CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI
3.2 Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường Trung cấp nghề Hòa Bình
3.2.2 Giải pháp hỗ trợ
3.2.2.2 Đối với cơ quan Nhà nước
Trong lĩnh vực quản lý – đào tạo nghề, khái niệm về KSNB còn mới mẻ so với nhiều nhà quản lý, và họ chưa thấy được vai trò cũng như tầm quan trọng của hệ thống KSNB trong việc hoàn thành các mục tiêu của đơn vị. Do đó việc xây dựng hướng dẫn về KSNB trong khu vực đơn vị sự nghiệp là cần thiết. Nhà trường chịu sự quản lý chính của Sở Lao Động Thương Binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, Sở đã luôn là cơ quan chủ quản nhiệt tình đồng hành cùng với nhà trường trong mọi hoạt động, như các ngày lễ khai giảng, tổng kết đều hiện diện động viên tinh thần cho Ban giám hiệu và toàn trường, hằng năm luôn mở các lớp đào tạo bồi dưỡng về tư tưởng chính trị và về nghiệp vụ sư phạm dạy nghề. Hàng tháng, hàng năm luôn đi sát với mọi hoạt động của nhà trường qua các báo cáo về các hoạt động về giáo dục và đào tạo nghề. Tuy nhiên đó chỉ dừng lại ở báo cáo. Do đó, để đánh giá và cải thiện hơn về các trường nghề, tác giả thiết nghĩ Sở Lao Động Thương Binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai cần có các văn bản hướng dẫn về việc xây dựng môi trường giáo dục đào tạo lành mạnh với các tiêu chí, và các hướng dẫn chi tiết để từ đó nhà trường có thể dể dàng đạt được các mục tiêu theo mong muốn của Sở,…
Trường TCN Hòa Bình mới trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển, nhà trường dựa vào các văn bản pháp luật, chính sách chế độ làm chuẩn mực để điều chỉnh và làm
kim chỉ nan cho các hoạt động. Tuy nhiên thực tế có rất nhiều những quy định chưa thật sự phù hợp như chế độ kế toán áp dụng đối với các cơ sở phi lợi nhuận như mục tiêu nhà trường đang phấn đấu, nhưng chưa được quan tâm nhiều, nhà trường vẫn đang phải áp dụng chế đố kế toán theo doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Quyết định số 48 năm 2006…. Do đó, Nhà nước cần hoàn thiện các văn bản và quy định pháp luật để làm cơ sở áp dụng, trở thành cầu nối giữa nhà trường với các cơ quan ban hành văn bản pháp luật Nhà nước.
Vị trí địa lý của trường gặp bất lợi khi nằm ở khu vực địa lý “Tam giác” của Biên Hòa, Trảng Bom và Vĩnh Cửu, khi đường xá xuống cấp trầm trọng, thiếu nước sạch cho sinh hoạt trong khi nguồn nước của 02 nhà máy nước Thiện Tân và Nhơn Trạch cách đó chưa đến 4 km, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhà trường, phụ huynh và học sinh chán ngán dẫn đến giảm lượng tuyển sinh đầu vào. Với số lượng gần 2.000 học sinh hiện nay. Hy vọng cơ quan chức năng có thể thấy và giải quyết các vấn đề cần thiết cho nhà trường. Để tránh rủi ro trong việc tuyển sinh của nhà trường trong những năm tiếp theo.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Ở chương 3, tác giả đã trình bày các giải pháp để xây dựng hệ thống KSNB tại nhà trường dựa trên thực trạng đã trình bày ở chương 2. Các giải pháp được xây dựng xoay quanh năm yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ và các giải pháp hỗ trợ từ phía các cơ quan Nhà nước.
Trường Trung cấp nghề Hòa Bình thời gian qua đã có những bước đầu trong việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ. Do đó cũng còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ những hạn chế đó, trong chương này tác giả cùng đưa ra các định hướng giải pháp được xây dựng từ quan điểm kế thừa, hoàn thiện và ứng dụng công nghệ tin học, đồng thời tuân thủ các quy định của Nhà nước và đảm bảo sự cân đối giữa lợi ích và chi phí cũng như tính khả thi, phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt động của trường Trung cấp nghề Hòa Bình.
