Giới thiệu chung về trạm bơm Liên Nghĩa

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý tiến độ công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh hưng yên và ứng dụng cho trạm bơm liên nghĩa (Trang 83 - 95)

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN,ÁP DỤNG CHO CÔNG TRÌNH TRẠM BƠM LIÊN NGHĨA

3.2. Ứng dụng các giải pháp tăng cường công tác quản lý kế hoạch tiến độ trạm bơm Liên Nghĩa phù hợp với điều kiện của địa phương

3.2.1 Giới thiệu chung về trạm bơm Liên Nghĩa

Tiểu dự án trạm bơm Liên Nghĩa thuộc dự án ADB5 nằm giáp đê tả sông Hồng, trên sông Đồng Quê, địa bàn thuộc xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Vị trí trạm bơm có tọa độ địa lý 1050 55’ 11”độ kinh đông, 200 55’ 03”độ vĩ Bắc

Hình 3.1: Vị trí trạm bơm Liên Nghĩa huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên.

Lưu vực tiêu của dự án gồm 1 thị trấn và 6 xã của huyện Văn Giang: Văn Giang, Long Hưng, Liên Nghĩa, Tân Tiến, Hoàng Long, Mễ Sở, Đông Tảo. Cùng với việc nạo vét sông Đồng Quê (dự án riêng), xây dựng trạm bơm Liên Nghĩa sẽ cải thiện điều kiện tiêu thoát nước của khu vực tây bắc của Hưng Yên, giảm tải cho hệ thống Bắc Hưng Hải.

Trạm bơm Liên Nghĩa, khi đi vào hoạt động sẽ giải quyết triệt để vấn đề tiêu thoát nước cho khu vực, tạo điều kiện để người dân yên tâm sản xuất, tăng năng suất từ đó cải thiện đời sông vật chất cũng như tinh thần.

Hình 3.2: Bản đồ lưu vực tiêu

Hình 3.3: Phối cảnh tổng thể của trạm bơm Liên Nghĩa.

3.2.1.2 Phạm vi của dự án a. Tên dự án

Tiểu dự án đầu tư xây dựng trạm bơm Liên Nghĩa huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên thuộc Dựán” Tăng cường Quản lý thuỷ lợi và cải tạo các Hệ thống thuỷ nông” Do ADB và ÀD tài trợ (ADB5)

b. Chủ đầu tư

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên.

c. Tổ chức tư vấn lập dự án

Công ty tư vấn Haskoning Hà Lan.

d. Mục tiêu và nhiệm vụ của tiểu dự án

- Chủđộng tiêu úng cho 3.545ha (ra ngoài song Hồng) thuộc tiểu vùng Châu Giang gồm các xã: Văn Giang,Long Hưng,Liên Nghĩa,Tân Tiến,Hoàng Long,Mễ Sởvà Đông Tảo,huyện Văn Giang,tỉnh Hưng Yên.

- Cải thiện môi trường sinh thái.

e. Các thông số kỹ thuật

*. Tiêu chuẩn thiết kế

- Cấp công trình: Theo TCXDVN 285 – 2002:

+Trạm bơm: công trình cấp III.

+Cống qua đê: cấp I

Mức đảm bảo thiết kế phục vụ của công trình + Mức bảo đảm tiêu úng: 90%

+ Tần suất tính toán mưa tiêu lớn nhất: 10%

+ Tần suất mực nước sông lớn nhất để tính toán chế độ khai thác: 10%

+ Tần suất mực nước sông lớn nhất để kiểm tra chế độ khai thác: 5%

Các tần suất để tínhtoán ổn định công trình cấp I

+ Tần suất mực nước sông lớn nhất để tính toán ổn định, kết cấu: 0,2%

+ Tần suất mực nước sông lớn nhất để kiểm tra ổn định, kết cấu: 0,04%

+ Tần suất mực nước sông nhỏ nhất để kiểm tra ổn định, kết cấu: 99%

Các tần suất để tính toán ổn định công trình cấp III

+ Tần suất mực nước sông lớn nhất để tính toán ổn định, kết cấu: 1%

+ Tần suất mực nước sông lớn nhất để kiểm tra ổn định, kết cấu: 0,2%

+ Tần suất mực nước sông nhỏ nhất để kiểm tra ổn định, kết cấu: 95%

- Hệ số tiêu: q=6,13l/s.ha.

- Tần sốmưa tiêu P=10%

*. Chỉ tiêu kỹ thuật trạm bơm.

