II. CÁC LOẠI HÌNH CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI
2.2. Cộng đồng tộc người bộ tộc
Các cộng đồng tộc người thời kỳ các xã hội có giai cấp trước chủ nghĩa tư bản trong tài liệu khoa học thường dùng thuật ngữ ''Bộ tộc''. Khi kể ra các loại hình tộc người quan trọng nhất nối tiếp nhau trong lịch sử, ''Bộ tộc'' bao giờ cũng ở giữa các cộng đồng tộc người ''Bộ lạc'' và ''Dân tộc''.
Các cộng đồng tộc người trong những thời đại lịch sử có giai cấp đối kháng, về nguyên tắc khác hẳn với bộ lạc bởi hai đặc trưng cơ bản; một là, các tộc người đó bao gồm những người không phải hệ với nhau bởi quan hệ huyết thống, mà bởi quan hệ kinh tế, văn hóa theo kiểu lãnh thổ láng giềng. và hai là chúng luôn luôn chứa đựng các giai cấp bóc lột và bị bóc lột, giữa các giai cấp có những khác biệt rõ về địa vị kinh tế, xã hội và những đặc điểm văn hóa - sinh hoạt.
Thông thường bộ tộc xuất hiện đầu tiên trong lịch sử là trong xã hội chiếm hữu nô lệ. Xã hội chiếm hữu nô lệ chuyển sang chế độ phong kiến, bộ tộc phát triển lên một giai đoạn cao hơn, từ bộ lạc chiếm hữu nô lệ lên thành bộ tộc phong kiến. Ở một số nước châu Á. Chế độ phong kiến nẩy sinh từ chế độ công xã nguyên thủy thì sự hình thành bộ tộc từ sự hình thành chế độ phong kiến.
6 .Brômlây - Thử phân loại hình các cộng đồng tộc người. Dân tộc học số 1 - 1974.
2.2.1. Sự hình thành bộ tộc
Cùng với sự xuất hiện tư hữu về tư liệu sản xuất, sự xuất hiện giai cấp với quyền lợi kinh tế đối kháng nhau, công xã nguyên thủy bị tiêu vong, thay thế nó là xã hội có giai cấp và Nhà nước, quan hệ huyết tộc bị phá vỡ, nhường chỗ cho quan hệ đất đai.
Con người thuộc các bộ lạc khác nhau cư trú trên một lãnh thổ chung, ngày càng xáo trộn nhau, đưa đến hệ quả là:
a. Sự tăng lên của những cuộc tiếp xúc giữa các bộ lạc đi đôi với sự tăng lên về tổng số cư dân. Ăng ghen viết ''... buộc người ta những bộ lạc đó và do đó sự hợp nhất những lãnh thổ riêng của các phải đoàn kết với nhau một cách mật thiết hơn ở bên trong cũng như ở bên ngoài. Khắp mọi nơi, sự liên minh của những bộ lạc cùng thân tộc cũng trở thành một điều cần thiết; không bao lâu thì sự hợp nhất của bộ lạc, thành một lãnh thổ chung của bộ tộc, cũng trở thành một điều cần thiết(7)
b. Một nhân tố quan trọng hơn của sự hình thành bộ tộc là nhà nước giai cấp sơ kỳ, chúng thường xuất hiện trên cơ sở một nhóm bộ lạc thân thuộc.Trong những trường hợp như vậy, ngoài sự gần gũi về ngôn ngữ và văn hóa sẵn có ở các bộ lạc đó, nhà nước đã nhào nặn các bộ lạc đang hình thành bộ tộc trong những mối quan hệ về lãnh thổ - chính trị, tạo ra một sự cộng đồng nhất định về các lợi ích kinh tế - xã hội và các lợi ích khác.
Trong quá trình hình thành các bộ tộc đã diễn ra những cuộc di cư đồng đảo vốn sẵn có ở thời kỳ chuyển tiếp từ thời kỳ xã hội không có giai cấp sang xã hội giai cấp, những cuộc di cư này dẫn tới sự xâm nhập của các nhóm tộc người này đối với các nhóm tộc người khác. Kết quả là trong khuôn khổ một Nhà nước, thường có những bộ lạc không phải thân thuộc và quá trình hòa hợp cũng như đồng hóa giữa các tộc người đã diễn ra mạnh mẽ, đẻ ra nhiều mối quan hệ cộng đồng.
