Sơ đồ bộ máy tổ chức

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường trung cấp nghề hòa bình (Trang 35 - 42)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ HÒA BÌNH

2.1. Tổng quan về Trường Trung cấp nghề hòa bình

2.1.3. Bộ máy tổ chức

2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức

(Nguồn: Phòng TC-HC Trường TCN Hòa Bình)

2.1.3.2. Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy trường Trung cấp nghề Hòa Bình Điện công

nghiệp

Điện lạnh

Hàn cơ khí

Công nghệ thông tin

Du lịch

Khối Văn hóa Hiệu Trưởng Kế Toán Tổng Hợp

Hội đồng thẩm định

Hội Đồng quản trị

Phó hiệu trưởng

Các Hội đồng tư vấn

Hội đồng tuyển sinh Hôi đồng kỷ luật

Hôi đồng đánh giá

Các phòng chức năng

Phòng TC-KT

Phòng Đào tạo

Phòng HC-TC Các Khoa nghề

Công nghệ ô tô

May thời trang

Phòng công tác

HSSV Mộc xây

dựng &

TTNT

Kế toán doanh nghiệp

Phòng Kiểm định

& HT

Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các bộ phận

 Hội đồng quản trị:

 Hội đồng quản trị là tổ chức đại diện quyền sở hữu của trường, chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực của nhà trường, bảo đảm thực hiện mục tiêu dạy nghề.

 Hội đồng quản trị thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Quyết nghị về phương hướng, mục tiêu, chiến lược, quy hoạch, các dự án và kế hoạch phát triển của trường.

- Quyết nghị về sửa đổi, bổ sung điều lệ của trường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Quyết nghị chủ trương sử dụng tài chính, tài sản và phương hướng đầu tư phát triển của nhà trường theo quy định pháp luật.

- Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng quản trị và việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của trường.

- Giới thiệu người để cơ quan có thẩm quyền công nhận Hiệu trưởng theo quy định.

- Quyết nghị những vấn đề về tổ chức, nhân sự của nhà trường

 Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng:

 Hiệu trưởng

- Nhiệm vụ của Hiệu trưởng:

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theo quy định của điều lệ trường trung cấp nghề và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Hiệu trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

+ Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị.

+ Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính của trường và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ cho hoạt động dạy nghề theo quy định của pháp luật.

+ Thường xuyên chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảng dạy và học tập cho cán bộ, giáo viên và học sinh-sinh viên.

+ Tổ chức và chỉ đạo xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong nhà trường.

+ Thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường; thực hiện các chính sách, chế độ của nhà nước đối với cán bộ, viên chức và học sinh-sinh viên trong trường.

+ Tổ chức các hoạt động tự thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng dạy nghề theo quy định. Chấp hành các kiến nghị, quyết định về thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

+ Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định của pháp luật.

- Quyền của Hiệu trưởng:

+ Quyết định các biện pháp để thực hiện chủ trương, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường theo quy định của điều lệ trường cao đẳng nghề.

+ Quyết định việc tuyển dụng hoặc giao kết hợp đồng lao động đối với cán bộ, viên chức theo quy định của pháp luật và quy chế tổ chức và hoạt động của trường.

+ Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức và học sinh-sinh viên trong phạm vi thẩm quyền quản lý.

+ Quyết định thành lập, giải thể các hội đồng tư vấn của trường.

+ Quyết định bổ nhiệm các chức vụ trưởng, phó trưởng phòng, khoa, bộ môn trực thuộc trường và các đơn vị nghiên cứu, sản xuất, dịch vụ phục vụ dạy nghề của trường theo phân cấp.

+ Cấp bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và chứng chỉ nghề cho học sinh-sinh viên theo quy định.

 Phó Hiệu trưởng:

Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng

- Giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý và điều hành các hoạt động của trường; trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Hiệu trưởng và giải quyết các công việc khác do Hiệu trưởng giao.

- Khi giải quyết công việc được Hiệu trưởng giao, Phó Hiệu trưởng thay mặt Hiệu trưởng, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hiệu trưởng về kết quả công việc được giao.

 Các Hội đồng Tư vấn:

Các Hội đồng Tư vấn do Hiệu trưởng thành lập nhằm thực hiện một số nhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trưởng

 Hội đồng thẩm định chương trình, giáo trình, kiểm định chất lượng

+ Hội đồng thẩm định chương trình, giáo trình, kiểm định chất lượng là tổ chức tư vấn giúp Hiệu trưởng trong việc duyệt chương trình, giáo trình dạy nghề của trường.

Hội đồng do Hiệu trưởng thành lập, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

+ Hội đồng thẩm định chương trình, giáo trình tự giải tán sau khi hoàn thành công việc do Hiệu trưởng giao.

 Hội đồng Kỷ luật và Thi đua - Khen thưởng:

+ Hội đồng Kỷ luật và Thi đua - Khen thưởng là tổ chức tư vấn cho Hiệu trưởng trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường về công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật, do Hiệu trưởng quyết định thành lập.

+ Hội đồng Kỷ luật và Thi đua - Khen thưởng mỗi năm họp 03 (ba) lần. Các phiên họp cần thiết khác sẽ do Hiệu trưởng quyết định.

+ Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng họp mỗi tháng 01 (một) lần để xét thi đua và kỷ luật trong tháng.

 Hội đồng tuyển sinh:

Thực hiện công tác tuyển sinh theo đúng Quyết định 08/2007/QĐ-BLĐTBXH về Ban hành quy chế tuyển sinh học nghề.