Những nhận định của tác giả có thể không khái quát hết thực trạng của đơn vị nhưng qua đó, tác giả mong muốn có thể góp một phần xây dựng hệ thống KSNB, giúp lãnh đạo nhà trường quản lý nguồn lực tốt hơn.
KẾT LUẬN CHUNG
Trường Trung cấp nghề Hòa Bình đang từng bước phát triển và khẳng định tên tuổi trong hệ thống giáo dục Đào tạo của Tỉnh Đồng Nai. Bước sang năm hoạt động thứ năm với nhiều thách thức mới với trong việc quản lý cũng như chất lượng đào tạo.
Hệ thống KSNB là một công cụ quản lý kinh tế khoa học và cần thiết cho mọi hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên, ứng dụng các nội dung của hệ thống KSNB vẫn chưa được quan tâm và sử dụng trong nhà trường. Theo tác giả, nhà trường nên áp dụng lý thuyết nền tảng của INTOSAI là phù hợp, và hướng về tương lai khi đã ứng dụng hoàn thiện, hiệu quả sẽ cập nhật theo INTOSAI 2004 và 2013.
Trường TCN Hòa bình với thực trạng hệ thống KSNB chủ yếu là tự phát, chưa có tính quản lý, chỉ là dựa vào các quy định, quy trình, nội quy hoặc các văn bản mà thi hành. Một trong những nguyên nhân của các hạn chế là việc HĐQT và BGH chưa quan tâm đúng mức đến tính khoa học của HT KSNB, bộ phận quản lý các cấp chưa thực sự hiểu biết và thực hành lý luận hệ thống KSNB trong việc quản lý của mình.
Các nhóm giải pháp mà Luận văn đề cập chủ yếu là hoàn thiện năm yếu tố cấu thành nên hệ thống KSNB theo INTOSAI hướng tổng quát nhất. Dựa vào đặc điểm hoạt động, quy mô và tình hình thực tế tại trường mà tác giả xây dựng nên. Với hy vọng hoàn thiện được hệ thống sao cho dễ quản lý, dễ nhận thấy sai sót và tiết kiệm chi phí hoạt động nhưng mang lại thông tin kiểm soát tốt nhất có thể.
Hạn chế của đề tài, do thời gian nghiên cứu có hạn, tác giả chỉ xoay quanh các vấn đề về quản lý tài chánh và công tác kế toán, đưa ra các nhóm giải pháp các biểu mẫu cho công tác quản lý này.
Hướng nghiên cứu tiếp theo: Đề tài này có thể mở rộng ra toàn trường bao gồm cả đào tạo nghề, quản lý học sinh,… khi ứng dụng thành công hệ thống KSNB theo INTOSAI, và sau này là nâng cấp theo hướng kiểm soát rủi ro tám yếu tố của INTOSAI 2004.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về chống gian lận BCTC (1992), Báo Cáo Coso 1992.
[2] Luật số 74/2014QH13 của Quốc hội: Luật giáo dục nghề nghiệp, Quốc hội ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2014 có hiệu lực thi hành từ 1 tháng 7 năm 2015.
[3] Thông tư số 140/TT-BTC: Hướng dẫn chế độ kế toán đối với cơ sở ngoài công lập, BTC ban hành ngày 30 tháng 11 năm 2007.
[4] Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC: Chế độ kế toán đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, BTC ban hành ngày 14 tháng 9 năm 2006.
[5] Bộ môn kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM (2010), Kiểm soát nội bộ, Nhà xuất bản Phương Đông;
[6] Mai Đức Nghĩa (1992), Tài liệu COSO 1992, NXB Thống Kê, Hà Nội, Bộ Tài Chính (2001).
[7] Đậu Thị Thu Hằng (2015); ”Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trường Cao đẳng giao thông vận tải III”, Luận văn thạc sĩ kế toán, Trường Đại học Lạc Hồng.
[8] Lê Thị Thanh Thủy (2015); “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Trường cao đẳng ngoài công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
[9] Phan Anh Nam (2013); “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường trung học công nghệ lương thực thực phẩm”. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
[10] Nguyễn Thị Hoàng Anh (2012); “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM”. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
[11] International Journal of Government Auditing (2004), Intosai, Budapest
[12] International Organization of Supreme Audit Institutions (2004), Guidelines for [13] Internal Control Standards for the Public Sector, truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2015, http://www.issai.org/media/13329/intosai_gov_9100_e.pdf.