Do tính chất không bền vững của các kết cấu nhà nước giai cấp sơ kỳ, nhất là tính di động của các đường biên giới lãnh thổ - chính trị. Và tính chất của cấu trúc chính trị vốn đặc trưng đối với đa số các xã hội giai cấp tiền tư bản chủ nghĩa, đi đôi
với các khuynh hướng ly tâm và hướng tâm, đã làm cho sự hình thành bộ tộc trở nên hết sức phức tạp.
2.2.2. Bộ tộc chiếm hữu nô lệ
Trong giai đoạn tan rã của xã hội công xã nguyên thủy thì nô lệ xuất hiện, có nguồn gốc là tù binh thuộc thành phần tộc người khác, không được xem là thành viên của cộng đồng tộc người. Điều đó thể hiện rõ trong người Anh Điêng ở Tây Bắc Mỹ hoặc người Pôlynêdi.
Ở Pôlynêdi chế độ tiền giai cấp phân hóa khá xa và đã hình thành các đẳng cấp cách biệt nhau như Quy tộc - công xã viên tự do Nô lệ, thì nô lệ không đứng trong cộng đồng người. Như vậy, chế độ Nô lệ gia trưởng, phát sinh từ trong lòng công xã thị tộc nhưng chưa đụng chạm đến tính nguyên vẹn của công xã thị tộc.
Trong những xã hội chiếm hữu nô lệ có giai cấp ở thời cổ đại, nô lệ vẫn bị coi là những người đứng ngoài khối cộng đồng tộc người. Như trong xã hội Ấn Độ cổ đại - nơi mà nô lệ Suđra bị độc lập với ba đẳng cấp có toàn quyền tức thuộc những đẳng cấp Arian. Theo điều luật của luật ''MaNu'' thì nô lệ bị coi như ngoại địa. Ở nước Do Thái cổ đại mặc dầu trong số nô lệ có cả những người Do Thái ''người đồng hương'', vẫn có lệ là chỉ có những người ngoài mới được xem là nô lệ chính cống.
Trong kinh thánh có nói: ''Để có nô lệ thì các người hãy mua chúng ở các dân tộc xung quanh các người, cũng có thể mua trẻ con ở những người di cư đến ở với các người, và chúng có thể là sở hữu của các người... Còn đối với anh em của các người, với những người Do thái và đối với nhau thì các người đừng có thống trị tàn bạo''.
Sau đó trong kinh thánh còn nói thêm là người Do Thái bị phá sản nhiều lắm chỉ có thể thành nô lệ tạm thời ở người đồng bộ lạc mà thôi. Như vậy, ở những tộc người đang đề cập đến ở đây, trong cộng đồng tộc người về cơ bản chỉ bao gồm cư dân tự do.
Nô lệ không thuộc cộng đồng người, còn được thể hiện rõ rệt hơn nữa trong chế độ nô lệ cổ đại điển hình ở Hy Lạp và La Mã.
Ở Hy Lạp trong khái niệm nhân dân ở đây đồng nghĩa với cư dân tự do, nghĩa là nó chỉ gồm giai cấp chiếm hữu nô lệ và người tự do, không gồm có nô lệ. Ở Aten
không chỉ nô lệ mà cả những người được gọi là ''Me - tex'' (những người không có quyền công dân), cũng không được coi là người Aten. Ở La Mã cổ đại, trong khái niệm người dân không bao gồm nô lệ, không được xem là người La Mã., Như vậy là, trong xã hội chiếm hữu nô lệ thì ít ra cũng trong giai đoạn đầu, giai cấp sản xuất chủ yếu bị gạt ra khỏi khối cộng đồng người.
2.2.3. Bộ tộc phong kiến
Dưới chế độ phòng kiến, bộ tộc được phát triển lên một giai đoạn cao hơn.
