SỰ HIỂU BIẾT VỀ DỰ ÁN

Một phần của tài liệu Giáo trình tư vấn giám sát (Trang 71 - 76)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chương 3 SỰ HIỂU BIẾT VỀ DỰ ÁN

Dân số của Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay đang ở mức 5,1 triệu. Với mức tăng dân số như hiện nay và tỷ lệ tăng hàng năm là 3% dân số thành phố được dự báo sẽ là 9 triệu vào năm 2020. Vì vậy, áp lực về đất đai trong các quận nội thành sẽ tiếp tục tăng và gánh nặng cơ sở hạ tầng giao thông sẽ phải chịu gánh nặng lớn hôn.

Qui hoạch tổng thể Thành Phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 nhằm giải quyết sự tăng trưởng này bằng cách hạn chế tăng dân số trong nội thành thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng ngay tại các quận 2, 7, 9, 12 và Thủ Đức. Chương trình giãn dân này nhằm mục đích tạo ra một cấu trúc thành phố đa trung tâm. Việc tạo ra các khu công nghiệp ở ngoại ô của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn như tại Thủ Đức, đã được thực hiện thành công.

Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải qui hoạch đã được quy hoạch là một hệ thống các đường vành đai và đường xuyên tâm. Đại lộ Đông – Tây đi ven kênh là một phần tạo nên đường vành đai trong theo qui hoạch trong khi đoạn đường phía Tây và phía Thủ Thiêm là các con đường xuyên tâm.

Đại lộ Đông – Tây sẽ tháo gỡ được các vấn đề khó khăn về giao thông như giải tỏa áp lực lên cầu Sài Gòn, công trình vượt sông Sài Gòn duy nhất gần thành phố, và cải thiện khả năng ra vào cảng Sài Gòn cho các xe tải hạng nặng không cần đi qua trung tâm thành phố.

Dự án xây dựng đường này cũng kết hợp với dự án cải tạo môi trường trên kênh Tàu Hũ và Bến Nghé – Dự án cải tạo môi trường nước Thành Phố Hồ Chí Minh. Các con kênh này hiện đang bị ô nhiễm nặng do việc thải rác và xây dựng nhà dọc kênh không được kiểm soát. Tiếp theo thành công của dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, dân cư sống dọc theo bờ kênh sẽ được tái định cư, cải tạo hệ thống thoát nước và lát mái dốc bờ kênh. Quan trọng hơn là bờ kênh thông thoáng sẽ tạo ra khung cảnh đẹp cùng cây xanh, nhờ đó trả lại khung cảnh thiên nhiên của dòng 7ênh. Đường ven kênh là một phần trong kế hoạch tái tạo này để hình thành một vùng đệm tránh tái diễn tình trạng phát triển không theo qui hoạch dọc bờ keânh.

3.2 Haàm

Xây dựng Đại Lộ Đông – Tây đòi hỏi phải khắc phục các thách thức nhất định về mặt kỹ thuật. Phần quan trọng nhất là đoạn vượt sông Sài Gòn. Tàu lớn chạy qua đoạn sông này nên bất cứ cầu nào bắc qua sông này đều phải có tĩnh không cao để đảm bảo giao thông thông suốt. Tuy nhiên, phương án xây dựng đường dốc cao lên cầu là không thả thi vì bờ sông phía Thành phố Hồ Chí Minh là khu vực phát triển.

Do đó phương án xây dựng hầm qua sông đã được chấp thuận.

Cấu trúc hầm dìm đã được chọn. Loại này có ưu thế hơn loại hầm khoan vì không phải đặc quá sâu dưới đáy sông và đường dẫn có thể tương đối ngắn với độ dốc thấp thậm chí thích hợp cho cả xe tải nặng.

Có ít nhất năm mươi (50) hầm dìm đã được xây dựng trên toàn thế giới gồm cả hầm đường bộ, đường sắt vượt ngầm dưới nước nhưng đấy là công trình hầm loại này đầu tiên ở Việt Nam. Công trình này được xây dựng ở nơi sông có dòng thủy triều tương đối nhanh và tại khu vực có mật độ giao thông thủy cao. Những yếu tố này cần được xem xét cẩn thận.

Địa điểm đúc các đốt hầm đã được chọn tại tỉnh Đồng Nai, cách vị trí hầm khoảng 20km. Vị trí này có bãi đất trống phù hợp với yêu cầu xây dựng bãi đúc và đặc biệt là sẽ giúp tiết kiệm chi phí vì đây chính là địa điểm được qui hoạch phát triển một ụ khô đóng tàu thủy.

Vì bãi đúc này sẽ được chuyển thành ụ khô sau khi hoàn thành việc chế tạo đốt hầm nên có thể tiết kiệm đáng kể chi phí xây dựng vì rất nhiều công việc sẽ được hoàn thành như giải phóng mặt bằng, đào đất chuẩn bị cho ụ khô, xây dựng đường ra vào và các thiết bị bốc dỡ cho nguyên liệu rời và nạo vét kênh dẫn.