- Lưu lượng thiết kế trạm: Q=55 m3/s - Mực nước bể hút:

+Mực nước lớn nhất (max) +6,2m +Mực nước thiết kế +3,0m +Mực nước trung bình +2,5m +Mực nước min tiêu +2,0m - Mực nước bể xả:

+Mực nước thiết kếứng với P=10% +11,6m +Mực nước trung bình +8,6m +Mực nước min khi tiêu +6,02m +Mực nước thiết kếđê +12,27m - Các cao trình chủ yếu:

+Cao trình đáy buồng hút -3,0m +Cao trình sàn bơm +3,2m +Cao trình sàn động cơ +7,3m +Cao trình đáy bể xả +3,2m +Cao trình đỉnh bể xả +11,8m

*. Chỉ tiêu kỹ thuật máy bơm

- Lưu lượng thiết kế 1 tổ máy: Q=5m3/s - Cột nước bơm thiết kế: Hb 9,7m - Cột nước bơm thường xuyên: Htx=7,9m f. Các hạng mục công trình

*. Trạm bơm

- Trạm bơm xây dựng mới nằm trên sông Đồng Quê, nhà máy gồm 7 gian: 5 gian đặt máy,1 gian sửa chữa,1 gian điều khiển trung tâm. Kích thước nhà máy (phần dưới): chièu dài L = 38,4m, rộng B = 20,9m;

- Trạm bơm kiểu buồng ướt bằng BTCT M250, kiểu máy tách dời bể xả; kết cấu nhà máy bằng khung BTCT M250, tường gạch xây vữa M50; xử lý nền móng bằng cọc BTCT M300;

- Bể xả: Bể xả dạng tháp, kết cấu BTCT M250, kích thước trong bể xả (LxBxH)=(25,7x11,5x8,6)m, cao trình đáy bể xả (+3,2m), cao trình đáy bể xả (+11,8m), xử lý nền bằng cọc BTCT M300;

*. Kênh xả nối bể xả vói cống qua đê

Dài 23,6m chia làm 2 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên L = 11,8m, kiểu hình hộp, chia làm 3 khoang, cao trình đáy cống (+3,5m), kích thước mỗi khoang (BxH)

= (2x2,5)m, kết cấu BTCT M250, xử lý nền bằng cọc BTCT M300, các đơn nguyên nối với nhau và nối với bể xả, cống qua đê bằng khớp nối PVC;

*. Kênh dẫn

Dài 180m, Bk = 40m, hệ sốmái m = 2, cao độđáy kênh tại bể hút là (-2,0m).

*.Cống qua đê

Xây dựng tại Km 83+842m trên đê tả sông Hồng thuộc địa phận xã Liên Nghĩa,huyện Văn Giang; Cống có chiều dài L=42m chia làm 3 đơn nguyên (11,8m+11,8m+18,4m), kết cấu BTCT M250, cao trình đáy cống (+3,5m); cống gồm 3 khoang, kích thước mỗi khoang (BxH)=(2x2,5)m; bể tiêu năng liền tường cánh dài L=11m, cao trình đáy bể (+3,0m), cống được đóng mở bằng vít me điện;

xử lý nền bằng cọc BTCT M300.

*.Kênh x

- Nối từ cống qua đê ra mép bờ sông Hồng dài 248,4m, mặt cắt hình thang, Bk=9,2m, hệ số mái m=2; đoạn giáp cống qua đê dài L=50m gia cố mái và đáy bằng BTCT M200, dày 15cm;

- Xây dựng 2 cống tiêu bờ kênh xả bằng BTCT M200, đường kính D60

*. Kè cửa ra

Gia cố kè cửa ra dài 94m, mái gia cố bằng đá lát trong khung BTCT; gia cô chân kè bằng thảm đá.

*. Khu nhà quản lý

Nhà quản lý 2 tầng, diện tích sử dụng 240m2 kết cấu khung cột bằng BTCT M200, tường gạch xây vữa M50; tường rào, cổng; sân vườn…

*. Phần thiết bị

- 5 tổ máy bơm hỗn lưu, trục đứng công suất mỗi tổ Q=5m3/s; động cơ có công suất 710KW.

- Các thiết bị phụ trợ: hệ thống bơm tiêu nước, hệ thống phòng chống cháy, hệ thống đo lường, thông gió…

- Hệ thống cầu trục điện trong nhà máy loại 20 tấn:01 cái

- Phía bểhút: lưới chắn rác, 01 bộ phai sửa chữa và 01 cầu lăn loại 5 tấn.

*. Phần điện

- Đường điện cao thế 35 V dài 5,8 km.

- Trạm biến áp kiểu mặt đất đặt ngoài trời, lắp 03 máy biến áp: 01 máy biến áp 3200KVA, 01 máy biến áp 2500KVA và 01 máy biến áp 100KVA.