Thông thường bộ tộc kết thúc quá trình hình thành ở giai đoạn phát triển của chế độ phong kiến.
Trong xã hội phong kiến, khác với chiếm hữu nô lệ, là nông nô và thi dân lao động luôn là bộ phận cơ bản trong tộc người và chính những đặc điểm văn hóa của họ được coi là đặc trưng của toàn bộ cộng đồng tộc người. Còn tầng lớp trên (bọn vua chúa phong kiến) thì cùng với sự phát triển càng có xu hướng đối lập mình với nhân dân, tự cho mình xuất thân từ dòn dõi nguồn gốc cao quy cổ xưa. Hoặc từ kẻ xâm lược. Trong lĩnh vực tư tưởng y thức hệ, xu hướng đó phản ánh qua những biểu tượng về sự phân chia ban đầu về toàn bộ loài người ra thành xương trắng và xương đen, thành những đức ông dòng dõi và những kẻ hèn kém mà thượng đế bắt phải lao động cật lực từng lưu hành trong xã hôi phong kiến châu Âu thời trung thế kỷ.
Trong sinh hoạt và văn hóa có xu hướng tạo ra sự tách biệt với nhân dân tộc thuộc, ví dụ trong giai đoạn lịch sử hậu kỳ trung đại phong kiến châu âu, đặc biệt là vào các thế kỷ XVII - XVIII, ở đại đa số các nước châu âu, bọn quy tộc phong kiến, hầu như hoàn toàn sống tách biệt với nhân dân và đã nói tiếng Pháp và đua đòi học phong tục tập quán đã hình thành trong giới quy tộc Pháp.
Một đặc điểm khác của bộ tộc phong kiến là nhiều khi giai cấp thống trị không thuộc và nằm ngoài khối cộng đồng người. Ở châu âu hồi trung thế kỷ quy tộc Pháp sang thống trị nước Anh hàng thế kỷ, không hòa nhập vào cư dân bản địa: thế kỷ XVIII - XIV, vua chúa nước Anh sang cai trị một phần lãnh thổ, nhưng cũng không đồng hóa vào cư dân bị thống trị.
Một đặc điểm khác nữa là do sự chi phối cử nền kinh tế tự nhiên, sự cát cứ về chính trị của thời đại lịch sử, nên sự tồn tại của tộc người và liên quan với nó là y thức tự giác tộc người mang theo lãnh thỏ - chính trị - xã hội rất phức tạp bao gồm nhiều cấp độ cấu trúc khác nhau: những thành viên của một lãnh thổ xác định vẫn y thức một cách rõ ràng về một cộng đồng thuộc tộc lớn hơn cư trú trên một cộng đồng lãnh thổ - tộc người lớn hơn, thuộc quyền cai quản của một ông Vua hay một vị Hoàng đế, nhưng bên cạnh đó y thức địa phương còn được biểu hiện khá sâu đậm - y thức sở thuộc vào một công quốc hay một hầu quốc hoặc một xứ sở nào đó. Chẳng hạn người Pháp khi coi mình là dân Pháp, vẫn có y thức là dân vùng Gascôn, Xavôerơ, Noócmăng...
2.2.4. Đặc trưng chung của bộ lạc
Bộ tộc là phạm trù lịch sử, bao gồm những người có chung ngôn ngữ, lãnh thổ, cũng có một yếu tố chung về văn hóa, có một số mối quan hệ bước đầu về kinh tế.
Mặc dầu, bộ tộc có lãnh thổ chung (trong xã hội phong kiến do tính chất cát cứ của các vương quốc phong kiến nên lãnh thổ của bộ tộc bị chia cho nhiều lãnh chúa).
Nền kinh có tính chất tự cung tự cấp làm cho mối liên hệ kinh tế giữa các bộ phận thành viên bộ lạc còn yếu. Mối liên hệ giữa các địa phương chưa được phát triển, nên tiếng nói chung của bộ tộc cũng chưa thực sự là ngôn ngữ thống nhất, các địa phương còn tồn tại những thổ âm của các bộ lạc cũ. Bộ lạc là một cộng đồng tộc người chưa ổn định như dân tộc.