[14]Thiên Long (2015), Công tác dạy nghề ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Diễn đàn thanh niên học đường, truy cập ngày 06 tháng 7 năm 2016,
<http://www.ttgdtxlaocai.vn/forum/forum_posts.asp?TID=7693&PID=14818>
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh sách các văn bản liên quan hệ thống KSNB tại Trường Trung cấp nghề Hòa Bình:
Phụ lục 1.1: Quy chế chi tiêu nội bộ.
Phụ lục 1.2: Chức năng nhiệm vụ các phòng, ban, bộ phận.
Phụ lục 1.3: Chế độ làm việc đối với giáo viên thỉnh giảng.
Phụ lục 1.4: Quy trình mua sắm trang thiết bị tài sản.
Phụ lục 1.5: Quy trình thanh toán tiền công giáo viên thỉnh giảng.
Phụ lục 2: Danh sách đối tượng được khảo sát.
Phụ lục 3: Phiếu khảo sát chung.
Phụ lục 3.1: Phiếu khảo sát Giáo viên thỉnh giảng.
Phụ lục 3.2: Phiếu khảo sát các cá nhân, doanh nghiệp – Ân nhân của nhà trường.
Phụ lục 4: Kết quả khảo sát.
Phụ lục 5: Đề xuất Quy trình cho nhận các khoản tài trợ, biếu tặng.
Phụ lục 6: Phiếu đề xuất các khoản tài trợ.
Phụ lục 7 : Biên bản về việc mất mát, hư hỏng thiết bị, tài sản.
Phụ lục 8: Phiếu báo mất, phiếu báo hỏng thiết bị, vật tư tài sản
Phụ lục 1: Danh sách các văn bản liên quan hệ thống KSNB tại Trường Trung cấp nghề Hòa Bình
Phụ lục 1.1: Quy chế chi tiêu nội bộ
Căn cứ Quyết định số: 52/2008/QĐ – BLĐTBXH ngày 05/05/2008 của Bộ Lao Động Thương Bình và Xã Hội ban hành Điều Lệ mẫu Trường TCN;
Căn cứ Quyết định Thành Lập trường TCN Hòa Bình số: 1800/QĐ – UBND do Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai ngày 09/06/2008;
Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động Trường Trung cấp nghề Hòa Bình được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt ngày 03/09/2008;
Hiệu trưởng Trường TCN Hòa Bình ban hành định mức chi tiêu nội bộ năm học 2014 -2015 như sau:
CHƯƠNG I Điều 1: Nội dung và phạm vi áp dụng.
- Qui chế chi tiêu nội bộ bao gồm các qui định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong trường, đảm bảo hoàn thành kế hoạch thu chi đã đề ra, góp phần ổn định và phát triển của nhà trường.
- Qui chế chi tiêu nội bộ này áp dụng dự kiến từ 30/06/2015 đến khi có quy chế mới.
Điều 2: Nguyên tắc chi tiêu.
- Tạo quyền chủ động trong công tác quản lý và chi tiêu tài chính cho hiệu trưởng nhà trường.
- Tạo quyền chủ động cho giáo viên, nhân viên trong nhà trường hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong nhà trường; thực hiện kiểm soát của các cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo qui định.
- Sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả; thực hành tiết kiệm chống lãng phí;
công bằng trong nhà trường; khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, thu hút và giữ được người có năng lực trong nhà trường
CHƯƠNG II Điều 3: Nguồn kinh phí thực hiện.
Kinh phí thực hiện được sử dụng từ các nguồn:
+ Học phí các loại hình đào tạo và các loại phí, lệ phí + Tiền lãi ngân hàng.
+ Nguồn tài trợ, viện trợ, biếu tặng.
Điều 4: Nội dung chi thường xuyên của đơn vị.
1) Thỉnh giảng, thuê mướn:
Đối với giáo viên thỉnh giảng: Tiền thỉnh giảng tính theo tiết giảng của từng môn học có hợp đồng cụ thể, theo các mức sau:
Trình độ chuyên môn Lý thuyết Thực
hành
Ghi chú Đại học hoặc CNKT bậc 6/7 hoặc tương đương 60.000 40.000 Thạc sĩ hoặc CNKT bậc 7/7 hoặc tương đương 70.000 50.000
Tiến sĩ 80.000 60.000
Trường hợp nhà trường có nhu cầu thỉnh giảng kỹ sư, giáo viên có kinh nghiệm và chuyên môn giỏi, thợ bậc cao thì mức chi thỉnh giảng thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng giảng dạy nhưng không quá 100.000đ/tiết.
