858 Chưa quyết toán
2010 Chưa quyết toán 27
2.3.2.2. Phân tích thực trạng quản lý kế hoạch tiến độ thi công công trình xây dựng a. Trình độ quản lý
Năng lực của các tổ chức, các cán bộ lập quy hoạch, quản lý quy hoạch còn yếu nhất là ở các Cục chuyên ngành và các địa phương.
Năng lực tư vấn còn yếu nhất là khả năng phân tích thị trường (dự báo nhu cầu), phân tích tài chinh, kinh tế của dự án, phân tích tác động môi trường... Năng lực của tư vấn giám sát rất yếu, chưa có tổ chức tư vấn giám sát riêng.
Năng lựccủa các Cục quản lý chuyên ngành về quản lý hoạt động đầu tư xây dựng yếu kém vì vậy gặp khó khăn khi đứng ra chịu trách nhiệm quản lý các dự án lớn của ngành mình.
Năng lực của một số ban điều hành dự án trong việc quản lý mặt phân giới giữa các tổ chứctham gia dự án còn hạn chế. Một dự án quản lý đồng thời nhiều dự án thậm chí một đơn vị của ban quản lý dự án phải quản lý nhiều gói thầu của các dự án khác nhau, chưa thể hiện được vai trò của Giám đốc điều hành dự án là quản lý, điều phối các bộ phận khác nhau của dự án để đảm bảo dự án đạt các mục tiêu và thỏa mãi các giới hạn về thời gian, chi phí; trực tiếp kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện dự án về tiến độ, thời gian, chất lượng... mà chỉ như một cơ quản kiểm tra giám sát các nhà thầu.
Năng lực của các nhà thầu yếu về tài chính, thiết bị, phòng thì nghiệm hiện trường. Tình trạng thi công các công trình ngoài ngành không có kế hoạch vốn, đặc biệt là những công trình do địa phương làm chủ đầu tư dẫn đến tình trạng nợ đọng kéo dài, doanh nghiệp bị thua lỗ và trong nhiều trường hợp là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng thi công.
b. Công cụ quản lý
Công cụ và kỹ thuật đánh giá tác động của môi trường của dự án và các bên tham gia dự án đến dự án còn lạc hậu. Trong việc đánh giá căn cứ tồn tại dự án và các rủi ro của dự án để xác định dự án cần tính đến tác động của các yếu tố môi trường của dự án và tính đến tác động từ những mong chờ của các bên tham gia dự án hiện tại cũng như trong tương lại một cách đầy đủ.
Chưa vận dụng các kỹ thuật và công cụ quản lý mặt phân giới giữa các bên tham gia dự án một cách hiệu quả. Có một số công cụ quản lý dự án có thể hỗ trợ phối hợp hoạt động của các tổ chức này như khung lôgic của dự án và bảng phân công trách nhiệm quản lý nhưng chưa được sử dụng phổ biến.
Chưa ứng dụng phổ biến các công cụ quản lý tiên tiến vào việc quản lý thời gian và quản lý chi phí của dự án như: sử dụng phần mềm quản lý dự án để tối ưu hóa việc lập kế hoạch thực hiện dự án và bổ sung nguồn lực, lập báo cáo tiến độ và điều chỉnh kế hoạch.
c. Thể chế
Hiệu lực pháp lý của các văn bản pháp luật yếu. Chỉ đạo của trung ương đối với các địa phương trong công tác quản lý còn yếu kém. Mặc dù đã có sự phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương về quản lý cũng như xây dựng quy hoạch.
Trung ương và địa phương nhiều khi không thống nhất, phân cấp quản lý còn nhập nhằng, sử dụng nguồn vốn của trung ương và địa phương không hiệu quả.
Thiếu cơ sở pháp lý cho việc hình thành cơ chế kiểm tra giám sát, đánh giá tổng kết công tác đầu tư xây dựng một cách thường xuyên và thực hiện đánh giá hiệu quả kinh tế sau dự án. Các quy định chưa cụ thể quy tránh nhiệm không rõ ràng làm cho công tác báo cáo thực hiện giám sát đầu tư chất lượng không đảm bảo còn mang tính hình thức đối phó. Các doanh nghiệp xây dựng thiếu sự cạnh tranh để phát triển.