Khảo sát truyền sóng cắt (sóng Love) trong nền đất

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ LÀM VIỆC CỦA CỌC CHỊU TẢI TRỌNG NGANG VÀ TẢI TRỌNG ĐỘNG ĐẤT (Trang 138 - 142)

Chương 3 NGHIÊN CỨU BÀI TOÁN TƯƠNG TÁC GIỮA CỌC VỚI NỀN ĐẤT CHỊU TẢI TRỌNG TĨNH NẰM NGANG

4.5 Khảo sát dao động của khối đất và của cọc chịu tải trọng động nằm ngang . 115

4.5.2 Khảo sát truyền sóng cắt (sóng Love) trong nền đất

trong đó: v là chuyển vị chất điểm theo chiều y; V(z) mô tả sự thay đổi của vận tốc v theo độ sâu z; kL là số sóng của sóng Love.

Sóng Love phải thỏa mãn phương trình sóng cắt trong cả lớp bề mặt và nửa không gian: ∂2v

∂t2 = G1

ρ1

(∂2v ∂x2+∂2v

∂z2) nếu 0≤ z ≤H (4.28a)

∂2v ∂t2 = G2

ρ2(∂2v ∂x2+∂2v

∂z2) nếu z ≥ H (4.28b)

Hình 4.12 Sơ đồ minh họa lớp đất bề mặt mềm hơn (G1/ρ1 < G2/ρ2) nằm trên nửa không gian đàn hồi, điều kiện để tồn tại sóng Love [46].

Để giải phương trình trên người ta phải xét điều kiện liên tục của chuyển vị ứng suất tại mặt biên giữa lớp trên, lớp dưới cũng như điều kiện ứng suất bằng

H

x

z ρ1, G1 Lớp bề mặt

ρ2 , G2 Nửa không gian

không tại mặt thoáng. Người ta dùng lời giải ấy để nghiên cứu chuyển vị v thay đổi theo chiều sâu cũng như nghiên cứu hiện tượng khuếch đại dao động bề mặt khi chịu tác động của sóng cắt bề mặt (sóng Love)[46].

Sóng Love thực chất là sóng cắt nằm ngang SH, chuyển vị v không những phụ thuộc vào x mà còn phụ thuộc vào z như các công thức trên. Khi đó tác giả xét bài toán chỉ có ứng suất cắt τyz (xét trong mặt phẳng nằm ngang xy), τyx (xét trong mặt phẳng thẳng đứng yz). Như vậy với các ứng suất cắt này, sẽ không có biến dạng thể tích mà chỉ có biến dạng trượt trong mặt phẳng yx và yz.

Theo PPNLCT Gauss, phiếm hàm lượng cưỡng bức của bài toán động lực học của khối đất nằm trong nửa không gian đàn hồi khi chịu tác dụng của sóng Love được viết như sau:

Z=⌡⌠

V*

(τyx-τyx0) γyx dV* +⌡⌠

V*

(τyz-τyz0) γyz dV* +⌡⌠

V*

(fx-fx0)u dV* +

⌡⌠

V*

(fy-fy0)v dV* + ⌡⌠

V*

(fz -fz0)w dV* → min (4.29) Với các điều kiện ràng buộc giống như đối với bài toán tương tác giữa khối đất với môi trường còn lại đã được tác giả trình bày trong chương 2.

Trong các công thức trên, V* là thể tích miền mở rộng để xét điều kiện biên;

V là thể tích khối đất cần tính (V<V*); τyx0, τyz0 là ứng suất cắt của hệ so sánh xác định theo lời giải động lực học không gian vô hạn đàn hồi; τyx, τyz, γyx, γyz là ứng suất cắt, biến dạng của khối đất trong hệ cần tính; fx0, fy0, fz0 là lực quán tính tác dụng lên hệ so sánh; fx, fy, fz là lực quán tính tác dụng lên hệ cần tính.

Giải trực tiếp từ phiếm hàm (4.29), sẽ nhận được kết quả biên độ dao động của khối đất theo tần số. Tác giả xây dựng chương trình KdynaL để tính.

Ví dụ khảo sát khối đất giống như trong mục 4.5.1 chịu tác dụng của sóng Love truyền từ dưới lên trên, với dải tần từ 0,5 đến 30Hz, bước tần số 0,5, hệ số giảm chấn vật liệu ζh = 0,05. Tác giả khảo sát 3 trường hợp sau:

- Khảo sát mô đun đàn hồi lớp trên bằng mô đun đàn hồi lớp dưới

Cho mô đun đàn hồi của lớp trên bằng mô đun đàn hồi lớp dưới: E1 = E2 = 10 MPa.

