III. SỰ HÌNH THÀNH NGỮ HỆ TRÊN THẾ GIỚI
3.4. Các ngữ hệ ở Đông Nam á và Việt Nam
Đông Nam á là khu vực có chữ viết muộn, chủ yếu là mợn từ nguồn chữ Hán và các văn tự ấn Độ. Việc nghiên cứu các ngôn ngữ ở Đông Nam á chỉ thực sự đợc bắt đầu từ khi có sự xâm nhập của chủ nghĩa t bản phơng Tây. Các học giả phơng Tây khi nghiên cứu các ngôn ngữ ở Đông Nam á thờng tập trung vào hai nội dung chính là miêu tả các ngôn ngữ cụ thể và biên soạn các sách công cụ. Họ cũng đã sử dụng phơng pháp so sánh ngôn ngữ học lịch sử để tìm ra các mối quan hệ thân thuộc giữa các ngôn ngữ.
Mấy chục năm lại đây, tình hình đã có sự thay đổi: tiếng Việt đợc xếp hẳn vào ngữ hệ Nam á, còn tiếng Thái thì tách thành một ngữ hệ riêng. Nh vậy, hiện nay ở
Đông Nam á có 4 ngữ hệ:
1, Ngữ hệ Nam á.
2, Ngữ hệ Thái
3, Ngữ hệ Nam Đảo (Malayo- Polynedia) 4, Ngữ hệ Hán - Tạng.
3.4.2. Đối với Việt Nam
ở Việt Nam tồn tại cả 4 ngữ hệ phân bố ở Đông Nam á, trong dó ngữ hệ Nam á là lớn nhất. Ngữ hệ này bao gồm ngôn ngữ của các c dân có địa bàn sinh tụ từ miền núi đến đồng bằng, từ Nam ra Bắc. Ngữ hệ Thái và ngữ hệ Hán - Tạng, về mặt lịch sử chủ yếu là phân bố ở miền Bắc; ngữ hệ Nam Đảo gồm một só ngôn ngữ ở miền Trung và Tây Nguyên.
* Ngữ hệ Nám á (32 ngôn ngữ)
- Nhóm Việt - Mờng (4 ngôn ngữ): Việt (Kinh, Việt Nam), Mờng, Thổ, Chứt.
- Nhóm Môn - Khơme (21 ngôn ngữ): Khơme, Bana, Xơ đăng, Cơ ho, Hrê, Mnông, Xtiêng, Bru Vân Kiều, Cơ tu, Khơ mú, Tà ôi, Mạ, Co, Gié triêng, Xinh mun, Chơ ro, Máng, Kháng, Rơ măm, ơ đu, Brâu.
- Nhóm Hmông - Dao (Mèo- Dao) (3 ngôn ngữ): Hmông, Dao, Pà Thẻn.
- Nhóm hỗn hợp (4 ngôn ngữ): La Chí, La ha, Cơ lao, Pu péo.
* Ngữ hệ Thái (4 ngôn ngữ): Tày, Nùng, Thái, Sán Chay, Giáy, Lào, Lự, Bố Y.
* Ngữ hệ Nam Đảo (5 ngôn ngữ): Giarai, Êđê. Chăm, Raglai, Churu.
* Ngữ hệ Hán- Tạng (9 ngôn ngữ):
- Nhóm Hán (3 ngôn ngữ): Hoa (Hán), Sán Dìu, Ngái.
- Nhóm Tạng - Miến (6 ngôn ngữ): Hà Nhì, Phù Lá, La Hủ, Lô Lô, Cống, Sila.
ĐỌC THÊM
Ngữ hệ là một nhóm ngôn ngữ có quan hệ nguồn gốc với nhau. Mối quan hệ nguồn gốc này được thể hiện ở các mặt: Cú pháp, từ vị cơ bản và trong một chừng mực nhất định ở cách phát âm. Việc xác định mối quan hệ nguồn gốc chung được tiến hành bằng phương pháp so sánh nguồn gốc lịch sử.
1. Các ngữ hệ đã hình thành như thế nào?
Vào thế kỷ XIX, nhiều nhà ngôn ngữ học bằng phương pháp so sánh ngôn ngữ lịch sử, đã cho rằng các ngôn ngữ thuộc cùng một ngôn ngữ gốc hay gọi là ngôn ngữ mẹ, được giả thiết trước kia có một tập thể người cộng cư trên một lãnh thổ nhất định sử dụng.
Nhà ngôn ngữ học Marơ chống lại thuyết này và cho rằng ngữ hệ được hình thành trên một địa bàn rộng lớn do sự giao thoa của những ngôn ngữ không có quan hệ nguồn gốc với nhau: kết quả của mối quan hệ này làm cho các ngôn ngữ đã biến
đổi một cách nhanh chóng, đột ngột và xuất hiện ngôn ngữ thứ 3, không giống với hai ngôn ngữ tác động lẫn nhau. Từ tài liệu thực tế của ngôn ngữ học cho biết, khi hai ngôn ngữ tiếp xúc giao phối với nhau không xuất hiện một ngôn ngữ mới và bao giờ cũng chiến thắng một ngôn ngữ, ngôn ngữ chiến thắng này có thay đổi ít nhiều do sự ảnh hưởng của ngôn ngữ chiến bại.
