Vài nét về quá trình hình thành nền dân tộc học Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo án Dân tộc học đại cương (Trang 30 - 34)

III. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH KHOA HỌC DÂN TỘC HỌC Ở VIỆT NAM Quá trình hình thành khoa học dân tộc học thế giới

3.2. Vài nét về quá trình hình thành nền dân tộc học Việt Nam

Đất nước Việt Nam, nằm ở ngã ba đường của Đông Nam Á, từ xa xưa cho đến giữa thế kỷ này là nơi gặp gỡ của nhiều làn sóng di cư của nhiều tộc người từ vùng núi đồi Hoa Nam Trung Quốc xuống, từ các nước láng giềng phía tây sang và từ biển đảo vào - Kết quả là Việt Nam vốn từ xưa đã là một quốc gia đa dân tộc, nhiều sắc hương văn hóa.

Trong quá trình cùng nhau dựng nước và giữ nước, các dân tộc đã tìm hiểu về nhau, trong những giai đoạn lịch sử chưa có chữ viết, những tri thức dân tộc học chỉ có thể được thông báo lưu truyền bằng hình thức truyền khẩu, thể hiện rõ điều này là trong tộc người còn lưu truyền những câu chuyện cổ giải thích về nguồn gốc tộc người. Chuyện ''quả bầu mẹ'' lưu truyền rộng rãi ở tây Bắc; từ đó sinh ra các dân tộc Kinh, Mường, Xá (khơ mú), Thái, Lự... hay chuyện ''hai anh em'' của tộc Dao kể rằng hai vợ chồng đầu tiên sinh ra ''Quả bầu'', người vợ mang hạt bầu gieo vãi khắp nơi, từ đồng bằng lên miền núi. Ở miền xuôi được gieo vãi dầy nên ở xuôi đông người còn đến miền núi số hạt không còn bao nhiêu nên vãi thưa, vì vậy dân miền núi thưa thớt, đó là gốc tích của các tộc người nước ta.

Mặc dù những chuyện kể trên là những truyền thuyết, nhưng phản ánh một điểm chung là sự keo sơn gắn bó giứ các tộc người trên đất nước ta, kết quả khách quan của sự hòa hợp tộc người trong trường kỳ lịch sử.

Theo tinh thần khoa học tài liệu dân tộc học được người Việt Nam ghi chép lại sớm nhất còn lưu lại đến ngày nay là cuốn ''Dư địa chí'' của Nguyễn Trãi. Trong tác phẩm này tác giả đã đề cập đến sự phân bố và tập quán sinh hoạt của người Kinh.

Trong thời kỳ phong kiến dân tộc tự chủ, cũng xuất hiện một số tác phẩm mang tính chất dân tộc học. chẳng hạn như cuốn ''Việt điện u linh'', của Ly Tế Xuyên và cuốn ''Lĩnh nam chích quái'' của Vũ Quỳnh, Kiều Phú, (thế kỷ XIV), ''Truyền kỳ mạn lục'' của Nguyễn Dữ (thế kỷ XV)... ngoài những yếu tố hoang đường, các tác phẩm này cũng chứa đựng nhiều tài liệu dân tộc học (phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng) của cư dân trên đất nước ta. Những tác phẩm dân tộc học đầu tiên có thể kể đến những công trình nghiên cứu của Lê Quý Đôn vào thế kỷ XVII trong ''Vân đài, Loại ngữ'', Lê Quý Đôn đã đề cập đến tập quán sản xuất phương thức canh tác, các loại lúa, đồ ăn, quần áo, đồ trang sức, nhạc cụ, phong tục tập quán của người Việt. Trong ''Kiến văn Tiểu Lục'' không chỉ đề cập đến dân tộc đa số, mà còn nói đến các dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, H'Mông, Dao, các nhóm xá. Trong ''phủ biên tập lục'' ghi chép về các dân tộc ở miền nam.

Đầu thế kỷ XIX Phan Huy Chú có cuốn ''Lịch sử triều hiến chương bại chí'', trong rải rác các chương mục đều chứa đựng những tài liệu dân tộc học ly thú, có mô tả đời sống của tầng lớp quy tộc trong giai cấp phong kiến Việt Nam. Sưu tầm hệ thống hóa những thành tựu và bộ phận cấu thành nền văn minh Đại Việt thời Trung Đại.

Trong các địa phương chỉ ta có thể thấy được diện mạo văn hóa của các tộc người ở Việt Nam như ''Hưng hóa phong thổ lục'' của Hoàng Bình Chính, ''Cao bằng kỷ lược'' của Phạm An Phú, ''Nghệ An chí'' của Bùi Dương Lịch, ''Ô Chậu cận lục'' của Dương Văn An, ''Gia định thành thống chí'' của Trịnh Hoài Đức.

Nhìn chung trong giai đoạn lịch sử có thể nói chưa có những tác phẩm dân tộc học chuyên biệt, mà tư liệu dân tộc học thể hiện các công trình về lịch sử và địa ly - chịu sự tác động, chi phối của y thức hệ phong kiến, nên việc ghi chép những tài liệu dân tộc học có mặt hạn chế nhất định và một số còn mang tính chất hoang đường, nhất là ghi chép những vấn đề liên quan đến dân tộc ít người. Vì vậy khi khai thác tài liệu dân tộc học thời kỳ này cần phải có tinh thần gạn lọc, đãi cát tìm vàng.

Trong các sử sách xưa của Trung Quốc cũng có chứa đựng về tài liệu dân tộc học Việt Nam hay có liên quan đến các dân tộc Việt Nam như sử ký của Tư Mã

Thiên, ''sưu thần ký'' của Can Bảo và nhiều cuốn biên niên sử khác từ thời Hán cho đến Nguyên, Minh và cả Thanh nữa.

Về phía các học giả phương Tây đề cập đến dân tộc ở nước ta sớm nhất là Maccôpôlô. Trong hồi ký về cuộc du lịch, Maccôpôlô có ghi chép đến sinh hoạt và tập tục sinh hoạt của người Chăn pa ở miền Nam nước ta ở thế kỷ XII.

Trong thời thuộc pháp, việc nghiên cứu các tộc người ở nước ta được tiến hành một cách hệ thống, đặc biệt là ở các địa bàn miền núi phía Bắc - Trường Sơn - Tây Nguyên. Cơ quan nghiên cứu quan trọng nhất là Trường Viễn Đông bác cổ. Trên tờ tạp chí của Viễn Đông bác cổ, tạp chí Đông Dương... đã đăng tải nhiều bài nghiên cứu về lịch sử, văn hóa của nhiều tộc người. Mục đích nghiên cứu dân tộc của ngời Pháp tất nhiên là mang ý đồ chính trị rõ rệt phục vụ cho xâm lược, cho thống trị của chủ nghĩa thực dân. Nhưng về mặt khách quan, nó cũng để lại một nguồn tài liệu khá lớn, giúp ta hiểu biết đầy đủ hơn về nhiều tộc người trước đây.

Sau cách mạng tháng 8 - 1945 đến nay, xuất phát từ tình hình thực tế nước ta là nước có nhiều thành phần dân tộc. Đảng và Nhà nước ta rất quan trọng đến việc giải quyết vấn đề dân tộc. Sự quan tâm này thể hiện trong các văn kiện Nghị quyết của Đảng và Nhà nước ta. Những vấn đề dân tộc học cũng được quan tâm nghiên cứu phục vụ cho chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước: Nhà nước chủ trương xây dựng các cơ quan nghiên cứu và đào tạo cán bộ nghiên cứu dân tộc học.

Về mặt tổ chức: Trong chính phủ thành lập Nha dân tộc thiểu số. Ở các khu vực quan trọng như Tây Nam Trung Bộ, từ 1946 đã thành lập Ban Vận động quốc dân thiểu số. Sau đó thành lập Phân ban quốc dân thiểu số miền Nam Trung Bộ (1946 - 1947). Ở các khu, thành lập các phòng dân tộc thiểu số. Sauk hi miền Bắc được giải phóng, ở Trung ương thành lập Ban Dân tộc Trung ương, trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, nay là ủy ban dân tộc. Trong Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của nước ta, thì thành lập Ban Dân tộc của Quốc hội, nay là Hội đồng Dân tộc. Ở một số Bộ thuộc Chính phủ, thành lập Vụ chuyên về công tác dân tộc – dân tộc thiểu số. Ở những tỉnh có nhiều thành phần dân tộc thì

thành lập Ban dân tộc hoặc bộ phận công tác dân tộc. Như vậy, hệ thống tổ chức để thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước từng bước được hình thành.

Tháng 5/1958, tổ dân tộc học được thành lập nằm trong Viện sử học. Năm 1968 Viện dân tộc học được chính thức thành lập nằm trong Ủy ban khoa học và xã hội Việt Nam.

Ở trường đại học tổng hợp Hà Nội, nhóm dân tộc học được thành lập năm 1960 nằm trong tổ chức chuyên môn Dân tộc học - khảo cổ học thuộc khoa sử. Từ năm học 1960 - 1961, cơ sơ dân tộc học được giảng dạy ở khoa sử và đầu năm thứ 4 các khoa có chuyên ban dân tộc học, học sinh sẽ học chuyên sâu về chuyên môn hẹp vừa học kiến thức cơ bản lẫn phương pháp nghiên cứu.

Từ năm 1975 trở đi, Đại học tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, Đại Học Huế và nhiều trường khác được giảng dạy cơ sở dân tộc học và đào tạo cán bộ nghiên cứu dân tộc học.

Năm 1973, tạp chí Dân tộc học - tạp chí chuyên nghành ra đời, phản ánh đầy đủ kịp thời những kết quả nghiên cứu của giới Dân tộc học.

Nghành dân tộc học nước ta tuy mới ra đời và hoạt động trong vài chục năm, nhưng đã đạt được một số thành tựu đáng kể.

1. Góp phần xác minh rõ thành phần tộc người ở nước ta.

2. Nghiên cứu lịch sử tộc người, truyền thống đoàn kết của các dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước.

3. Nghiên cứu xác định trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các tọc người ở nước Việt Nam.

4. Nghiên cứu, giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc nước ta làm cho các dân tộc hiểu biết nhau hơn, xích lại gần nhau, gắn bó nhau trong công cuộc xây dựng đất nước.

5. Góp phần vào việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, động viên lực lượng to lớn của nhân dân các dân tộc phục vụ sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng ta.

THẢO LUẬN:

CHƯƠNG II

CÁC CHỦNG TỘC VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI DÂN TỘC

Một phần của tài liệu Giáo án Dân tộc học đại cương (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w