Đối với công tác phải thuê mướn nhân công bên ngoài: Theo yêu cầu cụ thể công việc, hiệu trưởng có thể khoán chi phí nhân công đối với cá nhân thuê mướn với mức tối đa 200.000đ/công, trường hợp nhân viên trong nhà trường thực hiện công việc này thì cũng áp dụng mức khoán tối đa trên. Đối với công việc yêu cầu kỹ thuật có sử dụng việc thực hành của học sinh kết hợp gia công, sửa chữa thì mức công bồi dưỡng cho học sinh là tối đa 20.000đ/công.
2) Học bổng học sinh
Thanh toán theo kết quả xét học bổng vào dịp khai giảng đầu năm học với mức học bổng tối đa:
Học sinh có thành tích suất sắc trong học tập: 2.000.000đ/năm.
Học sinh có chăm ngoan vượt khó: 2.000.000đ/năm.
Học sinh tích cực trong các công tác chung: 2.000.000đ/năm 3) Tiền thưởng:
Cuối năm, theo qui định về chế độ thi đua khen thưởng, giáo viên, nhân viên, học sinh được xét khen thưởng. Mức khen thưởng căn cứ vào tình hình tài chính của nhà trường, chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng quyết định:
a. Khen thưởng giáo viên đạt giải cao tại các kỳ thi giáo viên dạy giỏi:
+ Dạy giỏi cấp trường: Giải nhất: 1.000.000đ/người.
Giải nhì: 500.000đ/người.
Giải ba: 300.000đ/người.
+ Dạy giỏi cấp tỉnh: Giải nhất: 2.000.000đ/người.
Giải nhì: 1.500.000đ/người.
Giải ba: 1.000.000đ/người.
Giải khuyến khích: 500.000đ/người.
+ Dạy giỏi cấp toàn quốc: Giải nhất: 4.000.000đ/người.
Giải nhì: 3.000.000đ/người.
Giải ba: 2.000.000đ/người.
Giải khuyến khích: 1.000.000đ/người.
b. Đối GVNV trong nhà trường có ý thức học tập nâng cao trình độ, nhà trường sẽ hỗ trợ chi phí đi lại trong suốt quá trình học tập với mức: 1.000.000đ/ tháng.
c. Khen thưởng giáo viên có đề tài nghiên cứu khoa học đạt giải:
+ Cấp trường: Giải nhất: 500.000đ/người.
Giải nhì: 300.000đ/người.
Giải ba: 200.000đ/người.
+ Cấp tỉnh: Giải nhất: 2.000.000đ/người.
Giải nhì: 1.000.000đ/người.
Giải ba: 500.000đ/người.
Giải khuyến khích: 300.000đ/người.
+ Cấp toàn quốc: Giải nhất: 5.000.000đ/người.
Giải nhì: 3.000.000đ/người.
Giải ba: 2.000.000đ/người.
Giải khuyến khích: 1.000.000đ/người.
d. Đối với học sinh, chế độ khen thưởng được xét trên sơ sở kết quả học tập đạt loại giỏi, hạnh kiểm tốt của một năm học và được công bố trước toàn trường trong lễ khai giảng năm học mới. Mức khen thưởng được áp dụng: Loại Giỏi 200.000đ/học sinh, loại Khá 100.000đ/học sinh.
- Khen thưởng học sinh đạt giải cao tại các kỳ thi tay nghề:
+ Tay nghề giỏi cấp trường: Giải nhất: 300.000đ/học sinh.
Giải nhì: 200.000đ/học sinh.
Giải ba: 100.000đ/học sinh.
+ Tay nghề giỏi cấp tỉnh: Giải nhất: 500.000đ/học sinh.
Giải nhì: 300.000đ/học sinh.
Giải ba: 200.000đ/học sinh.
Giải khuyến khích: 100.000đ/học sinh.
+ Tay nghề giỏi cấp toàn quốc: Giải nhất: 1.500.000đ/học sinh.
Giải nhì: 1.000.000đ/học sinh.
