Thực trạng về chương trình môn học thể dục cho học sinh trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển thể chất của học sinh trung học phổ thông chuyên các tỉnh Bắc miền Trung - Copy (2) (Trang 82 - 88)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất và thực trạng năng lực thể chất của học sinh trung học phổ thông chuyên các tỉnh Bắc miền Trung

3.1.1. Thực trạng về chương trình môn học thể dục cho học sinh trường

3.1.1.1. Về chương trình môn học thể dục.

Trong hoạt động GDTC, nội dung chương trình giảng dạy và phương pháp giảng dạy môn học thể dục nội khoá là yếu tố cốt lõi, giữ vai trò quyết định chất lượng của mặt giáo dục này. Nội dung phong phú sẽ dẫn học sinh, lôi cuốn các em tham gia hoạt động một cách hứng khởi. Đồng thời phải đảm bảo cả thời gian tập luyện thì mới phát triển được thể chất cho học sinh. Đó là cái đích cần đến của công tác GDTC trong trường học. Vì vậy nhà trường cần phải có những giải pháp để trong từng giờ học thể dục có tác dụng thiết thực đến phát triển thể chất của học sinh. Điều này có thể thực hiện khi nội dung giảng dạy được sắp xếp một cách khoa học và hợp lý với thời gian căn cứ theo chương trình chuẩn mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định.

Thực hiện theo chương trình môn học thể dục và các hướng dẫn thực hiện chương trình GDTC của Bộ Giáo dục và Đào tạo, công tác GDTC và TDTT trong nhà trường bao gồm hoạt động nội khoá (giờ học thể dục với thời gian 2 tiết/1 tuần trong các trường THPT chuyên, mỗi tiết 45 phút) và hoạt động tập luyện ngoại khoá (các môn thể thao tự chọn), với thời gian 2 buổi/1 tuần vào các buổi chiều (ngoài giờ học chính khoá) tập luyện các môn thể thao tự chọn và giờ tự tập luyện của các học sinh, hoặc của đội tuyển thời điểm chuẩn bị tham gia thi đấu. Như vậy, tổng số giờ học thể dục chính khóa trong một năm học là 70 tiết học, mỗi tiết học 45 phút theo quy định, được chia cho 2 học kỳ (37 tuần), mỗi học kỳ học 34 - 36 tiết, mỗi tuần 2 tiết theo thời khoá biểu của nhà trường. Kết quả khảo sát được trình bày ở phụ lục 1.

Từ kết quả được trình bày ở phụ lục 1 cho thấy:

Hầu hết các trường THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung đã tiến hành giảng dạy thể dục theo đúng chương trình chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, và ở cả 3 khối đều được áp dụng 1 bảng phân phối chương trình gần giống nhau. Cũng qua bảng phân phối chương trình giảng dạy cho thấy:

Tất cả các khối đều có tổng số giờ học thể dục là 70 tiết học trong 1 năm (37 tuần), học kỳ 1 gồm 36 tiết, học kỳ 2 gồm 34 tiết, thời lượng mỗi tuần 2 tiết, trong đó sự phân chia thời gian cho từng nội dung cụ thể như sau:

Số giờ học lý thuyết chỉ có 2 giờ chiếm 2.86% tổng số giờ học cho cả 3 khối lớp. Thời lượng quá ít không đủ để giáo viên truyền đạt và học sinh tiếp thu hết những kiến thức chung cũng như các kỹ thuật thể thao. Sự phân bố chương trình sẽ gây hạn chế chất lượng trong giờ học, vì vậy nên tăng thêm số giờ lý thuyết.

Tổng số giờ học thực hành môn thể dục là 55 đến 56 giờ (chiếm tỷ lệ từ 78.57 đến 80.00). Nội dung môn thể thao này ở các bậc THPT chủ yếu là về thể dục cơ bản, điền kinh và một số môn thể thao phù hợp (như đá cầu, cầu lông và môn thể thao tự chọn theo điều kiện từng trường). Mặt khác do thời lượng cho phép ở mỗi nội dung quá ngắn chỉ có từ 6 - 8 tiết (45 phút/1 tiết) không thể đảm bảo đủ thời gian cho các em tiếp xúc, làm quen nhiều với những dụng cụ và nội dung tập luyện khác. Bởi thể dục là môn thể thao đa dạng về hình thức, phức tạp về kĩ thuật và điều quan trọng là phải có sự tập luyện liên tục trong thời gian dài thì mới có hiệu quả. Cho nên trang bị những kiến thức về đội hình đội ngũ, hướng dẫn cho các em vài bài tập thể dục phát triển chung tay không, bài tập thể dục nhịp điệu cũng là một sự hợp lý trong phân phối nội dung giảng dạy của mỗi nhà trường.