Sử dụng chương trình KdynaL để tính, nhận được biểu đồ chuyển vị ngang v theo tần số như sau (hình 4.13)

Hình 4.13 Biểu đồ chuyển vị ngang v theo tần số khi cho mô đun đàn hồi lớp trên lớp dưới bằng nhau E1 = E2 = 10 MPa

- Khảo sát mô đun đàn hồi lớp trên nhỏ hơn mô đun đàn hồi lớp dưới Cho mô đun đàn hồi lớp dưới E1 = 20MPa; mô đun đàn hồi lớp trên E2 = 4 MPa. Sử dụng chương trình KdynaL để tính, nhận được biểu đồ chuyển vị ngang v theo tần số như sau (hình 4.14)

Hình 4.14 Biểu đồ chuyển vị ngang v theo tần số khi mô đun đàn hồi lớp dưới E1 = 20MPa; mô đun đàn hồi lớp trên E2 = 4MPa

-1 -0.5 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3

0 5 10 15 20 25 30 35

Tan so (Hz)

Chuyen vi (cm)

E2=4 E2=6 E2=8

- Khảo sát mô đun đàn hồi lớp trên tăng dần, mô đun đàn hồi lớp dưới giữ nguyên.

Cho mô đun đàn hồi của lớp dưới E2 = 20MPa, còn mô đun đàn hồi của lớp trên tăng dần: E2 = 4MPa; 6MPa ; 8MPa. Sử dụng chương trình KdynaL để tính, nhận được biểu đồ chuyển vị ngang v theo tần số như sau (hình 4.15)

Hình 4.15 Biểu đồ chuyển vị ngang v của lớp mặt theo tần số khi mô đun đàn hồi lớp dưới E1 = 20MPa; mô đun đàn hồi lớp trên lần lượt E2 = 4MPa ; 6MPa ; 8MPa

Từ các kết quả khảo sát tác giả có một số nhận xét sau:

- Theo lý thuyết, khi vận tốc sóng cắt lớp trên nhỏ hơn vận tốc sóng cắt lớp dưới thì sẽ có sóng Love và xảy ra hiện tượng khuếch đại dao động bề mặt. Lời giải số của tác giả cho thấy rõ được điều đó:

+ Khi khảo sát độ cứng của hai lớp đất giống nhau (E không đổi) tức là vận tốc sóng cắt lớp trên bằng vận tốc sóng cắt lớp dưới thì ta không thấy hiện tượng khuếch đại dao động bề mặt (hình 4.13). Ví dụ tại tần số 12,5 Hz, ta thấy biên độ dao động lớp mặt xấp xỉ biên độ dao động lớp đáy.

+ Khi khảo sát độ cứng của lớp đất trên nhỏ hơn độ cứng của lớp đất dưới tức là vận tốc sóng cắt lớp trên nhỏ hơn vận tốc sóng cắt lớp dưới thì biên độ dao động theo chiều v tại lớp mặt tăng lên nhiều lần so với lớp đáy (hình 4.14) tức là xuất hiện hiện tượng khuếch đại dao động bề mặt. Ví dụ tại tần số 2,5 Hz, ta có tỷ số giữa biên độ dao động lớp mặt với biên độ dao động lớp đáy k = 2.5446

0.6214 = 4,1

k được gọi là hệ số khuếch đại dao động bề mặt, được hiểu là tỷ số giữa biên độ dao động lớn nhất của lớp mặt với biên độ dao động của lớp đáy.

- Khi khảo sát mô đun đàn hồi của lớp đất trên tăng lên (độ cứng của đất tăng lên) thì ta thấy biên độ dao động bề mặt giảm xuống (hình 4.15). Như vậy hiện tượng khuếch đại dao động bề mặt phụ thuộc vào độ cứng lớp đất phía trên, đất càng yếu thì dao động bề mặt càng lớn. Trong tính toán ta chọn hệ số khuếch đại theo biên độ dao động lớn nhất.

Như vậy bằng cách sử dụng PPNLCT Gauss với việc dùng lời giải động lực học của không gian vô hạn làm hệ so sánh có thể xây dựng được bài toán truyền sóng Love trong nền đất. Dựa trên kết quả bằng số của phương pháp phần tử hữu hạn nhận thấy hiện tượng khuếch đại dao động bề mặt nền đất theo phương thẳng góc với phương truyền sóng, phù hợp với lý thuyết về truyền sóng Love.

Những nghiên cứu trên chứng tỏ khi có sự tồn tại của lớp đất yếu trên nền đất cứng chịu tác động của sóng động đất thì sẽ làm tăng biên dộ dao động bề mặt của lớp đất yếu. Điều này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Kramer [46] khi khảo sát ảnh hưởng của điều kiện địa chất tại chỗ tới dao động bề mặt. Vấn đề này cần phải được nghiên cứu khi tính toán động đất. Để có được kết quả tin cậy cần phải khảo sát rất nhiều trường hợp khác nhau, rồi xử lý thống kê số liệu, sau đó đưa ra được hệ số khuếch đại dùng trong tính toán động đất.

4.5.3 Khảo sát dao động của cọc đơn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ LÀM VIỆC CỦA CỌC CHỊU TẢI TRỌNG NGANG VÀ TẢI TRỌNG ĐỘNG ĐẤT (Trang 138 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)