Nhiều nhà khoa học Xô Viết chủ trương các ngữ hệ được hình thành bằng hai con đường sau:
a. Hoặc trên cơ sở phân chia từ một ngôn ngữ gốc cùng với quá trình phân chia nhưng trên cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ đó do sự thiên di khẩu thực những vùng đất đai mới, sau đã hình thành những ngôn ngữ độc lập trong cùng một ngữ hệ.
b. Hoặc trên cơ sở tác độngcủa ngôn ngữ ''gốc'' với các ngôn ngữ khác mà nó giao thoa làm nó xuất hiện trong ngôn ngữ gốc nhiều phương ngôn: những phương ngôn riêng biệt, trong quá trình phát triển, khi mất mối liên hệ với nhau sẽ là nguồn gốc để hình thành những nhóm ngôn ngữ họ hàng, nhưng độc lập với nhau.
Theo giả thuyết của nhà dân tộc học Liên Xô X. PTônxtốp về ''tính liên tục trong ngôn ngữ nguyên thủy''. Ông cho rằng vào buổi bình minh của lịch sử loài người nói nhiều thứ tiếng, dần dần chuyển hóa lẫn nhau. Ở những vùng lãnh thổ giáp ranh và hình như tạo thành một mạng lưới liên tục thống nhất. Ông cho rằng, các ngữ hệ được hình thành trên cơ sở tập trung dần các ngôn ngữ, tập hợp chúng thành những nhóm lớn hơn chiếm một vùng rộng lớn hơn trên trái đất.
Dấu vết của sự phân nhỏ ngôn ngữ thời cổ cho tới thời gian cách đây không lâu còn duy trì ở một số khu vực trên trái đất. Chẳng hạn, ở châu Úc có hàng trăm thứ tiếng mà giữa chnugs khó mà vạch ra ranh giới rõ rệt hoặc ở người PaPuaở TânGhiNê hầu như mỗi làng có một thứ tiếng riêng. Sự khác nhau giữa những láng giềng rất nhỏ, sau giữa các nhóm xa nhau rất khác biệt nhau.
2. Thời gian hình thành ngữ hệ
Một số nhà khảo cổ học và dân tộc học Liên Xô cho rằng, sự hình thành ngữ hệ có thể bắt đầu vào cuối hậu kỳ đá cũ hoặc và thời đại đá giữa, cách đây khoảng 13000 - 7000 năm, vào thời gian này, trong quá trình phân bố của loài người, có
nhóm ngôn ngữ có họ hàng và có thể những ngôn ngữ của một số cộng đồng lớn có thể đã phân bố trên những lãnh thổ rộng lớn.
Một số nhà học giả khác cho rằng, thời gian có ly nhất hình thành ngữ hệ là phù hợp với thời đại đá mới, và đồ đồng thau theo phân kỳ khảo cổ học (vào thiên niên kỷ V - III trước công nguyên). Sự hình thành các ngữ hệ xa xưa nhất vào thời gian đó gắn liền với sự tách ra của bộ lạc lưu động, chủ yếu là chăn nuôi với các cuộc di cư khẩn trương làm tăng quá trình phân hóa và đồng hóa ngôn ngữ.
Cần nhấn mạnh rằng, sự khác nhau giữa các y kiến trên thực tế không lớn lắm, vì sự hình thành các ngữ hệ diễn ra không đồng thời mà là một quá trình lâu dài.
Hình thành sớm nhất có lẽ là những cộng đồng tộc người nói bằng các thứ tiếng còn giữ lại tới ngày nay ở các tộc ít người sống ỏ những vùng hẻo lánh xa trung tâm phát sinh nguyên thủy của loài người. Những ngôn ngữ đó rất độc đáo về ngữ âm, ngữ pháp và thường tạo thành những hiện tượng quá độ không rõ rệt, có lẽ bắt nguồn từ tính không gián đoạn của ngôn ngữ nguyên thủy như những ngôn ngữ của người Anh điêngn ở châu Mỹ, ngôn ngữ cổ Á ở Xibia, n gôn ngữ cổ Úc, ngôn ngữ PaPua ở Tân Ghi Nê, ngôn ngữ Busmen, Hốt ten tốt và nhiều ngôn ngữ khác ở Tây Phi.
Ở những nơi gần trung tâm của nơi phát sinh nguyên thủy của loài người đã hình thành những ngữ hệ lớn hình thành bằng con đường phân hóa những ngôn ngữ có cơ sở ban đầu, cũng như bằng con đường đồng hóa những ngôn ngữ có nguồn gốc khác nhau.