 Hội đồng Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh và tốt nghiệp

+ Hội đồng Đánh giá kết quả rèn luyện và tốt nghiệp của học sinh là tổ chức tư vấn giúp Hiệu trưởng trong việc xem xét, công nhận kết quả rèn luyện của học sinh, do Hiệu trưởng thành lập và làm Chủ tịch.

+ Hội đồng Đánh giá kết quả rèn luyện và tốt nghiệp của học sinh có nhiệm vụ căn cứ các quy định trong quy chế rèn luyện và học tập của học sinh, trên cơ sở đề nghị của các Trưởng bộ phận chuyên môn, xem xét đánh giá kết quả rèn luyện của từng học sinh theo từng học kỳ, năm học và toàn khóa học.

 Các phòng chức năng:

Các phòng chức năng có nhiệm vụ quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức triển khai thực hiện các quyết định của Hiệu trưởng theo chức năng được giao.

 Phòng Đào tạo:

- Giúp hiệu trưởng thực hiện các công việc sau:

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy hàng năm và kế hoạch đào tạo dài hạn của nhà trường;

+ Lập kế hoạch và tổ chức việc xây dựng các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề;

+ Lập kế hoạch và tổ chức tuyển sinh, thi tốt nghiệp, công nhận và cấp bằng, chứng chỉ nghề;

+Tổ chức thực hiện và quản lý quá trình đào tạo, bồi dưỡng nghề;

+ Quản lý việc kiểm tra, thi theo quy định;

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.

+ Kiểm tra đào tạo theo các cấp học và tự kiểm định chất lượng dạy nghề.

- Thực hiện các công việc giáo vụ gồm: lập các biểu về công tác giáo vụ, dạy và học, thực hành, thực tập nghề; theo dõi, tổng hợp, đánh giá chất lượng các hoạt động dạy nghề; thống kê, làm báo cáo theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, của cơ quan quản lý cấp trên và của Hiệu trưởng.

- Quản lý thư viện. Theo dõi và yêu cầu điều chỉnh việc sử dụng các cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho việc đào tạo.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.

 Phòng Công tác học sinh-sinh viên:

+ Tham mưu Hiệu trưởng trong việc giáo dục và quản lý học sinh; theo dõi, giúp đỡ học sinh tự học, thực tập sản xuất, giới thiệu việc làm, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động sản xuất và những hoạt động khác ngoài giờ học;

+ Đề xuất và thực hiện các chính sách chế độ của nhà nước, nhà trường về học bổng, học phí, bảo hiểm các loại, về khen thưởng, kỷ luật và các chế độ khác có liên quan đến đời sống tinh thần và vật chất của học sinh.

 Phòng Tổ chức – Hành chánh

+ Quản lý con dấu của trường; tổ chức thực hiện các công tác hành chính, tổng hợp, văn thư, lưu trữ, đối ngoại, giao dịch và lễ tân;

+ Tham mưu Hiệu trưởng sắp xếp tổ chức, quy hoạch bố trí cán bộ, giáo viên theo đúng chức danh, nhiệm vụ và công tác đào tạo, bồi dưỡng;

+ Tổ chức thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, giáo viên; công tác bảo vệ chính trị nội bộ, thi đua, khen thưởng và kỷ luật;

+ Phối hợp với các đoàn thể và các bộ phận chức năng tổ chức các hoạt động về giáo dục chính trị, văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ và văn thể mỹ cho cán bộ, giáo viên và học sinh.

+ Tham mưu Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch dự trù vật tư, tổ chức thực hiện mua sắm, quản lý và bảo trì các loại trang thiết bị kỹ thuật của trường;

+ Đề xuất và tổ chức thực hiện quyết định của Hiệu trưởng về điều chuyển, sử dụng hoặc tu sửa, cải tạo nhà làm việc, phòng học, phòng thí nghiệm, thực nghiệm khoa học, thực tập, sản xuất;

+ Tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất, dịch vụ; an toàn lao động, phòng chống cháy nổ; y tế, vệ sinh phòng bệnh; bảo vệ an ninh trật tự nhà trường.

 Phòng Tài chính - Kế toán:

+ Tham mưu Hiệu trưởng quản lý công tác tài chính; lập kế hoạch thu, chi hàng quý, năm; thực hiện các khoản thu, chi; lập quyết toán hàng quý, năm theo đúng quy định về chế độ kế toán tài chính của nhà nước;

+ Tổ chức thực hiện, kiểm tra các khoản thu, việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử dụng vật tư, thiết bị và tài sản khác của tất cả các bộ phận khác trong nhà trường; tổ chức định kỳ kiểm kê, đánh giá tài sản, thiết bị kỹ thuật theo quy định.

 Phòng Kiểm định và Hợp tác:

+ Tham mưu các nội dung và biện pháp thực hiện các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề theo hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề do Bộ Lao động Thương binh – Xã hội ban hành.

+ Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác tự kiểm định chất lượng của trường và viết báo cáo kết quả tự kiểm định.

+ Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đào tạo.

+ Giám sát các hoạt động dạy nghề của trường theo đúng qui định của pháp luật và kiểm định chất lượng.

+ Quản lý công tác nghiên cứu khoa học.

+ Lập kế hoạch và triển khai công tác nghiên cứu khoa học trong toàn trường.

+ Quan hệ doanh nghiệp, nghiên cứu và phối hợp cập nhật, đổi mới các chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy và học theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế. Tổ chức hội thảo các nhóm chuyên đề, đào tạo chuyển giao công nghệ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường trung cấp nghề hòa bình (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)