I. Nguồn gốc loài người
1.1. Các quan niệm duy tâm, siêu hình về nguồn gốc loài người
Các thuyết duy tâm cho rằng loài người là một đấng thần linh tối cao sinh ra chứ không phải là sản phẩm tiến hóa từ các loài động vật.
Kinh thánh đạo Thiên chúa nói rằng: Chúa đã dùng đất đai ở vườn Địa đàng nhào nặn ra muôn loài. Trong đó con người được sáng tạo nên theo bản sao ấy nhờ có linh hồn của chúa mà sống, linh hoạt và khôn ngoan hơn mọi sinh vật khác. Đó là con người đầu tiên và được mang tên là Ađam. Sau đó chúa đã bắt A đam ngủ và lấy một chiếc xương sườn của Ađam nặn ra Evơ. Bị một con rắn cám dỗ, mê hoặc, Eva đã hái quả cấm trong vườn Địa đàng và xúi dục cám dỗ A đam vào vòng tội lỗi. Do đó cả hai đã buộc phải rời bỏ thiên đàng xuống nơi trần tục là trái đất và phải tự sinh con trong sự đau khổ. Cuộc đời của lũ cháu con ấy rất ngắn, chỉ nhiều lắm là 100 năm mà khi chết chúa lấy lại phần hồn mà khi trước chúa cho Ađam và Eva ''mượn''.
Vì làm từ bụi cát, lại về với bụi cát.
Kinh thánh của đạo Hồi cũng cho rằng thánh Ala linh thiêng trước tiên đã đúc ra con người bằng đất sét và làm cho con người ấy hoàn thiện, hoàn mỹ riêng theo y riêng của Ala.
Các quan niệm duy tâm siêu hình nêu trên còn ít nhiều lưu truyền và phổ biến dưới dạng này hay dạng khác qua các thời kỳ lịch sử, nhất là thời kỳ trong thế kỷ kéo dài từ thế kỷ V đến thế kỷ XV. Ngay cả tới đầu thế kỷ XVIII, các Linê, nhà sinh vật học, phân loại học nổi tiếng của Thủy Điển vẫn còn tin rằng các loài vật khác nhau trên trái đất, một cách hết sức hài hòa theo y muốn của thượng đế.
Nhưng CacLinê là nhà khoa học thật sự nên về sau khi tiếp xúc với nhiều tư liệu mới, ông đã thay đổi ý kiến và nghi ngờ về thuyết tiền định của mình. Các Line (1707 - 1778) là nhà khoa học thiên tài, vào năm 1758 là người đầu tiên đã xếp loài người vào thang nhân loại động vật và đặt tên cho con người HomoSapiêng thuộc họ người Homo bên cạnh loài vượn người (Anttrôpôít).
1.2. Bằng chứng khoa học về nguồn gốc loài người.
2.1. Nhờ tiếp thu học thuyết của Cac Linê mà Buffôn đã đề xướng ra được quan điểm về sự tiến hóa của tổ tiên loài người - các động vật có sự thay đổi, tiến hóa theo chục thời gian, tiến hóa dần. Các động vật hiện nay đều có tổ tiên từ những loài động vật xa xưa.
J.B.La Mác (1744 - 1829), nhà bác học có tầm cỡ ở thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, đã thừa kế và phát triển học thuyết tiến hóa thêm một bước, trong tác phẩm ''Triết lý của động vật'' (1809), ông cho rằng, các động vật ngày nay đều có tổ tiên, nguồn gốc xa xưa, mà phát triển lên bằng con đường tiến hóa. Còn loài người do một loại vượn nhân hình tiến hóa mà thành. Vì lý do nào đó, loài vượn từ trên cây xuống sống trên mặt đất. Vì thế cách thức sinh sống và kiếm ăn phải có sự thay đổi dần về hình dạng và hình thể. Rồi hai chi trước được giải phống khỏi sự nâng đỡ cơ thể, để tăng cường việc cầm nắm, đào bới, hái lượm thức ăn trên mặt đất, tư thế thẳng đứng thay thế hẳn việc leo trèo, bò trườn trên cây cối. Từ đó cấu trúc khác của cơ thể cũng thay đổi theo, như bàn tay, cột sống, bộ óc... Lối sống theo bày đàn chặt chẽ, tiếng nói cũng xuất hiện.
Những nhận xét thiên tài của La Mác được Ăng ghen đánh giá rất cao và là một trong những cơ sở khoa học tự nhiên cho thuyết duy vật của chủ nghĩa Mác.
