Nhiệm vụ 2-10 Soát xét lịch làm việc của Nhà thầu

Một phần của tài liệu Giáo trình tư vấn giám sát (Trang 96 - 100)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

4.3.10 Nhiệm vụ 2-10 Soát xét lịch làm việc của Nhà thầu

Điều kiện hợp đồng về các công trình xây lắp đòi hỏi nhà thầu soạn thảo chương trình làm việc theo “mẫu và chi tiết” do Kỹ sư yêu cầu và cập nhật chương trình đó khi kỹ sư yêu cầu. Để đạt mục đích này. Tư vấn sẽ đòi hỏi Nhà thầu soạn thảo và duy tu lịch dự án dùng phần mềm quản lý dự án hiện đại.

Để làm được việc này, Nhà thầu phải quan tâm đúng mức đến các nguồn lực yêu cầu cho dự án (nhân công, vật liệu, thiết bị và tiền) chứ không chỉ là logic và thời gian của các hoạt động. Đây là một nhiệm vụ phức tạp và để hoàn thành nhiệm vụ này Nhà thầu cần có một kỹ sư lập kế họach có kinh nghiệm công việc duy nhất của anh ta là duy trì lịch trình dự án.

Đáp lại, tư vấn sẽ cử một nhân viên để liên lạc với Nhà thầu để duy trì lịch dự án để bảo đảm thỏa mãn lịch trình này được thực hiện đúng đúng và thực tế và rằng Chủ đầu tư sẽ nhận được các thông tin chính xác, cập nhật về tình trạng dự án.

Các vùng kiểm soát chương trình cốt yếu nhất được tách khỏi kinh nghiệm và đánh giá dự án hiện hữu. Một số yếu tố có thể gây nên chậm trễ trong suốt chu kỳ của dự án của minh họa trong hình 4-3 dưới đây. Sau khi đã xác định được các yếu tố gây nên chậm trễ vai trò của kỹ sư là bảo đảm rằng Nhà thầu sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để làm giảm các yếu tố này.

Hình 0-1: Các yếu tố có thể gây nên chậm trễ chương trình

Một số các hoạt động găng của dự án được minh hoạ trong các hình 4-4 và 4-5.

để có thêm chi tiết liên quan đến chương trình tổng quan các hoạt động xây lắp và các tương quan lẫn nhau được trình bày trong đoạn 5: Kế họach làm việc.

(a)

Xây lắp hầm đào lắp Xây dựng cầu Khánh Hội Phía Thành phố Hồ Chí Minh

(b)

Xây lắp hầm đào lắp Xây lắp Tháp thông gió phía đông Lắp đặt hệ Phía Thủ Thiêm và lắp đặt các thiết bị cơ điện thống điều khiển

Hình 0-2 Minh họa các vấn đề găng (1)

Hình 0-3 Minh họa các vấn đề găng (2)

4.3.11 Nhiệm vụ 2-11 Soát xét hệ thống chất lượng của Nhà thầu 4.3.11.1 Hệ thống chất lượng của Nhà thầu

Theo hợp đồng Nhà thầu sẽ được yêu cầu thiết lập một hệ thống chất lượng phù hợp với ISO 9001. Hệ thống này sẽ xác định các công trình sẽ được thực hiện như thế nào với mục đích giảm thiểu các khuyết tật và tối ưu hóa chất lượng. Một khía cạnh quan trọng của kế hoạch chất lượng do Nhà thầu đưa ra là tập hợp các thủ tục mô tả vận hành tiêu chuẩn được thực hiện như thế nào. Thực tế, thủ tục vận hành là thủ công. Các thủ tục xác định.

