II. CÁC LOẠI HÌNH CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI
2.3. Cộng đồng tộc người dân tộc
Khác với bộ tộc, dân tộc là một cộng đồng người ổn định.Những mối liên hệ dân tộc là những mối liên hệ chặt chẽ, bền vững.Xtalin đã định nghĩa dân tộc như sau:
''Dân tộc là một khối cộng đồng người ổn định được thành lập trong lịch sử dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, lãnh thổ, sinh hoạt kinh tế và tâm ly biểu hiện trong cộng đồng văn hóa''(8)
8 .J. Xtalin toàn tập, tập 2, NXB Sự thật, 4.1976, Tr 357.
Như vậy dân tộc có bốn đặc trưng cơ bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nhờ đó mà làm cho cộng đồng ổn định.
- Đặc trưng đầu tiên là cộng đồng ngôn ngữ, nó là phương tiện quan trọng nhất để con người có thể tiếp xúc được với nhau. Ngôn ngữ dân tộc là một trong những hình thái văn hóa chủ yếu của dân tộc.. Ngôn ngữ dân tộc (nói và viết) được mọi người hiểu và làm phương tiện giao tế và được củng cố bằng văn học thành văn. Mỗi dân tộc đều có một ngôn ngữ dân tộc của mình. Tuy nhiên, cũng có trường hợp một số dân tộc cùng nói chung một ngôn ngữ, do đó cộng đồng ngôn ngữ là đặc trưng quan trọng, nhưng không phải là đặc trưng duy nhất.
- Đặc trưng thứ hai là cộng đồng địa vực cư trú dân tộc được hình thành trên cơ sở các con người quan hệ chặt chẽ với nhau lâu dài và thường xuyên, qua nhiều thế hệ theo chiều dài lịch sử cùng chung sống. Sự chung sống này không thể có được, nếu không có cộng đồng lãnh thổ. Lê nin nói rằng: Nếu con người sống rải rác trên khắp quả đất và không có mối quan hệ gì với nhau trên một lãnh thổ thì không thể thành dân tộc được.
- Đặc trưng thứ ba là cộng đồng kinh tế, nghĩa là có mối quan hệ kinh tế nó gắn chặt các bộ phận của dân tộc lại thành một khối thống nhất, làm cho khối cộng đồng người bền vững.
- Đặc trưng thứ tư là cộng đồng tâm ly, đây là kết quả của một quá trình lịch sử lâu dài. Nó được hình thành trong một quá trình lâu dài phụ thuộc vào điều kiện khách quan của cuộc sống con người, của lịch sử. Nó mang dấu ấn của môi trường sống, phản ánh sự phát triển của kinh tế - xã hội và cuộc đấu tranh xã hội. Đặc điểm của dân tộc và các mối quan hệ giữa các dân tộc được biểu hiện trong tâm ly văn hóa của dân tộc. Tâm ly dân tộc được thể hiện trong phong tục tập quán, truyền thống, trong văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần nói chung. Nó thể hiện trong y thức tự giác dân tộc.
Trong những đặc trưng nêu trên, cộng đồng về sinh hoạt kinh tế là đặc trưng quan trọng nhất. Cộng đồng kinh tế chỉ có thể thiết lập trong thời kỳ thủ tiêu chế độ
phong kiến, cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa, sự phân công lao động xã hội.
Trao đổi hàng hóa ngày càng gia tăng làm cho các đại phương, các bộ tộc và bộ lạc liên hệ chặt chẽ hơn, biến thị trường nhỏ có tính chất địa phương thành thị trường có tính chất cả nước. Đi theo sự lưu thông về hàng hóa là sự giao lưu về văn hóa.
Văn hóa của từng tộc người ra nhập vào văn hóa thống nhất; nền văn hóa dân tộc, và quan hệ kinh tế, văn hóa tăng cường và phát triển đưa đến yêu cầu là hình thành một ngôn ngữ thống nhất. Đó là ngôn ngữ dân tộc.
Dân tộc chỉ có thể hình thành được khi có bao gồm đầy đủ tất cả những đặc điểm trên, thiếu một trong những đặc điểm ấy thì không thế hình thành dân tộc được.