Giải ba: 500.000đ/học sinh.
Giải khuyến khích: 300.000đ/học sinh.
- Khen thưởng tập thể lớp có thành tích xuất sắc về học tập và rèn luyện, áp dụng mức khen thưởng không quá 1.000.000đ/lớp/năm học.
e. Thưởng cho cá nhân có thành tích trong việc phát hiện các hành vi tiêu cực từ 500.000 đến 2.000.000 đồng tuỳ theo mức độ vụ việc.
9) Chi sửa chữa thường xuyên, công tác mua sắm thực và mua sắm tài sản.
Phòng TC - HC trên cơ sở đề xuất và dự toán được Hiệu xét duyệt tổ chức triển khai việc sửa chữa thường xuyên trong đơn vị. Có trách nhiệm giám sát và chịu trách nhiệm về chất lượng cũng như khối lượng thi công của hạng mục sửa chữa.
Chi sửa chữa thường xuyên dưới 5.000.000đ/hạng mục được phép thực hiện theo dự toán được thủ trưởng phê duyệt với hình thức khoán thực hiện.
Chi sửa chữa thường xuyên từ 5.000.000đ/hạng mục trở lên yêu cầu phải được quyết toán khối lượng cụ thể trên cơ sở thực tế và hợp đồng sửa chữa được ký kết.
Vật tư thực hành, phòng Quản trị - Thiết bị có trách nhiệm cung cấp theo đúng kế hoạch đảm bảo hoạt động bình thường trong công tác đào tạo nghề và hoạt động của đơn vị. Các bộ phận có nhu cầu sử dụng lập dự trù, đề xuất và thực hiện khi được
thủ trưởng phê duyệt. Thủ tục mua sắm, sửa chữa thực hiện theo đúng qui trình đã được nhà trường qui định.
Các phòng, bộ phận, khoa có nhu cầu mua sắm tài sản phục vụ công tác chuyên môn lập dự trù, đề xuất mua sắm trình ban giám hiệu nhà trường. Hiệu trưởng Căn cứ vào năng lực tài chính của nhà trường phê duyệt và thực hiện theo đúng thủ tục đã qui định.
- Hàng năm, cán bộ CNVC toàn trường được nhà trường hỗ trợ tiền may đồng phục với mức 1.000.000đ/người/năm.
- Hỗ trợ CNV trong khối hành chính (những người không hưởng phụ cấp ưu đãi nhà giáo) với mức 500.000 đồng/tháng.
- Hỗ trợ cho văn thư kiêm nhiệm công tác thanh tra 500.000 đồng/tháng.
- Hỗ trợ cho bộ phận tạp vụ cơ sở 1: 200.000 đồng/ tháng.
- Hỗ trợ cho nhân viên tạp vụ giữ chức vụ tổ trưởng 200.000 đồng/ tháng.
- Hỗ trợ cho nhân viên bảo vệ giữ chức vụ tổ trưởng 200.000 đồng/ tháng.
- Trợ cấp cho giáo viên dạy thể dục: Thực hiện theo quyết định số 51/2012/QĐ-TTg quy định về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao.
- Hỗ trợ phụ cấp trách nhiệm cho thanh tra nhân dân với mức 300.000đ/người/tháng.
- Phụ cấp kiêm nhiệm cho lãnh đạo phụ trách kiêm nhiệm phòng chuyên môn (Khi chưa có trưởng phòng): 500.000đồng/tháng.
- Hỗ trợ nhân viên kỹ thuật chuyên phụ trách mạng, sửa chữa nội bộ 400.000 đồng/tháng.
- Đối với giáo viên thỉnh giảng cho nhà trường, tùy theo thời gian thỉnh giảng, nhà trường trợ cấp tết Nguyên đán với mức từ 500.000đ đến 1.000.000đ/người.
- Thưởng theo xếp loại A, B, C hàng tháng cho cán bộ CNV vào dịp Tết nguyên đán với mức như sau:
+ Loại A: 200.000đ/tháng; Loại B: 50.000đ/tháng; Loại C: 0đ/tháng.
12) Trích lập các quỹ:
1- Hàng năm, phần kinh phí tiết kiệm được từ kinh phí hoạt động thường xuyên, chênh lệch đem lại từ hoạt động dịch vụ của nhà trường được phân bổ vào các quỹ, cụ thể như sau: