CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.2. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển thể chất của học sinh
3.3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn lựa chọn giải pháp phát triển thể chất
3.3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn lựa chọn giải pháp phát triển thể chất cho học sinh trung học phổ thông chuyên các tỉnh Bắc miền Trung.
3.3.1.1. Cơ sở lý luận.
Công tác TDTT trường học có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền thể thao nước nhà. TDTT trong trường học được xác định là bộ phận quan trọng trong việc nâng cao sức khoẻ và thể lực, bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức, ý chí, giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh
viên góp phần yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. TDTT trường học còn là môi trường giàu tiềm năng để phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao cho đất nước.
Với vai trò và ý nghĩa như trên, trong những năm qua, công tác GDTC trong trường học đã luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước.
Điều đó, được thể hiện rất rõ qua các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Chính phủ đã ban hành nhằm củng cố và tăng cường sức khỏe cho học sinh, sinh viên trên toàn quốc. Cùng với đó, các hình thức tổ chức các hoạt động GDTC trong các trường học ngày càng đa dạng, phong phú, góp phần quan trọng vào việc nâng cao công tác giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, cho học sinh trên toàn quốc có sự phát triển cả về trí và lực.
Nghị quyết số 08/NQ-TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ 6 nhiệm vụ cần thực hiện, trên cơ sở đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra các nhiệm vụ cần phải không ngừng đổi mới chương trình GDTC sao phù hợp với thể chất học sinh Việt Nam và tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khoá với các tiêu chí đánh giá cụ thể, linh hoạt; kết hợp đồng bộ y tế học đường với dinh dưỡng học đường; Xây dựng hệ thống các trường, lớp năng khiếu thể thao, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tài thể thao cho quốc gia; phát triển TDTT ngoại khóa, xây dựng các loại hình câu lạc bộ TD,TT trường học; khuyến khích học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa trong các CLB, các lớp năng khiếu thể thao. Củng cố và phát triển hệ thống thi đấu TD,TT giải trí thích hợp với từng cấp học, từng vùng, địa phương; Tăng cường chỉ đạo triển khai thực hiện Quy hoạch cơ sở giáo dục đào tạo có sơ sở vật chất đáp ứng hoạt động TD,TT trường học theo quy chuẩn quốc gia. Tăng cường xây dựng cơ chế, chính sách, đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên TD,TT; đẩy mạnh huy động các nguồn xã hội hóa đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ tập luyện trong các cơ sở giáo dục, đào tạo. Hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện TD,TT, hướng dẫn viên TD,TT cho
các cơ sở giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc diện khó khăn theo quy định của Nhà nước; Tăng cường công tác đào tạo giáo viên TDTT, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ hoạt động ngoại khóa cho hướng dẫn viên TDTT; tăng cường công tác giáo dục, truyền thông trong GDTC và hoạt động thể thao trường học… [7]
Luật Thể dục, Thể thao đã chỉ rõ: GDTC là môn học chính khoá thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Hoạt động ngoại khoá thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khoá phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao [50]. Cho đến nay, việc thực hiện thành công bước đầu phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã tạo cơ hội tốt đưa các trò chơi dân gian, trò chơi vận động, trò chơi truyền thống và các môn thể thao truyền thống vào trường học, thu hút sự hưởng ứng của đông đảo cán bộ, giáo viên và các em học sinh... Theo thống kê mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong năm học 2011 - 2012 vừa qua, tất cả các trường học trong cả nước đã tiến hành dạy và học môn thể dục theo chương trình chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành từ lớp 1 đến lớp 12 và có gần 90% học sinh đạt tiêu chuẩn về thể lực theo quy định.
Tập luyện ngoại khoá là hình thức tập luyện tự nguyện nhằm củng cố sức khoẻ, duy trì và nâng cao khả năng hoạt động thể lực, rèn luyện cơ thể và chữa bệnh, giáo dục các tố chất thể lực và ý chí, tiếp thu các kỹ năng, kỹ xảo vận động. Các buổi tập ngoại khoá thường có cấu trúc đơn giản và nội dung hẹp hơn so với buổi tập chính khoá. Hình thức tập luyện này đòi hỏi ý thức kỷ luật, tinh thần độc lập và sáng tạo cao. Nhiệm vụ cụ thể và nội dung buổi tập ngoại khoá chủ yếu phụ thuộc vào sở thích và hứng thú cá nhân. Các hoạt
động ngoại khoá TD,TT bao gồm hoạt động ngoại khoá TD,TT trong nhà trường và hoạt động TD,TT ngoài nhà trường [10], [36], [55].