Công trình hầm không chỉ gồm phần dìm mà còn phải xây dựng hầm dẫn bằng công nghệ đào lấp. Độ sâu đào rất lớn, khoảng 20m từ mặt đất tại điểm sâu nhất nối với hầm dìm. Bờ sông về phía Thủ Thiêm có khoảng đất trống để thi công nên giảm được khó khăn. Tuy nhiên, bờ sông phía Thành Phố Hồ Chí Minh công việc sẽ phức tạp hơn do yêu cầu phải:

Xây dựng lại cầu Khánh Hội

Duy trì các luồng giao thông hiện hữu

Bảo vệ các công trình lịch sử gần với tuyến đường như tòa nhà Ngân hàng Ngoại thương

Bảo vệ cầu Móng lịch sử là cầu vòm nhịp đơn rất thanh mảnh.

Tư vấn đã lưu ý những khó khăn vấp phải trong thi công tại khu vực này phía và quyết định đưa toàn bộ các công trình trong khu vực này vào một gói thầu thi công (Góùi 2) chứ không chia thành hai gói thầu riêng biệt. Như vậy sẽ đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng và tiến độ của hầm dẫn phía Tây.

Trong khi tiến hành đào, hệ thống chống được thiết kế cẩn thận để đỡ các tường bên và để giảm thiểu tối đa chuyển vị nền đất khu vực lân cận. Bằng cách này có thể hạn chế tối đa hư hại đối với các công trình xung quanh. Công việc này đòi hỏi phải có sự quản lý chi tiết tỷ mỷ và hiệu quả và phải đo áp lực nước trong nền đất cũng như chuyển vị ngang và đứng xung quanh khu vực đào. Việc kiểm soát dòng nước chảy vào khu vực đào cũng hết sức quan trọng. Cần khống chế dòng nước ngầm chảy vào từ tường bên, từ dưới hay dọc theo hướng đào. Lượng nước chảy vào có thể dẫn đến sự hóa lỏng nền đất đào làm tăng độ lún của khu vực xung quanh và mất an toàn.

3.3 Caàu

Xây dựng cầu trong khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí Minh là một thử thách. Đoạn đường ven kênh đi qua Quận 1 và 5, khu vực phát triển nhất trong thành phố. Do đoạn đường mới chạy dọc theo bờ kênh nên các khu vực cần hiện hữu sẽ là những khu vực gặp khó khăn trong việc chuyển hướng và điều khiển giao thông trong quá trình thi công các nút giao và cầu mới. Cần phải có một số các biện pháp như chuyển hướng giao thông sang các tuyến khác, thi công so le, sử dụng cầu tạm, đặt kế hoạch thi công dầm, phương pháp vận chuyển và lao lắp.

Nhằm giảm các tác động môi trường do việc xây dựng dự án này gây ra cần phải xem xét đến nguồn nguyên vật liệu tối ưu và các đường ra vào công trường phải được cân nhắc kỹ để giảm thiểu quãng đường không phù hợp. Các nguyên vật liệu có kích thước lớn dự định sẽ được vận chuyển bằng đường thủy vì tất cả các điểm trên tuyến đều rất gần với các tuyến đường thủy. Các điểm tập kết chính nguyên vật liệu kích thước lớn dọc trên tuyến và mạng lưới đường sông phía Thành phố Hồ Chí Minh được minh họa trong Hình 3-7 và 3-8.

3.4 Di dời công trình tiện ích

Để hoàn thành dự án đúng thời gian qui định cần phải có sự nỗ lực liên tục của tất cả các bên tham gia. Trong giai đoạn đầu của dự án, hai vấn đề đặc biệt quan trọng là

Chuyển các công trình tiện ích, và

Tái định cư để có thể bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công.

Đặc biệt là mật độ các công trình tiện ích dọc theo đường ven kênh và sẽ cần phải có sự phối hợp chặt chẽ để đảm bảo công tác di dời tạm thời được tiến hành kịp thời.

Cần lưu ý là việc sử dụng hào kỹ thuật (một hình thức hầm kỹ thuật) sẽ có lợi trong công tác di dời. Hơn nữa, hướng tuyến của đường này cho phép tiến hành thi công đường trước cùng với hào kỹ thuật rồi sau đó các công trình tiện ích hiện hữu sẽ được chuyển trực tiếp vào trong hào kỹ thuật mà không cần di dời tạm. Phần đường còn lại sẽ được xây dựng ngay sau đó.

Các công tác khác như tạm chuyển đường ốnbg nước trên cầu Khánh Hội sẽ phải được thực hiện trước khi thi công và như vậy sẽ đòi hỏi phải có sự quản lý kế hoạch chặt chẽ.

Một mặt khác của công tác di dời công trình tiện ích là làm đẹp cảnh quan nhờ đó mà các đường dây điện và điện thoại trên không sẽ được chuyển xuống ngầm dưới đất. Vẻ đẹp của Thành phố Hồ Chí Minh bị giảm đi do các đường cáp trên không tích tụ lại qua nhiều năm. Việc xây dựng Đại lộ Đông – Tây tạo cơ hội thay đổi hẳn bộ mặt của các đường phố nằm trong vùng ảnh hưởng. Sự khác nhau về diện mạo của các đường phố trước và sau khi chuyển các đường cáp xuống ngầm dưới đất và bỏ đi hoàn toàn các cột điện được minh họa tại Hình ??

3.5 Các thiết bị hầm

Xây dựng đường hầm không chỉ liên quan đến xây dựng dân dụng như bê tông và đào đất mà còn đòi hỏi phải có các thiết bị điện và cơ khí. Hầm Thủ Thiêm sẽ có một lượng xe gắn máy lớn lưu thông trong vài năm tới đây. Đi xe gắn máy vào trong đường hầm có thể rất nguy hiểm nên các điều kiện ánh sáng, an toàn và thông gió phải được cân nhắc để đảm bảo môi trường an toàn cho tất cả những người sử dụng và như vậy sẽ đạt được mục tiêu. Các thiết bị an toàn của đường hầm này tương tự với các công trình hầm tại các nước tiên tiến bao gồm cả thiết bị phát hiện cháy hiện đại, hệ thống phát thanh và thiết bị giám sát bằng camera CCTV.

Phần lớn nhất trong hệ thống các thiết bị hầm là hệ thống thông gió và hệ thống cấp điện. Hệ thống này phải rất mạnh vì dự báo lưu lượng giao thông sẽ rất lớn và kèm theo là khí thải ra rừ xe cộ, đặc biệt là khói thải ra từ các động cơ diesel. Tổng công suất của các quạt hút được ước chừng khoảng trên 2MW. Hệ thống này cũng sẽ bao gồm các bộ phận lọc bụi tĩnh điện để giảm lượng các hạt trong khí thải nhằm giảm ô nhiễm môi trường trong hầm và cũng gồm các bộ phận

giảm âm để giảm tiếng ồn. Hệ thống thông gió, mỗi bên bờ sông một tháp và nối với trung tâm điều khiển đặt trong khu nhà duy ty bảo dưỡng cạnh trạm thu phí.

Việc lắp đặt thành công các công tác điện và cơ khí sẽ phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Yếu tố thứ nhất là sự sử dụng cân đối giữa các thiết bị sản xuất tại Việt Nam, để có thể đẩy mạnh phát triển công nghiệp Việt Nam, với các thiết bị nhập khẩu để có thể đảm bảo yêu cầu an toàn hoặc độ tin cậy của các thiết bị. Yếu tố thứ hai là giám sát kế hoạch thi công vì việc xây dựng tháp thông gió và lắp đặt các thiết bị phải được tiến hành sau phần xây dựng các hạng mục tương ứng hầm. Đặc biệt là phải phân bố đủ thời gian cho vận hành và chạy thử trước khi đưa đường hầm vào họat động. Thứ ba là cho rằng việc đào tạo và chuyển giao công nghệ trong thời gian dự án là hết sức cần thiết để nhân viên của họ có thể vận hành và duy tu các thiết bị này trong giai đoạn khai thác sử dụng.

3.6 Tóm tắt

Tóm lại, Đại lộ Đông – Tây là một công trình chủ chốt và phía tư vấn hiểu được phạm vi công việc – và các khó khăn liên quan. Giai đoạn thiết kế đã nỗ lực vượt qua các vấn đề khó khăn để có được một thiết kế tốt và công việc thiết kế sẽ tiếp tục trong suốt giai đoạn thi công để giải quyết các vấn đề tồn tại trước khi những vấn đề này trở nên phức tạp hơn. Phía tư vấn chúng tôi đã có kinh nghiệm thành công ở rất nhiều các dự án tương tự như đề cập ở Phần 2 của bản đề xuất này và tin tưởng rằng chúng tôi có thể hoàn toàn thỏa mãn PMU và Chính phủ Việt Nam thông qua việc quản lý dự án này.

Phương pháp thực hiện các công việc được nêu trong phần 4 của bản đề xuất này, thỏa mãn yêu cầu của từng công việc sẽ do tư vấn thực hiện như đã nêu rõ trong Đề cương tham chiếu.

Một lần nữa tư vấn chúng tôi muốn nhấn mạnh sự am hiểu của mình về dự án Đại lộ Đông – Tây và các lợi ích dự án mang lại để tiếp tục phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh thành một thành phố đẹp và thịnh vượng. Chúng tôi cũng mong chờ sự phát triển của các trung tâm đô thị mới hấp dẫn và dễ tiếp cận ở Thủ Thiêm cũng như các khu vực khác xung quanh Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Giáo trình tư vấn giám sát (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)