CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
1.2. Đặc điểm hoạt động dạy nghề tại việt nam
1.2.1 Những quy định chung của Luật dạy nghề tại Việt Nam
1.2.1.1 Các loại hình cơ sở dạy nghề tại Việt Nam:
Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề tư thục do các tổ chức hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề có vốn đầu tư nước ngoài thành lập theo hình thức liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài do tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
1.2.1.2 Các trình độ đào tạo trong dạy nghề theo luật Giáo dục nghề nghiệp tại việt Nam
Sơ cấp nghề:
- Mục tiêu dạy nghề trình độ sơ cấp:
Dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm trang bị cho người học nghề năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
- Thời gian dạy nghề trình độ sơ cấp:
Dạy nghề trình độ sơ cấp được thực hiện từ ba tháng đến dưới một năm đối với người có trình độ học vấn, sức khoẻ phù hợp với nghề cần học.
Trung cấp nghề:
- Mục tiêu dạy nghề trình độ trung cấp
Dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý
thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
- Thời gian học nghề trình độ trung cấp
Dạy nghề trình độ trung cấp được thực hiện từ một đến hai năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ ba đến bốn năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
Cao đẳng nghề:
- Mục tiêu dạy nghề trình độ cao đẳng:
Dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
- Thời gian học nghề trình độ cao đẳng:
Dạy nghề trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ một đến hai năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề cùng ngành nghề đào tạo.
1.2.2 Đặc điểm tổ chức hệ thống KSNB trong hệ thống giáo dục – đào tạo nghề Giáo dục nghề nghiệp được xem là một tổ chức phi lợi nhuận: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà phần lợi nhuận tích lũy hằng năm là tài sản chung không chia, để tái đầu tư phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn không hưởng lợi tức hoặc hưởng lợi tức hằng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ.
Tổ chức phi lợi nhuận có thể là một tổ chức phi chính phủ và cũng có thể là tổ chức chính phủ. Ví dụ, một quỹ từ thiện có doanh thu từ việc đi quyên góp, vận động các nhà tài trợ để cung cấp dịch vụ y tế cho người nghèo chẳng hạn, một năm giả sử họ
quyên góp được 20 tỷ VND, chi phí để triển khai chương trình (gồm cả lương nhân viên, chi phí vận hành) là 10 tỷ, thì số tiền dư ra 10 tỷ VND sẽ không được phép chia cho các nhân viên hay sáng lập viên của Quỹ, số tiền đó phải được dùng cho những hoạt động tiếp theo của tổ chức ở những năm sau.
Giáo dục nghề nghiệp là để đào tạo nghề cho người lao động đáp ứng được yêu cầu nhân lực trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ, giáo dục nghề nghiệp gắn bó mật thiết với thị trường lao động và việc làm. Giáo dục Việt Nam (bao gồm cả đào tạo, sau đây gọi chung là giáo dục) đã đạt được nhiều thành tựu, kết quả, góp phần quan trọng vào thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi tổ chức đều có những đặc điểm riêng, vì vậy khi tổ chức kiểm soát nội bộ cần phải nghiên cứu đặc điểm của từng ngành, từng đối tượng cụ thể để vận dụng xây dựng nội dung Kiểm soát nội bộ phù hợp với đặc điểm của đối tượng đó. Trong hoạt động ngành giáo dục – đào tạo, một ngành vừa đòi hỏi phải có tích lũy để phát triển nhưng lại không được hoạt động theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông thường, một ngành chịu nhiều chi phối trực tiếp từ cơ quan quản lý là Bộ Lao động thương Binh xã hội và chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo tại mỗi quốc gia. Cụ thể như sau:
Thứ nhất là vì quản lý hoạt động giáo dục, đào tạo chịu sự chi phối của cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục, Bộ lao động Thương Binh & Xã Hội. Do đó, việc ra quyết định của các cấp quản lý phải tuân thủ những chính sách, những quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động Thương Binh & Xã Hội.
Thứ hai; xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong hệ thống giáo dục, đào tạo nghề là quá trình rất phức tạp, vì phải vừa phải đạt mục tiêu kiểm soát chất lượng đào tạo, vừa phải đạt mục tiêu hiệu quả kinh tế nhằm duy trì việc giáo dục, đào tạo,…
Thứ ba; về năng lực của nhân viên trong môi trường kiểm soát thường có trình độ chuyên môn cao về chuyên ngành đào tạo, chuyên môn quản lý cụ thể.
Thứ tư; về chính sách nhân sự còn phải theo hướng khuyến khích nhân viên học tập và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nhằm phát triển cho kịp xu thế của thời đại.
Thứ năm; đánh giá rủi ro trong hoạt động kiểm soát còn phải đề cập tới rủi ro về thay đổi cơ chế, chính sách giáo dục, đạo tạo nghề nghiệp của Nhà nước trong từng thời kỳ cụ thể.
Thứ sáu; một mặt quan trọng của kiểm soát trong giáo dục, đào tạo nghề là phải đánh giá được chất lượng giảng dạy và đào tạo.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày những quan điểm cơ bản về lý thuyết Kiểm soát nội bộ để làm cơ sở cho những đánh giá và phân tích về hệ thống kiếm soát nội bộ một cách khoa học. Theo INTOSAI, thì một hệ thống kiếm soát nội bộ bao gồm 5 bộ phận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát.
Hệ thống KSNB là rất cần thiết đối với bất kỳ một tổ chức nào nhằm ngăn ngừa thiếu sót trong hệ thống quản lý, giảm thiểu, phòng tránh những thất thoát tài sản có thể tránh và đảm bảo việc chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước.
Hệ thống kiểm soát nội bộ ở các tổ chức, các đối tượng về cơ bản có những điểm chung nhưng khi triển khai cần nghiên cứu những đặc điểm khác nhau để vận dụng triển khai phù hợp. Mặc khác, bản thân bất kì hệ thống kiểm soát nội bộ nào cũng có những hạn chế nhất định, nên khi thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ, cần phải quan tâm đến tối thiểu hóa các tác động của những hạn chế này.
Trong chương 1, tác giả cũng đã đề cập đến đặc điểm tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong hệ thống giáo dục đào tạo nghề để làm cơ sở áp dụng vào thực tiễn bài luận văn của mình.