Ở Tiền Á, Đông Phi và Bắc Phi muộn nhất là thiên nhiên kỷ IV trước công nguyên đã phổ biến các ngôn ngữ HaMit - XêMit. Thuộc nhóm ngôn ngữ này gồm ngon ngữ của người cổ Ai Cập ở thung lũng sông Nin, ngôn ngữ của người AC - Cát, người BaBilon và người AtXiRi ở Mêdôpôtami, ngôn ngữ cổ của người Do Thái, người Phinixi ở bờ phía Đông Địa Trung Hải, cũng như ngôn ngữ hình thành muộn hơn như ngôn ngữ của người Bécberơ ở Bắc Phi, ngôn ngữ người Cuxit ở Đông Phi, người Amharơ và những người XêMit khác ở Êtiôpi và còn gồm ngôn ngữ người Ả Rập - mà vào thời trung thế kỷ đã đóng góp vai trò to lớn trong lịch sử xã hội - kinh
tế, văn hóa và cả tộc người tại khu vực Địa Trung Hải, Bắc Phi, Tiền Á và một phần Nam Á.
Láng giềng của các tộc người nói ngôn ngữ Hamit - XêMít ở Đông Phi là các tộc người nói ngôn ngữ Bun Tu đã được phổ biến dần ở nửa phần nam lục địa châu Phi.
Ở phía Bắc của ngữ hệ HaMit - Xê Mít là địa bàn hình thành ngữ hệ cápcadơ:
các cư dân ở Dacápcadơ và bắc Capcadơ sử dụng. Đây cũng là hệ ngôn ngữ mà nhiều tộc người thời cổ đại ở Địa Trung Hải và Tiền Á, trong đó có cả người Etơruyxcơ ở Italia, người Pêladơ ghi ở nam bán đảo Ban Căng và người SuMe ở Mêdôpôtami mà thiên niên kỷ IV - III trước công nguyên đã xây dựng một trong nền văn minh cổ xưa của thế giới.
Ở dải rừng và thảo nguyên bờ biển Đen, đặc biệt là sông Đa núp và bán đảo Ban Căng là địa bàn hình thành của ngữ hệ Ấn - Âu, mà từ đó vào các thiện niên kỷ III - II trước công nguyên đã lan tràn trên toàn bộ châu Âu tới tận bờ Đại Tây Dương, bờ biển Bắc và biển Ban Tích về hướng đông các tộc người nói ngôn ngữ này đã chiếm lĩnh những vùng rộng lớn ở niềm Nam châu Âu, ở Trung Á và Nam Xibia, cũng như ở Iran và tới thời gian giáp ranh giữa thiên niên kỷ II - I trước công nguyên đã vươn tới lưu vực sông Ấn và ssau đó lan tràn khắp niềm Bắc Ấn Độ. Tây bắc Ấn Độ, các bộ lạc nói tiếng Ấn - Âu tiếp xúc với các tộc người nói ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Draviđa mà vào thiên kỷ III trước công nguyên đã xây dựng nên nền văn minh cao Harappa và Môhengiôđacô, và muộn hơn đã phân cư trên toàn bộ phận nam bán đảo Ấn Độ và xâm nhập vào XryLanca.
Ngữ hệ URan có lẽ hình thành ở vùng Tây Xibia và từ đây những tộc người nói ngôn ngữ Phần Lan đã lan tràn tới các nơi khác, tới tận Xcađinanơ và Pribantich.
Ngữ hệ An Tai được hình thành ở trung tâm Á. Từ đây, ccas tộc người Tun gút gắn liền với sự phát triển nghề nuôi hươu đã di cư xa về phía Bắc tới tận bờ Bắc Băng Dương. Các tộc Truyếc và Mông Cổ thì di cư tiếp về phía tây tới Đông Âu và Tiền Á và về phía Đông tới tận Hoa Bắc.
Ngữ hệ Hán - Tạng có lẽ lúc đầu cư trú ở Tây Bắc và miền Trung Trung Quốc cho tới dãy Tần Lĩnh ở phía Nam. Từ thiên niên kỷ III trước công nguyên, các bộ lạc khác nhau của ngữ hệ này bắt đầu tràn về phía nam và dần dần vào khai thác lãnh thổ Tây - Tạng, Hoa Nam và một phần Đông Dương.
Ngữ hệ Nam Á có lẽ lúc đầu hình thành ở Bắc Đông Dương và các vùng phụ cận. Vào thiên kỷ II trước công nguyên, người nam Á đã lan tràn khắp Đông Dương và vươn tới Đông Ấn Độ, mở đầu bằng sự di cư tới của tộc người Munđa.
Ngữ hệ Nam Đảo địa bàn hình thành là ven bờ Thai Bình Dương, cư trú rộng rãi ở ven biển Đông Á vào thiên kỷ III trước công nguyên. Vốn là cư dân đi biển thành thạo, nên từ đây họ đã di cư sang Đài Loan, Philippin và toàn bộ lãnh thổ Inđônêxia vào thiên kỷ I trước công nguyên có lẽ từ Philippin, Inđônêxia một bộ phận cư dân Nam Đảo đã di cư tới đảo Ma - đa - gát - xca ở Đông Phi. Cũng trong thời gian này, một bộ phận di cư sang nhiều đảo ở châu Đại Dương.