La Mác cũng là người đầu tiên đưa ra nguyên lý về sự thích nghi của cơ thể môi trường sống và khả năng được những tập tính đã được thay đổi để thích nghi với môi trường.
Tóm lại, cho tới La Mác, những quan điểm giải thích sự hình thành con người là kết quả của sự tiến hóa đã trở thành phổ biến và áp đảo những quan điểm siêu hình, duy tâm thần bí. Nhưng phải đợi tới Đacuyn (1809 - 1882) các ý kiến mới được tập hợp thành học thuyết - học thuyết tiến hóa không ai có thể phủ nhận được giá trị ý nghĩa tuyệt vời của nó.
Sau khi công trình ''Nguồn gốc con người và đào thải sinh học'' (1871) của Đacuyn công bố nguồn gốc động vật của loài người đã được nhiều nhà khoa học tìm kiếm, chứng minh bằng những bằng chứng khoa học. Trong đó nổi bật nhất là những
di cốt hóa thạch của loài vượn cổ và người vượn trung gian, cho phép khôi phục lại các mắt khâu trong quá trình chuyển biến từ vượn sang người.
1. Chặng đường đầu tiên là có một loài vượn cổ hay còn gọi là vượn nhân hình Homimít, sống cuối kỷ thứ ba của thời đại tân sinh (1) cách đây khoảng hơn 6 triệu năm.
Để tiện theo dõi, xin tóm tắt các thời kỳ phát triển của sự sống nói chung trên trái đất vào bảng sau:
Đại Kỷ Tuổi (triệu năm) Sinh vật
Tân sinh
(Kainôzôi)
Đệ tứ ( (Antrôpôgen) Đệ tam: Nêôgen Palêôgen
0 - 2 2 - 28 28 - 60
Con người Động vật Có vú Trung sinh
(Mêzôzôi)
Crêta;
Jura;
Triát
60 - 130 130 - 155 155 - 185
Các loài bò sát khổng lồ
Cổ sinh (Pallêzôi)
Pecmơ;
Cacbon;
Đêvôn;
Silua;
Ôđôvic;
Cambro
185 - 210 210 - 265 265 - 320 320 - 360 360 - 440 440 - 450
Các loài rong biển và các chân đấu và bọ ba thủy ở đáy đại dương nguyên thủy
Nguyên sinh (Prôtêrôzôi)
520 - 1200 Vi khuẩn
Thái cổ (ACkêi) 1200 - 3000 Hạt caxecva
(Nguyễn Quang Quyền - Tổ tiên người hiện đại, Nxb Khoa học và kỹ thuật)
Loại vượn nhân hình này đã có thể đứng và đi bằng hai chân; dùng hai chi trước để cầm nắm. Thức ăn là hoa quả, lá cây, củ thực vật và động vật nhỏ. Trong quá trình phát triển, loài vượn nhân hình này tiến hóa dần dần, ngày càng gần với người hơn.
1. Người ta gọi kỷ đệ tứ là kỹ hình thành con người (Antrôpôgen)
2. Loài vượn nhân hình Hominid là tổ tiên chung của các giống vượn người hiện đại và loài người. Từ Hominid, một nhánh nào đó đã phát triển lên thành người Homo Habilis (người khéo léo). Đây là giai đoạn hai trong quá trình tiến hóa. Di cốt của những Homo Habilis đã được hai vợ chồng LiKi phát hiện năm 1960 tại thung lũng Ôndôvai (Tandania) gồm 450 mảnh xương sọ của một chiếc sọ vỡ cùng một mảnh xương chân tay và vài cái răng. Liki đặt tên cho nó là Zingiantrốp để kỷ niệm chữ Zinj là tênđịa phương của nơi tìm thấy hóa thạch vá có niên đại 1850 năm.
ClacHâuoan cho công bố những phát hiện mới trong vòng 10 năm (1967 - 1976) tìm kiếm ở thung lũng Ômô (Etiôpi), tại đay đã phát hiện được những hóa thạch động vật có vú và người Homo Habilis có niên đại 2.500.000 năm. Năm 1974, Risa Liki (con trai của hai vợ chồng Liki) cũng tìm thấy ở Koobifora (Kênia) một sọ Homo, dung tích hộp sọ khoảng 775 cm khối, có niên đại chừng 2,9 triệu năm. Cũng trong năm 1974, DJonhansơn và Grây đã phát hiện ra một hóa thạch bộ xương một cô ngái ở Êtiôpi. Tuổi chừng 22- 23 tuổi, được gọi là Lucyôxtralôpithcus. Lucy có niên đại khoảng 3,5 triệu năm đến 4 triệu năm. Lucy đã thường xuyên ở tư thế thẳng đứng.