- Hệ thống thiết bị điện hạ thế và hệ thống điện phục vụ điều khiển, bảo vệ máy bơm.

g. Diện tích đất sử dụng

Tổng diện tích đất sử dụng là: 5,28ha, trong đó:

-Diện tích sử dụng đất vĩnh viễn: 3,58 ha -Diện tích đất sử dụng tạm thời: 1,7 ha -Di chuyển nhà cửa: Không

h. Hình thức quản lý dự án

Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.

i. Thời gian thực hiện dự án

- Bắt đầu từ năm 2010 và hoàn thành trước tháng 6 năm 2016.

- Thời gian thi công từ tháng 10 năm 2013 đến trước tháng 6 năm 2016 k. Tổng mức đầu tư của dự án

Tổng mức đầu tư tính theo mặt bằng giá tỉnh Hưng Yên quý I năm 2012 là:

238.434.399.000 đồng.

Trong đó:

- Chi phí xây dựng: 82.496.662.000 đ - Chi phí thiết bị: 108.586.711.000 đ - Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng: 13.561.995.000 đ - Chi phí quản lý dự án: 3.129.292.000 đ - Chi phí đầu tư xây dựng: 7.780.133.000 đ - Chi phí khác: 9.383.319.000 đ - Chi phí dự phòng: 13.496.287.000 đ

Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn vay ADB và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam do BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý đầu tư xây dựng.

3.2.1.3 Điều kiện tự nhiên khu vực dự án

Văn Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt (đặc điểm chung của khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng). Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

a. Nhiệt độ

Nền nhiệt giữa các mùa không chênh lệch nhiều (trung bình hàng tháng là 230C). Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ dao động hàng tháng từ 250-280. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ dao động từ 150-210.

Bảng 3.1: Nhiệt độ trung bình tháng (0C) Tháng

Trạm I II III IV V VI VII VII

I IX X XI XII

Hà Nội

16,2 18,1 20, 1

23, 8

27, 2

28, 6

28, 9

28, 2

27,

2 24,5 21,3 18,1 Hà Đông

17,0 19,3 22, 1

25, 4

27, 0

27, 0

27, 9

27, 9

26,

8 24,5 20,8 19,3 b. Độ ẩm

Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng 83÷85%. Ba tháng mùa xuân là

thời kỳẩm ướt nhất, độảm trung bình tháng đạt 88÷90% hoặc cao hơn. Các tháng cuối mùa thu và đầu mùa đông là thời kỳ khô hanh nhất. Độẩm trung bình tháng có thể xuống dưới 80%. Độẩm cao nhất có ngày đạt tới 98% và thấp nhất có thể xuống tới 64%.

Bảng 3.2: Độ ẩm tương đối trung bình tháng (%) Tháng

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Hà Nội 82 85 88 88 84 84 85 87 86 83 81 82 Hà Đông 78 83 820 83 85 790 810 820 800 810 800 81

c. Mưa

Đây là vùng có lượng mưa tương đối lớn. Tổng lượng mưa trung bình thay đổi từ 1.554 đến 1.836 mm với số ngày mưa khoảng 130÷140 ngày mỗi năm.

Bảng 3.3: Lượng mưa năm tại một số trạm trên hệ thống

Trạm Liên

Mạc

Đông

Đồng Quan

Nhật Tựu

Vân Đình

Lương Cổ

Điệp Sơn Xtb (mm) 1.571,4 1.607,0 1.626,0 1.768,9 1.821,7 1.835,6 1.822,6

Bảng 3.4: Lượng mưa 1, 3, 5, 7 ngày max ứng với tần suất P = 5% và 10% (đơn vị:

mm) Trận

mưa Trạm

Tần suất 5% Tần suất 10%

1 ngmax

3 ngmax

5 ngmax

7 ngmax

1 ngmax

3 ngmax

5 ngmax

7 ngmax Láng 251,83 387,67 434,31 478,65 218,09 338,14 377,28 415,79 Hà Đông 252,69 386,55 435,68 476,17 220,46 337,38 379,17 416,06 Liên Mạc 244,19 386,6 447,2 489,81 212,81 336,92 389,73 426,87 Vân Đình 316,42 447,63 518,34 564,37 276,31 390,89 452,63 492,82 Hòa Mạc 276,9 382,79 430,3 478,17 240,52 332,5 373,77 415,35

3.2.1.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới điều kiện thi công công trình a. Thuận lợi

- Công trình được thi công thuộc địa phận thôn Phi Liệt, xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, gần đường giao thông đi lại thuận tiện. Trục đường giao thông trên mặt đê tả sông Hồng đã cứng hóa, mặt đê rộng B=6m÷8m thuận lợi cho công tác vận chuyển vật liệu, máy móc tới công trường. Mặt khác, tuyến vận tải đường sông cũng rất thuận lợi cho công tác vận chuyển cát, đá, xi măng… bởi có rất nhiều điểm khai thác cát xây dựng trên phạm vi từ Hà Nội tới công trình đều tập trung phía bờ tả sông Hồng.

- Nhà thầu đã, đang và sẽ thi công nhiều công trình, hạng mục công trình trên nhiều lĩnh vực: Xây dựng công trình thuỷ lợi; Xây dựng cầu đường Ôtô; Xây lắp dân dụng và công nghiệp...Đặc biệt nhà thầu có kinh nghiệm thi công nhiều gói thầu tương tự. Nhà thầu có đội ngũ cán bộ chỉ huy, quản lý, kỹ thuật, xe máy có số lượng lớn, đồng bộ được đào tạo cơ bản trong và ngoài nước có kinh nghiệm thi công các loại công trình ở những quy mô khác nhau, đạt chất lượng cao theo tiêu chuẩn của Quốc tế và khu vực.

- Công trình có hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công đầy đủ, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Sử dụng được nguồn điện, hệ thống cấp thoát nước của khu vực nên thuận tiện cho việc thi công.

- Khu vực thi công có nhiều nguồn cung cấp vật tư, vật liệu dồi dào.

b. Khó khăn

- Đây là công trình gồm nhiều hạng mục, quá trình thi công vẫn phải đảm bảo dẫn dòng để tiêu úng cho 3.545ha diện tích thuộc các xã: Văn Giang, Long Hưng, Liên Nghĩa, Tân Tiến, Hoàng Long, Mễ Sở và Đông Tảo (Tiểu vùng Châu Giang) huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

-Địa tầng của khu vực công trình gồm 8 lớp, đáy bể hút, cửa vào và phần nhà máy đều nằm trên lớp 1a là lớpcó chỉ tiêu cơ lý khá yếu. Do vậy việc thiết kế giải pháp kỹ thuật, biện pháp thi công khá khó khăn.

-Mặt bằng tổ chức thi công khá chật hẹp, do địa chất yếu nên phạm vi hố móng nằm cách nhà dân khoảng 5m. Công tác xử lý nền phải sử dụng giải pháp ép cọc bởi cụm đầu mối nằm gần kề với một số nhà dân của xã Liên Nghĩa. Việc tổ chức xây dựng, bố trí khu vực lán trại, tập kết vật liệu, xe máy…đều phải sử dụng mặt bằng bãi phía sông.

Xuất phát từ đặc điểm công trình, những thuận lợi và khó khăn trên, vì thế cần phải đưa ra biện pháp tổ chức thi công hợp lý nhằm đảm bảo thi công công trình với chất lượng tốt nhất, thời gian thi công ngắn nhất cũng như đảm bảo các điều kiện về an ninh, an toàn lao động, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

Bảng 3.5: Các chỉ tiêu cơ lý đất nền dùng trong tính toán Tên lớp

Chi tiêu Đ 1a1 1a2 1b2 2a2 2d2 2e2

+ Thành phần hạt (%)

- Sét (%) 30.0 25.5 26.1 25.0 28.3 8.8 1.1

- Bụi (%) 34.0 38.5 38.7 37.6 34.7 16.5 15.5

- Cát (%) 36.0 36.0 35.2 37.4 36.4 73.5 83.4

- Sỏi (%) 0.6 1.2

- Cuội (%)

+ Giới hạn Atterberg (%)

- Giới hạn chảy WT 42.1 47.4 40.5 37.7 40.2 23.4 - Giới hạn lăn WP 25.1 31.5 25.0 22.6 24.0 15.7 - Chỉ số dẻo WN 17.0 15.9 15.5 15.1 16.2 7.7 + Độ đặc B 0.582 0.767 0.645 0.649 0.512

+ Độ ẩm thiên nhiên We

(%) 35.0 43.7 35.0 32.4 32.3 17.4 15.1

+ Dung trọng ướt γw (T/m3)

1.85 1.74 1.83 1.88 1.87 1.80 1.81

+ Dung trọng khô γc T/m3) 1.37 1.21 1.36 1.42 1.41 1.53 1.57

+ Tỷ trọng D 2.72 2.64 2.69 2.71 2.72 2.67 2.67

+ Độ lỗ rỗng n (%) 49.6 54.1 49.6 47.6 48.0 42.6 41.1 + Tỷ lệ lỗ rỗng e 0.985 1.180 0.984 0.909 0.924 0.741 0.698 + Độ bão hoà G (%) 96.7 97.7 95.6 96.6 95.0 62.7 57.8

+ Lực dính C (kG/cm2) 0.11 0.15 0.21 0.02

+ Góc ma sát trong j (độ) 7°24 9°15 11°35 17°22

+ Hệ số ép lún a1-2 (cm2/

kG) 0.045 0.083 0.046 0.043 0.038 0.026 0.032

+ Hệ số thấm K (cm/s) 1×10-

5 1×10-5 1×10-

5

1×10-

5 1×10-5 1×10-4 5×10-4 Kết quả khảo sát ĐCCT (Thăm dò địa vật lý, khoan thăm dò, lấy mẫu đất thí nghiệm, thí nghiệm hiện trường...) cho thấy địa tầng khu vực đầu mối trạm bơm bao gồm các lớp đất theo thứ tự từ trên xuống dưới như sau:

Lớp Đ (Đất đắp đê): Phía trên bề mặt là bê tông nhựa áp phan, hỗn hợp dăm sạn và đá hộc. Chiều dày: 0÷0.4m.

Phía duới là đất á sét nặng - sét, có chỗ lẫn dăm, gạch vụn, màu nâu, xám nâu, có chỗ xám đen. Trạng thái phía trên dẻo cứng, duới đáy lớp dẻo mềm. Điện trở suất r=35÷70Wm. Chiều dày: 5÷8m. Lớp phân bố dọc theo tuyến đê.

Lớp 1: Đất bùn đáy ao, màu xám đen, lẫn hữu cơ. Trạng thái chảy - dẻo chảy.

Nguồn gốc bồi tích hiện đại (aQ). Điện trở suất r=10÷15Wm. Chiều dày: 1.5÷2.0m.

Phân bố cả phía trong đê chủ yếu ở đáy hồ ao.

Lớp 1a1: Đất á sét nặng, màu xám, xám đen, đôi chỗ kẹp hữu cơ (lá cây, gỗ mục, vỏ sò đang phân hủy) vàcác lớp mỏng á cát. Trạng thái dẻo mềm, đôi chỗ dẻo chảy. Nguồn gốc bồi tích (aQ). Điện trở suất r=10÷35W.m. Chiều dày thay đổi từ 8÷15m. Lớp phân bố cả phía trong đê và ngoài đê dưới lớp 1a2, trên lớp 2a2.

Lớp 1a2: Đất á sét nặng, màu xám, xám xanh, có chỗ xám nâu. Trạng thái dẻo mềm. Nguồn gốc bồi tích (aQ). Điện trở suất r=25÷45W.m. Chiều dày: 4.0÷4.5m.

Lớp phân bố như sau: phía trong đê phân bố nằm sát trên mặt đất, phía ngoài đê nằm dưới lớp 1b2.

Lớp 1b2: Lớp 1b2: Đất á sét nặng, màu xám nâu, xám đen. Trạng thái dẻo mềm.

Nguồn gốc bồi tích (aQ). Điện trở suất r=35÷70W.m. Chiều dày thay đổi từ 1.5÷5.5m. Lớp phân bố chủ yếu ở phía ngoài đê nằm sát trên mặt đất.

Lớp 2a2: Đất á sét nặng, màu xám vàng, loang lổ xám nâu. Trạng thái dẻo mềm có chỗ dẻo cứng. Nguồn gốc bồi tích (aQ). Điện trở suất r=25÷45W.m. Chiều dày thay đổi từ 2.5÷7.0m. Lớp phân bố cả phía trong đê và ngoài đê dưới lớp 1a1, nằm trên lớp 2d2.

Lớp 2d2: Đất á cát, màu xám, xám đen. Kết cấu chặt vừa. Nguồn gốc bồi tích(aQ). Điện trở suất r=25÷45W.m. Chiều dày thay đổi từ 2÷3m. Lớp phân bố ở phía trong đê, nằm dưới lớp 2a2, nằm trên lớp 2e2.

Lớp 2e2: Cát - á cát có chỗ lẫn sạn nhỏ, màu xám, xám nhạt. Kết cấu chặt vừa.

Nguồn gốc bồi tích (aQ). Điện trở suất r=25÷45W.m. Với chiều sâu khảo sát xác định được chiều dày lớp >9m. Lớp phân bố rông khắp trong khu vực tram bơm cả phía trong đê và phía ngoài đê.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý tiến độ công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh hưng yên và ứng dụng cho trạm bơm liên nghĩa (Trang 83 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)