• Tiêu đề và mục đích của vận hành

• Ai được phép giám sát và duyệt công trình

• Vật liệu và thiết bị cần thiết

• Các tài liệu tham khảo

• Hiệu chuẩn hoặc các vận hành thử nghiệm Xây dựng bể đúc, xây dựng đốt hầm

Nhận chìm và lắp đặt

Thi công các phần đầu của hầm đào & lắp

Lắp đặt hệ thống điều khiển & phòng điều khiển

• Trình tự của các vận hành phải thực hiện

• Cần có sự phê duyệt của kỹ sư hay không và nhân viên được phép phê duyeọt.

Một thí dụ về một thủ tục đặc trưng là giám sát trước khi đổ bê tông. Việc này được thực hiện sau khi lắp đặt ván khuôn và cốt thép và làm sạch. Người chịu trách nhiệm có thể là tổ trưởng tổ bê tông; người này sẽ thực hiện một loạt kiểm tra để bảo đảm công việc phù hợp với các tài liệu tham khảo. VD : Các bản vẽ và tiêu chuẩn kỹ thuât). Công việc này gồm: tính đầy đủ và hoàn chỉnh của ván khuôn, độ sạch của cốt thép, cạo sạch các mối nối, lớp phủ cốt thép, khoảng cách và cố định cốt thép, và đầm dùi sẵng đủ.

Tổ trưởng tổ bê tông sẽ dừng công việc và sau đó xin phê duyệt của đốc công.

Ở giai đoạn này, giám sát viên của Kỹ sư hoặc trợ giúp Kỹ sư mời đến giám sát và chấp thuận cho để bê tông.

Các thủ tục này áp dụng cho mọi khía cạnh của các việc của Nhà thầu, và nhiệm vụ của Nhà thầu là bảo đảm rằng các thủ tục này được tuân thủ.

Mục đích của ISO 9001 là thiết lập một hệ thống bảo đảm một thành viên của Nhà thầu biết rõ họ phải làm gì, biết rõ họ có đủ nguồn lực để làm việc đó và được trao quyền kiểm tra công việc của chính họ và bảo đảm rằng công việc đó đáp ứng các yêu cầu đề ra. Bất kỳ sai sót nào trong thủ tục hoặc trong sản phẩm hoàn thành đều được ghi nhận và “phản hồi” cho người quản lý bảo đảm chất lượng để xác định biện pháp áp dụng. Biện pháp có thể là thực hiện huấn luyện nhân viên, cung cấp thêm các nguồn lực để vận hành hoặc sửa đổi thủ tục.

Mục tiêu cải tiến liên tục sự điều hành công ty là một yêu cầu quan trọng được ISO 9001 nhấn mạnh.

4.3.11.2 Vai trò của Kỹ sư

Hệ thống chất luợng của Nhà thầu không vì bất cứ lý do gì bãi nhiệm vai trò và trách nhiệm của Kỹ sư kiểm tra và phê duyệt công trình. Trách nhiệm cuối cùng vẫn còn nguyên, điều đó có nghĩa là Nhà thầu vận hành công việc một cách chuyên nghiệp và đào tạo công trình thích hợp. Các hoạt động giám sát được ủy quyền xuống theo dây chuyền chỉ huy. Khi đó các nhân viên chính có trách nhiệm kiểm toán các hồ sơ được ban hành và thực hiện các kiểm tra tại chỗ. Thay vì giám sát từng thao tác thứ yếu, họ có thể tập trung vào các khía cạnh quan trọng của công trình. Phương pháp này là cốt lõi của ISO 9001 về bảo đảm chất lượng.

Các vật liệu hoặc hạng mục công trình có thể được Kỹ sư chỉ thị thí nghiệm so với quy định trong hợp đồng. Nhà thầu phải cung cấp sự trợ giúp, nhân công, điện, nhiên liệu, kho bãi và dụng cụ cần thiết cho công vệc thí nghiệm.

Tư vấn Kỹ sư sẽ lưu giữ các hồ sơ và báo cáo thí nghiệm và các giám sát theo yêu cầu của hợp đồng.

Một phần của tài liệu Giáo trình tư vấn giám sát (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)