Cũng trong năm 1974 Mary Liky (con trai của Liky) lại phát hiện thêm ở lactônin (Tandania) 42 răng người và một hàm hóa thạch với chín chiếc răng nguyên vẹn. Niên đại được xác định là khoảng 3700 năm.
Năm 1993, Genswa (Nhật Bản) lại phát hiện được xương cốt hóa thạch ở Awash miền nam Etiôpi được đặt tên là Ôxtraôpithecus Ramidus. Có niên đại 4,4 triệu năm.
Những phát hiện trên không những đã đẩy niên đại xuất hiện loài người lên khoảng 4 triệu năm cách ngày nay, mà còn làm nẩy sinh nhiều giả thuyết mới về cái nôi của loài người và về động lực của quá trình tiến hóa từ vượn thành người.
3. Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn người Homo Erecthcuss (người đứng thẳng).
Địa điểm đầu tiên tìm thấy loại người vượn này là Trenit ở miền trung Giava (Inđônêxia) trong những năm 1891 - 1892, bác sĩ Dubois người Hà Lan đã khai quật được ở đây một hàm răng trên, nắp sọ và một xương đùi. Người vượn này được đặt tên là Peticanthropus E rectus.
Đến năm 1986, trên đảo Giava đã phát hiện được khoảng 21 mảnh sọ, 5 hàm dưới, 3 hàm trên hóa thạch của Homo E rectus. Dung tích sọ não của Peticanthropus vào khoảng từ 750 - 975 cm3. Họ đã biết phát ra tiếng nói và biết chế tạo công cụ lao động.
Niên đại Peticanthropus có cách đây khoảng 70 vạn năm.
Một đại biểu khác của Homo E rectus là Sinanthropus (người vượn Bắc Kinh) mà hóa thạch răng đã được phát hiện trong những năm 1921 - 1923 ở Chu Khẩu Điếng gần Bắc Kinh. Đến năm 1937, ở khu vực này, ngưởi ta đã phát hiện khoảng 40 cá thể của loài người vượn này cho tới gần đây vẫn có những phát hiện lẻ tẻ. Người vượn Bắc Kinh có sọ dẹt, trán dốc thoải, u trán nổi rõ, dung tích sọ khá lớn (từ 850 đến 1220 cm3). Họ đã biết chế tạo công cụ bằng đá rất thô sơ, biết duy trì và sử dụng lửa tự nhiên. Niên đại khoảng 50 vạn năm cách ngày nay.
Di cốt của người Homo E rectus còn tìm thấy ở nhiều nơi: Ấn Độ, Kênia và cả ở Thẩm Khuyên, Thẩm hai - Bình Gia, Lạng Sơn (Việt Nam).
4. Homo Neanđeithahensis còn gọi người cổ sống ở giai đoạn cuối của thời kỳ băng hà, tương đương với niên đại khảo cổ trung kỳ là thời đại đá cũ, cách đây khoảng trên dưới 10 vạn năm. Di cốt hóa thạch lần đầu tiên tìm thấy ở thung lũng Nêăngđơ ở Đức. Di cốt người Nêanđectan còn tìm thấy ở Pháp, Tây ba nha, Bỉ, Liên Xô, Palestin, Irăc.
Với những phát hiện trên, người Nêanđectan không chỉ ở châu Âu mà cả phần châu Á sát với châu Âu.
5. Homo Sapiêns (hay còn gọi là người Tân cổ) hoặc người hiện đại hay người tinh khôn - niên đại xuất hiện khoảng 40.000 năm trước đây. Cấu tạo cơ thể phát triển như người ngày nay. Các bộ phận cơ thể đã trở nên hoàn thiện hai bàn tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay nhất là ngón tay cái linh hoạt hơn, trán cao, xương hàm nhỏ và không còn nhô ra phía trước, mão đặc biệt phát triển.
1.3. Động lực thúc đẩy quá trình chuyển biến từ vượn thành người.
Đây là một trong những vấn đề trong gới học thuật còn nhiều y kiến khác nhau.