Tuy nhiên qua quan sát và trao đổi trực tiếp với các giáo viên thể dục tại các trường THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung cho thấy: Nhiều giờ

học thể dục được tiến hành dưới những nội dung là những trò chơi vận động, hoặc cho học sinh tập luyện thêm các nội dung khác thuộc chương trình học chính, bắt buộc. Có thể kể đến một số hạn chế về thực trạng này như: Các nội dung chạy ngắn, chạy bền, nhảy xa, nhảy cao đều là nội dung môn thể thao điền kinh. Các nội dung này chiếm tỉ lệ lớn (trên 50.00%) trong tổng thời lượng dành cho môn học. Song chúng đã quá quen thuộc với học sinh. Vì ngay từ cấp học trung học cơ sở, các em đã được học tập và năm nào cũng học chính những nội dung đó. Bởi vì thế đối với các em nội dung tập luyện môn điền kinh quá đơn điệu, nhàm chán, không gây hứng thú học tập cho học sinh và sự tập trung chú ý trong giờ học. Do đó kết quả học tập của các em chưa tốt, thành tích hầu như dậm chân tại chỗ sau từng năm.

Số giờ học các nội dung tự chọn là 20 tiết (chiếm tỷ lệ 28.57%). Tỷ lệ này không nhỏ, nhưng thực tế học sinh ít khi được tập các môn thể thao yêu thích vì những giờ này do học bù các nội dung khác chưa tập vì trời mưa, bão hay nghỉ vì lý do nào đó. Đôi khi các em cũng được học các dụng cụ, sân tập ít, thậm chí không có, nên lượng học sinh tập chẳng là bao, số còn lại ngồi xem hoặc tụ tập trò chuyện... Qua quan sát thực tế các giờ học tự chọn cho thấy, các giáo viên thể dục ít tổ chức giảng dạy lý thuyết về kỹ thuật động tác hay luật chơi cho cả lớp mà để các em tự tập, tự chơi với nhau. Ai biết chơi thì tham gia, ai không biết, chưa biết thì ngồi ngoài xem, cổ vũ... Phương pháp giảng dạy này không hợp lý, không mang lại hiệu quả phát triển thể chất, nâng cao các năng lực vận động vì nó không giúp các em không hiểu biết về các môn thể thao mới, không làm cho các em có cảm tình hứng thú đối với hoạt động TD,TT, dẫn đến chất lượng tập luyện nội khóa, ngoại khoá của các học sinh bị ảnh hưởng và gây nhiều hạn chế. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, cần có những giải pháp cải tiến về nội dung, phương pháp giảng dạy để thúc đẩy phong trào tập luyện của học sinh.

Từ những kết quả nêu trên, luận án đi đến một số nhận định sau:

Nguyên nhân hạn chế sự phát triển tới chất lượng công tác GDTC là thời gian học nội khoá với 2 tiết thể dục trong một tuần (70 tiết/năm) là ít chưa đủ để học sinh hoạt động TD,TT mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó, điều kiện vật chất, trang thiết bị của nhà trường dành cho môn học này còn nhiều hạn chế nên chất lượng môn học không cao. Mặt khác, các khối học khác nhau song đều áp dụng một nội dung chương trình bắt buộc: tổng số 70 giờ học thể dục, lý thuyết 2 giờ, thực hành 55 đến 56 giờ, kiểm tra 12 đến 13 giờ. Chính điều đó đã tạo ra sự đơn điệu, nhàm chán đối với học sinh, giáo viên không tạo được hứng thú tập luyện nên kết quả tập luyện thấp.

Phân tích trên cũng khẳng định thêm một điều: Nội dung chương trình nội khoá môn thể dục tại trường THPT chuyên các tỉnh Bắc miền Trung phân bố chưa còn hợp lý và nội dung còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa đáp ứng được nhu cầu, sở thích của học sinh. Đây là một trong những điểm hạn chế trong công tác GDTC, ở hầu hết các trường phổ thông trung học trên phạm vi toàn quốc nói chung (do yêu cầu bắt buộc của Bộ Giáo dục và Đào tạo) và các trường THPT chuyên các tỉnh Bắc miền Trung nói riêng. Yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải nhanh chóng khắc phục những hạn chế này bằng việc cải tiến, đổi mới nội dung chương trình giảng dạy, hướng dẫn học sinh tham gia vào nhiều loại hình hoạt động TD,TT... cụ thể là giảm số tiết học các nội dung thể thao điền kinh, đưa thêm một số môn thể thao ưa thích vào chương trình chính khoá để làm phong phú nội dung giờ học. Đồng thời lồng ghép vào các trò chơi vận động bổ ích để giúp các em có những giây phút giải lao thoải mái và bớt mệt mỏi do hoạt động tập luyện gây ra... qua đó góp phần nâng cao hiệu quả của giờ học GDTC đưa công tác GDTC đến chỗ thành công.

Ngoài việc thực hiện đúng chương trình giờ học thể dục chính khoá, nhà trường cần phải có chủ trương cải tiến, thay đổi phương pháp giảng dạy

môn học thể dục nội khoá, để qua đó tạo cho học sinh ý thức ham thích tập luyện. Từ đó mở rộng nội dung và tạo thói quen, nhu cầu và ý thức tập luyện ngoại khoá nhằm tăng thời gian hoạt động thể thao của học sinh, đáp ứng nhu cầu phát triển và nâng cao chất lượng thể chất trong nhà trường.

3.1.1.2. Thực trạng về nội dung, phương pháp tổ chức quá trình giảng dạy môn học thể dục.

Về nội dung giảng dạy.

Các trường THPT chuyên trên địa bàn các tỉnh Bắc miền Trung đã thực hiện nghiêm túc chương trình môn học thể dục mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, với nội dung chương trình gồm hai phần lý thuyết và thực hành:

Phần lý thuyết: Nhà trường đã có sách giáo khoa, bài giảng do tổ môn học thể dục biên soạn theo chương trình và tài liệu hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã đáp ứng yêu cầu của chương trình quy định và quá trình học tập của học sinh. Quá trình giảng dạy lý thuyết đã giúp cho học sinh có nhận thức đúng đắn về vị trí vai trò tác dụng của công tác GDTC trong nhà trường, trong tự rèn luyện sức khoẻ cũng như cung cấp được những hiểu biết về kỹ thuật động tác và nguyên tắc tập luyện rèn luyện thân thể và thi đấu thể thao.

Phần thực hành: Việc giảng dạy kỹ thuật động tác được tiến hành trong các giờ lên lớp nội khoá theo thời khoá biểu của nhà trường. Nội dung chương trình gồm một số môn thể thao chạy ngắn, chạy cự ly trung bình, nhảy xa, nhảy cao, đẩy tạ, thể dục tự do, thể dục nhịp điệu; các môn tự chọn gồm: cầu lông, bóng bàn, cờ vua, trò chơi vận động… Thời gian hoàn thành chương trình trong khoá học là 64 tiết được chia làm 2 học kỳ. Trong từng học phần có kiểm tra đánh giá từng nội dung theo quy cách và quy phạm do tổ bộ môn quy định.

Nhà trường đã quy định: Tất cả các học sinh sau khi hoàn thành 06 học kỳ (của 3 năm học) theo chương trình GDTC phải tiến hành kiểm tra, kết quả sẽ là điều kiện để dự thi tốt nghiệp THPT.

Về phương pháp tổ chức quá trình giáo dục.

Các giáo viên thể dục đã tiến hành tổ chức quá trình GDTC cho học sinh theo hai hình thức nội khoá và ngoại khoá.

Giờ nội khoá: Là những buổi tập theo kế hoạch thời khoá biểu của nhà trường, theo quỹ thời gian, chương trình quy định, có quy cách kiểm tra đánh giá cho điểm. Giờ nội khoá đã tiến hành giảng dạy kỹ thuật các môn thể thao trong chương trình môn học, và được tiến hành trong giờ học môn thể dục.

Quá trình giảng dạy chưa cải tiến được phương pháp tổ chức buổi tập, chưa thay đổi nhiều nội dung, bài tập sinh động, chưa hướng dẫn và tổ chức cho học sinh tập luyện theo các tiêu chuẩn rèn luyện thân thể.

Giờ ngoại khoá: Bao gồm các buổi tập luyện ngoài giờ nội khoá do học sinh tự tập, tự tập theo nhóm hoặc tập luyện tại các đội tuyển một số môn thể thao của nhà trường tham gia các giải thi đấu của ngành Giáo dục và Đào tạo ở khu vực và của tỉnh. Mặt khác, nhà trường chưa có các hình thức tổ chức hướng dẫn học sinh tự tập luyện để hoàn thiện các nội dung học tập chính khoá. Chưa phát động được phong trào tự rèn luyện tập luyện của học sinh theo các nội dung, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. Do đó chất lượng kiểm tra kỹ thuật và rèn luyện thân thể của học sinh chưa được nâng lên.

Hoạt động xây dựng các câu lạc bộ thể thao chưa được coi trọng, chưa có các hình thức tập luyện của theo nhóm có người hướng dẫn.

Tóm lại: Việc thực hiện chương trình GDTC của các nhà trường chưa được triệt để, nội dung phương pháp tổ chức quá trình giáo dục chưa đáp ứng được nhiệm vụ và yêu cầu của công tác GDTC trong nhà trường. Công tác giảng dạy mới dừng lại ở mức trang bị cho học sinh kỹ năng thực hiện kỹ thuật động tác một số môn thể thao, chưa cung cấp đầy đủ những tri chức, cơ sở khoa học về GDTC để học sinh có những kiến thức sử dụng các bài tập thể chất là phương tiện để rèn luyện, phát triển triển thể lực và củng cố nâng cao

sức khoẻ. Nhà trường chưa có chính sách, động viên đội ngũ giáo viên tổ chức các hoạt động tự rèn luyện của học sinh và tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các hoạt động đó.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển thể chất của học sinh trung học phổ thông chuyên các tỉnh Bắc miền Trung - Copy (2) (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(207 trang)