2.3.2. Sự hình thành dân tộc
Dân tộc phát sinh trong những điều mà cát cứ phong kiến bị loại trừ, khi giữa các khu vực trong nước có mối quan hệ bền vững, khi những bộ tộc và bộ lạc sống trên một địa cực cư trú do quan hệ kinh tế bền vững mà kết thành một khối vững chắc.
Trong trường hợp điển hình, ở châu Âu, dân tộc phát sinh khi chủ nghĩa tư bản thiết lập các thị trường quốc gia, xây dựng các trung tâm kinh tế và văn hóa.
Chủ nghĩa tư bản phát triển đã thủ tiêu tình trạng cát cứ địa phương và nền kinh tế tự cung tự cấp của phong kiến. Mác và Ăng ghen lần đầu tiên gắn sự xuất hiện dân tộc với thời đại đánh đổ chủ nghĩa phong kiến và thắng lợi của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. ''Giai cấp tư sản ngày càng xóa bỏ tình trạng phân tán của tư liệu sản xuất, của tài sản , của cư dân. Nó tụ tập cư dân, tập trung các tư liệu sản xuất và tích tụ tài sản vào trong tay một số ít người. Kết quả hiển nhiên của những thay đối ấy là sự tập trung về chính trị. Các sứ độc lập liên hệ với nhau hầu như chỉ bởi những quan hệ liên minh, và có những lợi ích, luật lệ, chính phủ, thuế quan khác, thì đã được tập hợp lại thành một dân tộc thống nhất, có một chính phủ thống nhất, một luật pháp thống nhất, một lợi ích dân tộc thống nhất và một thuế quan thống nhất''(9).
9 .Mác - Ăng ghen tuyển tập, tập 1, NXB Sự thật, H. 1970, tr 33
Lê nin vạch ra rằng những mối liên hệ dân tộc được hình thành trên cơ sở xuất hiện những mối quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự hình thành dân tộc ở Nga cũng gắn với sự hình thành chủ nghĩa tư bản. Lê nin viết: ''... sự hợp nhất đó không phải do những mối liên hệ thị tộc, thậm chí không phải do sự kế tục và sự tổng hợp của những mối liên hệ đó; mà là do sự trao đổi ngày càng tăng giữa các khu vực, do sự phát triển tuần tự của lưu thông hàng hóa và do sự tập trung của các thị trường nhỏ ở địa phương thành một thị trường duy nhất ở Nga''(10)
Phương thức hình thành dân tộc, chúng ta thấy hai kiểu tương quan trong không gian. Trong những trường hợp này dân tộc là kết quả biến đổi của một bộ tộc tương ứng, chẳng hạn, bộ tộc Hung ga ri biến thành tộc Hung ga ri; trong những trường hợp khác, dân tộc lại là sản phẩm của sự thống nhât (quá trình đồng hóa tộc người) một số bộ tộc, chẳng hạn như dân tộc Tây Ba Nha là kết quả thống nhất các bộ tộc Andluzơ, CaXten và nhiều bộ tộc khác nữa. Trong mối liên hệ được xem xét ở đây, là cả trong trường hợp thứ nhất lẫn trong trường hợp thứ hai đã sẩy ra một quá trình tăng lên không ngừng tính thống nhất của nền văn hóa - được biểu hiện đặc biệt rõ trong sự hình thành một ngôn ngữ văn hóa duy nhất, trong sự mất đi dần dần các khác biệt địa phương trong sinh hoạt thường nhật. Điều còn quan trọng hơn nữa là thường thường dân tộc hơn hẳn bộ tộc về cường độ bên trong có tính chất chiều ngang (đồng đại) trong cộng đồng dân tộc tăng lên rõ rệt. Dân tộc tư sản là loại hình dân tộc xuất hiện đầu tiên trong lịch sử.
So sánh những đặc điểm về lịch sử, địa ly, đặc điểm của một nước thuộc phương thức sản xuất Châu Á, việc hình thành dân tộc ở Việt Nam không giống với các nước Châu Âu. Dân tộc Việt Nam được hình thành có thể được hình thành sớm hơn và không gắn với chủ nghĩa tư bản. Vấn đề này sẽ được đề cập cụ thể ở chương VI.