Các hoạt động ngoại khoá TD,TT trong nhà trường bao gồm: Thể dục trong chế độ sinh hoạt của học sinh tại trường (như thể dục trước buổi học, thể dục nghỉ ngơi tích cực vào giờ nghỉ giải lao giữa buổi học mà các trường quen gọi là “thể dục giữa giờ”); tập luyện đội tuyển một số môn thể thao; câu lạc bộ một số môn thể thao; hoạt động TD,TT trong các ngày lễ như: Khai giảng, Hội khoẻ Phù Đổng, bế giảng, thi đấu, trình diễn một số môn thể thao với các lớp khác trong nhà trường [10], [20], [55], [57].
Các hoạt động TD,TT ngoài trường bao gồm: Thể dục buổi sáng ở gia đình; các bài tập do giáo viên giao cho học sinh sau mỗi tiết thể dục; hoạt động tham quan, cắm trại, du lịch; tham gia các hoạt động TD,TT ở địa phương. Các hoạt động TD,TT dưới hình thức vui chơi của từng cá nhân hoặc theo nhóm ngẫu nhiên, hoạt động TD,TT trong các nhóm sinh hoạt hè [10], [20], [55], [57].
Giờ học ngoại khoá thường có nhiều nội dung khác nhau trong một tiết học, chủ yếu là tổ chức tập luyện các môn thể thao theo sở thích của học sinh, hoặc là hướng dẫn học sinh tự rèn luyện. Vì vậy, giờ ngoại khoá TD,TT trong nhà trường thường được tổ chức dưới dạng các câu lạc bộ hay dưới dạng các lớp năng khiếu thể thao. Vấn đề chính ở đây là người giáo viên phải luôn chủ động hướng dẫn học sinh sao cho tất cả đều tự giác và tích cực không những giải quyết được nhiệm vụ vận động của giờ chính khoá, mà còn phát huy được khả năng cá nhân để nâng cao thành tích, kỹ thuật. Trong giờ ngoại khoá có thể tiến hành giải quyết nhiệm vụ vận động tương đối rộng rãi, theo nhu cầu của học sinh. Có thể một giờ ngoại khoá giáo viên phải tổ chức hướng dẫn nhiều nội dung hoặc chỉ một nội dung. Cũng có thể giờ ngoại khoá không có giáo viên hướng dẫn. Tuy nhiên, giờ ngoại khoá TD,TT rất cần phải đổi mới phương pháp tổ chức hướng dẫn vì hoạt động chủ yếu là sự tự
nguyện của học sinh. Do đó người giáo viên cần có kiến thức về các nội dung của môn thể dục, ngoài ra cần phải thường xuyên cập nhật thông tin ở trong nước, trên thế giới về thành tích và sự phát triển kĩ chiến thuật, luật của một số môn thể thao, phương pháp huấn luyện, hình thức tổ chức. Giáo viên cần có kỹ năng thực hiện động tác, kỹ năng tổ chức và đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá của học sinh.
Mục tiêu của hệ thống giáo dục nước ta hiện nay là hướng tới sự phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và lao động. Hoạt động thể chất trong trường phổ thông là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới các hoạt động giáo dục khác với mục tiêu là trang bị kiến thức về thể thao, phát triển thể chất, nền tảng thể lực cho học sinh. Ngoài ra, hoạt động thể chất trong trường phổ thông còn nhằm phát hiện và bồi dưỡng các tài năng về thể thao.
Đối với học sinh lứa tuổi THPT, tập luyện TD,TT sẽ giúp phát triển tầm vóc, thể lực giúp các em chuẩn bị thể lực tốt trước khi bước vào cấp học cao hơn.
Ngoài phạm vi sức khỏe, các môn thể thao đồng đội cũng rèn luyện cho tinh thần đoàn kết, kỹ năng hợp tác. Trong bất kỳ môn thể thao nào, yếu tố đoàn kết là quan trọng nhất để giành chiến thắng [75], [76], [77].
Mặt khác, sử dụng các hoạt động TD,TT như giải pháp nghỉ ngơi tích cực để nâng cao khả năng lao động trí óc của học sinh. Sử dụng các bài tập TDTT như phương tiện chống sự căng thẳng tâm lý, hiện tượng lo lắng, xúc động, và đồng thời giúp học sinh tổ chức được cuộc sống lành mạnh.