Trước thế kỷ XIX đã có nhiều nhà sinh vật học và triết học muốn giải thích nguồn gốc loài người bằng những cứ liệu khoa học và quan điểm duy vật, trong đó có Đacuyn đã giải thích quá trình này bằng quy luật chọn lọc tự nhiên. Nhưng Đacuyn mới chỉ xem xét vấn đề dưới góc độ của quy luật của sinh vật học, còn vai trò của các quy luật xã hội thì lại chưa được chú ý đến. Vấn đề này đã được Ăngghen bổ sung và giải thích đầy đủ trong bài viết nổi tiếng ''Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người''.
Vượn nhân hình, dưới ảnh hưởng của đấu tranh sinh tồn, đã thay đổi lối sống về căn bản, chuyển từ chỗ leo trèo trên cây của rừng nhiệt đới để kiếm thức ăn đến cuộc sống trên mặt đất. Đồng thời những khả năng hoàn toàn mới được tạo ra cho sự phát triển của bộ óc của loài vượn đó, những khả năng này được quy định thế đứng thẳng bằng trạng thái thẳng đứng dần dần của cái đầu. Nhưng điều quyết định không phải chỉ ở tiền đề sinh vật học của việc biến vượn thành người mà ĐacUyn đã khám phá ra.
Ăngghen đã nêu ra một sự kiện cực kỳ quan trọng là tất cả những tiền đề sinh học đó có thể thực hiện được, có thể làm cơ sở cho sự chuyến biến từ vượn thành người, nhưng không phải tự do, mà chỉ nhờ vào lao động. Trong tác phẩm ''tác dụng... '' Ănghen đã khẳng định: ''Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ sinh hoạt loài người và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: ''Lao động đã sáng tạo ra chính bản thân con người''.
Những con vượn cuối đệ tam kỷ thuộc Ôxtralopitec chưa biết chế tạo ra công cụ lao động và chỉ dùng công cụ có sẵn trong thiên nhiên như gậy và đá. Nhờ sử dụng thường xuyên và sau đó chế tạo công cụ - sự hoạt động lao động được phát sinh, lúc đầu phần lớn hãy còn bản năng, về sau ngày càng có hệ thống và có y thức hơn.
Không phải lao động riêng rẽ của những cá nhân mà là lao động tập thể đã thống nhất và đoàn kết các bầy người tổ tiên xa xôi của chúng ta bằng những mối quan hệ mạnh mẽ và sinh động, mà không thể có một loài động vật khác nào có được dù sống thành bầy. Trong qúa trình củng cố, phát triển và phức tạp hóa hoạt động lao động
đầu tiên đó, tất cả có thể của tổ tiên chúng ta đã thay đổi chậm chạp, nhưng liên tục và không gì kìm hãm lại được.
Trước hết, hai tay ngày càng phát triển và cùng với hai tay là bộ óc cũng phát triển. Sự hoạt động thần kinh cao cấp được củng cố và mở rộng.
Ở giai đoạn đầu của sự hình thành con người, tất nhiên chỉ mới chín muồi những tiền đề để xuất hiện sự hoạt động lao động. Giai đoạn thứ hai gắn liền với sự chế tạo công cụ lao động có một y nghĩa rất lớn cùng với giai đoạn thứ hai này cũng đã bắt đầu sự phát triển của con người đúng với y nghĩa thực sự của nó, đồng thời cũng bắt đầu lịch sử xã hội, lịch sử tư duy và ngôn ngữ của con người. Sự thật những con người đầu tiên tách khỏi thế giới động vật, theo Ăng ghen chưa được giải phòng hoàn toàn, giống như động vật. Nhưng mỗi bước tiến trong sự phát triển lao động là một bước tiến giải phóng con người khỏi phụ thuộc hoàn toàn vào lực lượng thiên nhiên.
Trong lao động, trong việc tìm kiếm những phương tiện để sinh tồn nhờ vào những công cụ lao động do con người chế tạo ra, đã xuất hiện và củng cố những mối liên hệ xã hội: Bầy vượn dùng gậy dần dần và rất châm chạp biến thành tập thể người - thành công xã nguyên thủy.
Với những phát hiện mới đây về cổ nhân loại học ở vùng Đông Phi, một số học giả đã đưa ra một giả thuyết mới cho rằng động lực chính thúc đẩy quá trình chuyển biến từ vượn thành người chỉ có thể là các quy luật sinh vật học trong đó có quy luật di truyền và đột biến (2)
Cái nôi tối cổ của loài người.
Từ nửa sau thế kỷ XIX, các cuộc phát hiện khảo cổ mới được xuất hiện ngày một nhiều và rất phong phú, đa số y kiến cho đó là Đông và Nam Phi - nhất là vùng Đông Phi.