Xây dựng các giải pháp định hướng nâng cao chất lượng công tác GDTC nói chung và giải pháp phát triển thể chất nói riêng, trước hết phải dựa trên quan điểm đường lối lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam về công tác TDTT và chiến lược phát triển con người toàn diện, đã được quán triệt trong các văn kiện các Đại hội Đảng, Chỉ thị của Ban Bí thư TW Đảng và của Thủ tướng Chính phủ về công tác TDTT trong giai đoạn mới; chiến lược phát triển Thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 (theo Quyết định số 2198/QĐ-TTg
ngày 03/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ) đã chỉ rõ trách nhiệm các ngành Giáo dục và Đào tạo, và ngành Thể dục thể thao đối với công tác GDTC.
Thực hiện chủ trương đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn công tác GDTC trường học nhằm đảm bảo các vấn đề giảng dạy nội khoá, ngoại khoá, công tác lãnh đạo tư tưởng và các điều kiện đảm bảo, kiện toàn lại tổ chức quản lý [58].
Mặt khác, xây dựng các giải pháp định hướng phải căn cứ vào các điều kiện bảo đảm về cơ sở vật chất của các trường THPT chuyên hiện nay, trên cơ sở đã phân tích về nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng tới chất lượng công tác GDTC cho học sinh. Trong đó, thực trạng về cơ sở vật chất sân bãi dụng cụ, kinh phí đội ngũ cán bộ giáo viên, chính sách đãi ngộ, công tác tổ chức quản lý phong trào TDTT, tình hình thực hiện tổ chức giảng dạy ngoại khoá và các hoạt động TD,TT ngoại khoá tự nguyện là những nguyên nhân đã làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng GDTC và điều kiện để phát triển năng lực thể chất cho học sinh THPT nói chung và học sinh trường THPT chuyên các tỉnh Bắc miền Trung nói riêng trong điều kiện hiện nay.
3.3.1.2. Cơ sở thực tiễn.
Từ những cơ sở lý luận nêu trên, qua phân tích thực trạng công tác tổ chức, quản lý các hoạt động GDTC cho học sinh các trường THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung, đồng thời qua tham khảo các tài liệu chung và chuyên môn có liên quan, luận án đã tiến hành xác định các giải pháp nhằm phát triển thể chất cho đối tượng nghiên cứu. Các giải pháp bao gồm:
Giải pháp 1: Giáo dục nâng cao nhận thức về vị trí của GDTC và thể thao trường học đối với mục tiêu phát triển thể chất (sức khỏe, thể lực và những kiến thức có liên quan) và giáo dục đạo đức nhân cách, xây dựng lối sống khỏe mạnh vận động tích cực có kế hoạch cho học sinh.
Giải pháp 2: Đổi mới phương pháp dạy học thể dục theo hướng tích cực hóa, phát triển tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học thể dục.
Giải pháp 3: Đa dạng hóa nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa theo hướng gắn chặt với dạy học nội khóa và bám sát mục tiêu GDTC.
Giải pháp 4: Xây dựng kế hoạch và điều hành công tác tự bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên.
Giải pháp 5: Đổi mới tổ chức dạy học thể dục theo phân loại sức khỏe, thể lực và năng khiếu của học sinh.
Giải pháp 6: Tăng cường hoạt động thi đấu - tổ chức thi đấu nhiều nội dung trên cơ sở tạo điều kiện cho mỗi học sinh tham gia.
Giải pháp 7: Cải tạo, mua sắm, trang bị bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, sân bãi dụng cụ phục vụ tập luyện.
Giải pháp 8: Thành lập, đưa vào hoạt động các CLB thể thao cho các đối tượng là cán bộ, giáo viên, học sinh các khối theo hình thức xã hội hoá dưới sự chỉ đạo của các nhà trường và các tổ chức Hội thể thao học sinh Việt Nam.
Nhằm mục đích tìm hiểu cơ sở thực tiễn của các giải pháp đã xác định thông qua tham khảo các nguồn tài liệu có liên quan, luận án đã tiến hành phỏng vấn cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, các nhà sư phạm hiện đang trực tiếp làm công tác quản lý, giảng dạy môn thể dục tại các trường THPT chuyên trên địa bàn các tỉnh Bắc miền Trung; các chuyên gia tại các trường Đại học TDTT như: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, Khoa GDTC trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa GDTC trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa, Khoa GDTC trường Đại học Huế, Khoa GDTC trường Đại học Vinh... thông qua phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu hỏi (phụ lục 4 của luận án), cùng với tọa đàm trực tiếp với chuyên gia. Tổng số phiếu phát ra là 180 phiếu; tổng số phiếu thu về là 150 phiếu (đạt tỷ lệ 83.33%).
Đặc điểm của đối tượng phỏng vấn lựa chọn giải pháp mà luận án đã xác định được thể hiện trong biểu đồ 3.1 sau đây:
BIỂU ĐỒ 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN.
35%
29%
36% Giáo viên có trình độ trên Đại học (52
người)
Giáo viên có trình độ Đại học và thâm niên công tác trên 20 năm (43 người) Giáo viên có trình độ Đại học và thâm niên công tác dưới 20 năm (55 người)
Nội dung phỏng vấn của luận án là lựa chọn các giải pháp, đồng thời xác định mức độ ưu tiên của các giải pháp phát triển thể chất cho học sinh THPT chuyên các tỉnh Bắc miền Trung (đối tượng khách thể nghiên cứu) mà luận án đưa ra ở 3 mức ưu tiên sau đây:
Mức ưu tiên 1: Giải pháp rất cần thiết.
Mức ưu tiên 2: Giải pháp cần thiết.
Mức ưu tiên 3: Giải pháp chưa cần thiết.
Căn cứ vào kết quả phỏng vấn, luận án tiến hành lựa chọn và xây dựng nội dung chi tiết cho các giải pháp phát triển thể chất cho học sinh các trường THPT chuyên các tỉnh Bắc miền Trung, qua đó góp phần nâng cao chất lượng công tác GDTC trong nhà trường một cách có hiệu quả nhằm thu hút số lượng học sinh tham gia tập luyện TDTT, từ đó nâng cao chất lượng phong trào tập luyện TDTT, cũng như phát triển năng lực thể chất cho học sinh. Kết quả thu được như trình bày tại bảng 3.29 cho thấy:
Tất cả các giải pháp mà luận án đưa ra đều được đa số các ý kiến trả lời lựa chọn với trên 75.00% ý kiến xếp ở mức độ từ cần thiết cho đến rất cần thiết. Đồng thời, qua toạ đàm trực tiếp với các đối tượng phỏng vấn cho thấy, các ý kiến trả lời đều cho rằng, để phát triển thể chất cho học sinh THPT chuyên các tỉnh Bắc miền Trung, cần thiết phải áp dụng đồng thời tất cả các giải pháp trên vào thực tiễn quá trình tổ chức, quản lý phong trào tập luyện TDTT tại nhà trường. Mặt khác các giải pháp lựa chọn cần phải gắn liền với việc nâng cao chất lượng công tác GDTC trong nhà trường.
BẢNG 3.29. TỔNG HỢP KẾT QUẢ LỰA CHỌN CỦA GIÁO VIÊN TDTT VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG CHUYÊN CÁC TỈNH BẮC MIỀN TRUNG (n = 150).
Rất cần Cần Chưa cần
TT Các giải pháp
n % n % n %
1.
Giáo dục nâng cao nhận thức về vị trí của GDTC và thể thao trường học.
150 100 - - - -
2.
Đổi mới phương pháp dạy học thể dục theo hướng tích cực hóa, phát triển tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học thể dục.
86 57.33 42 28.00 22 14.67
3.
Đa dạng hóa nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa theo hướng gắn chặt với dạy học nội khóa và bám sát mục tiêu GDTC.
150 100 - - - -
4.
Xây dựng kế hoạch và điều hành công tác tự bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên.
85 56.67 42 28.00 23 15.33
5.
Đổi mới tổ chức dạy học thể dục theo phân loại sức khỏe, thể lực và năng khiếu của học sinh.
108 72.00 42 28.00 - -
6.
Tăng cường hoạt động thi đấu - tổ chức thi đấu nhiều nội dung trên cơ sở tạo điều kiện cho mỗi học sinh tham gia.
150 100 - - - -
7.
Cải tạo, mua sắm, trang bị bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, sân bãi dụng cụ phục vụ tập luyện.
91 60.67 25 16.67 34 22.67
8.
Thành lập, đưa vào hoạt động các CLB thể thao cho các đối tượng cán bộ, giáo viên, học sinh các khối theo hình thức xã hội hoá dưới sự chỉ đạo của các nhà trường và các tổ chức Hội thể thao học sinh Việt Nam.
146 97.33 4 2.67 - -
Xuất phát từ những kết quả nghiên cứu trên, đề tài đã lựa chọn 8 giải pháp cụ thể trong việc tổ chức, quản lý nhằm phát triển thể chất góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho học sinh THPT chuyên các tỉnh Bắc miền Trung. Các giải pháp bao gồm: