CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1.2. Tổng quan lý thuyết liên quan
1.2.2. Lý thuyết về phát triển, chuyển giao và áp dụng tiến bộ kỹ thuật
Các nghiên cứu sử dụng hàm Cobb - Douglas thông thường dẫn đến kết luận là thu nhập theo qui mô tăng dần, tuy nhiên đây không phải là bằng chứng của vấn đề kinh tế theo qui mô, và đánh giá thấp vấn đề không hiệu quả trong hàm chi phí sản xuất của các nông trại nhỏ (Kislev và Petterson, 1996). Hơn nữa, trong ngắn hạn khi việc ước lượng chi phí sản xuất sử dụng dạng hàm tuyến tính, chứ không phải dạng hàm bậc hai, thì chi phí trung bình thường giảm khi qui mô nông trại không lớn, sau đó sẽ là không đổi với một khoảng qui mô nhất định. Đường biểu diễn giảm ở giai đoạn đầu có thể do việc sử dụng quá mức lao động tại các nông trại nhỏ.
1.2.2. Lý thuyết về phát triển, chuyển giao và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp
Tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp: Lý thuyết về phát triển, chuyển giao và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp là rất đa dạng. Nhìn
chung có hai hướng nghiên cứu chính: nghiên cứu để tạo ra những tiến bộ kỹ thuật và nghiên cứu để chuyển giao và áp dụng các tiến bộ này. Các tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp có thể phân chia theo hướng đầu tư các chính sách phát triển: những tiến bộ kỹ thuật gắn trực tiếp vào tư liệu sản xuất hoặc nông sản (như máy kéo, máy cày, phân bón, giống cây trồng; hoặc tiến bộ kỹ thuật không gắn trực tiếp vào gia tăng sản lượng nông nghiệp như các chương trình phòng trừ dịch bệnh tổng hợp (chương trình IPM chỉ gián tiếp làm gia tăng năng suất). Phân chia này rất hữu ích để hướng việc đầu tư công vào vấn đề nghiên cứu phát triển. Các doanh nghiệp tư nhân thường hướng vào các tiến bộ gắn chặt với sản phẩm, và ít khi đầu tư vào các tiến bộ kỹ thuật không gắn trực tiếp vào sản phẩm, vì điều này không có lợi cho việc kinh doanh mua bán sản phẩm của họ (Sunding và Zilberman, 2000).
Tiến bộ kỹ thuật cũng có thể phân chia theo hướng phục vụ của nó để giải quyết các câu hỏi về mặt chính sách hoặc hiểu rõ hơn về những thế lực đứng phía sau sự phát triển và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Ví dụ tiến bộ về sinh học (giống cây trồng), tiến bộ về công nghệ hóa học (phân bón hóa học, thuốc trừ sâu), tiến bộ về kỹ thuật cơ giới hóa (máy kéo, gặt đập liên hợp), tiến bộ về nông học (quản trị dinh dưỡng tổng hợp, quản trị dịch bệnh tổng hợp), tiến bộ về công nghệ thông tin nông nghiệp....Rõ ràng là các tiến bộ kỹ thuật này sẽ có liên quan đến các câu hỏi về mặt chính sách khác nhau. Ví dụ: phát triển của tiến bộ cơ giới như máy gặt đập liên hợp, thuốc trừ cỏ sẽ làm ảnh hưởng đến lực lượng lao động. Tiến bộ về hóa học một mặt là làm tăng năng sụất nhưng mặt khác là nỗi lo của người dân về mặt chất lượng, vấn đề suy thoái và ô nhiễm môi trường.
Tiến bộ kỹ thuật còn có thể phân chia thành tiến bộ về cả qui trình (bổ sung gien cho cây/con) hoặc tiến bộ về sản phẩm; hoặc tiến bộ kỹ thuật trực
tiếp ảnh hưởng đến các thành phần kinh tế hay ảnh hường đến thị trường nông sản, mà tất cả những ảnh hưởng này cần được xem xét đồng thời. Ví dụ như tiến bộ về gia tăng năng suất, giảm giá thành sản xuất, giảm rủi ro, nâng cao chất lượng, góp phần bảo vệ môi trường,... Hầu hết các tiến bộ kỹ thuật nằm trong các loại này, ví dụ một loại thuốc bảo vệ thực vật sẽ gián tiếp giúp tăng năng suất, giảm bớt rủi ro về kinh tế cho hộ, nhưng làm giảm chất lượng môi trường. Do vậy, trong những chương trình đánh giá tác động hoặc áp dụng những tiến bộ về giảm rủi ro cần phải phối hợp hành vi né tránh rủi ro hoặc tối đa hóa lợi nhuận trong mô hình nghiên cứu.
Chuyển giao và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp:
Từ một tiến bộ kỹ thuật đã được phát triển đến lúc nó có mặt và áp dụng (adoption) vào thực tế thường phải mất nhiều thời gian. Việc áp dụng và chuyển giao, mở rộng là những quá trình lâu dài và bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Theo Sunding và Zilberman (2000) khi nghiên cứu về quá trình áp dụng thì cần phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến loại tiến bộ cụ thể, mức độ và khi nào người nông dân bắt đầu sử dụng. Từ cơ sở lý thuyết này, hành vi áp dụng tiến bộ kỹ thuật của nông dân có thể mô tả bằng mô hình chỉ có một lựa chọn nhị phân hoặc nhiều lựa chọn hơn. Ví dụ mô hình Logit hay Probit mô tả các yếu tố nào đã ảnh hưởng đến người nông dân quyết định áp dụng chương trình IPM, hoặc kỹ thuật sạ khô, kỹ thuật trồng điều ghép. Hoặc có thể dùng mô hình Logit/Probit đa biến để xem xét quyết định của nông dân đứng trước những lựa chọn khác nhau, ví dụ giữa các giống lúa, giống gia cầm, giữa những biện pháp phòng ngừa dịch bệnh trong nông nghiệp. Hành vi áp dụng kỹ thuật mới cũng có thể được xem xét, mô tả bằng một biến số liên tục biểu hiện cho mức độ áp dụng, ví dụ như mức độ thâm canh sử dụng giống lúa
mới ngắn ngày năng suất cao, sử dụng phân hóa học,... hoặc phần trăm diện tích đất được nông dân áp dụng tiến bộ này.
Việc chuyển giao và mở rộng một tiến bộ kỹ thuật (disfusion) muốn nói đến việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật trên diện rộng. Tương tự như việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, có nhiều cách thức đo lường việc mở rộng phạm vi áp dụng.
Ví dụ tỷ lệ phần trăm nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật, hoặc diện tích đất đã áp dụng so với tổng diện tích đất trong hộ, nhóm hộ, xã, huyện, vùng. Qua hai khái niệm này, có thể thấy rằng khái niệm áp dụng muốn mô tả hành vi cá nhân đối với một tiến bộ kỹ thuật. Ngược lại khái niệm chuyển giao mở rộng muốn nói đến hành vi „nhóm‟, hoặc tổng hợp của các cá nhân.
Trong một nghiên cứu ít được biết đến, nhưng rất quan trọng của Wharton (1971) về vấn đề rủi ro, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và hình thành quyết định của nông dân, đã cho thấy mặc dù một tiến bộ kỹ thuật đã mang lại một năng suất cao hơn, nhưng quyết định của người nông dân dựa theo mức độ biến thiên của năng suất của tiến bộ kỹ thuật đó. Wharton đã nhận thấy rằng người nông dân nhỏ, tự cung tự cấp luôn giữ khái niệm “mức độ an toàn tối thiểu về năng suất”, mà dưới mức này họ không thể tồn tại. Trong nghiên cứu của Wharton, cho thấy năng suất của giống lúa địa phương thấp hơn năng suất lúa của giống cải tiến, có độ biến thiên rất thấp, và sản lượng hàng năm không khi nào thấp hơn mức sản lượng tối thiểu theo nhận thức của người nông dân. Tuy nhiên, trong những năm có điều kiện thời tiết không thuận lợi thì giống cải tiến mang lại một sản lượng không thể chấp nhận được theo quan điểm „tồn tại‟.
Như vậy, tiêu chuẩn „rủi ro tối thiểu‟ của các giống lúa ngắn ngày năng suất cao (HYVs) thấp hơn các tiêu chuẩn này của các giống lúa địa phương, và như thế người nông dân không sẵn lòng để chấp nhận rủi ro cho sự tồn tại cơ bản của hộ gia đình và đã không áp dụng tiến bộ kỹ thuật của giống HYVs.
Trên cơ sở và bối cảnh nghiên cứu này, Wharton đã tìm thấy có 6 yếu tố chính giải thích lý do mà nông dân không sẵn lòng áp dụng kỹ thuật mới:
Không biết hoặc không hiểu về tiến bộ kỹ thuật mới do đó không dám áp dụng;
Không có đủ năng lực để thực hiện vì không có kiến thức, kỹ năng mới để thực hiện; Không được chấp nhận về mặt tâm lý văn hoá và xã hội do nông dân sản xuất theo tập quán nông nghiệp truyền thống, tự cung tự cấp, cách tính toán không phải trên giấy mà bằng kinh nghiệm và suy nghĩ riêng; Không thích nghi do không biết kỹ thuật mới có thích nghi với điều kiện địa phương không.
Không khả thi về nguồn lực kinh tếdo chi phí tăng cùng với sản lượng tăng nhưng lợi nhuận thấp hơn cách tính truyền thống; và không sẵn có một số điều kiện khác để áp dụng (Finan, 1998).
Tóm lại, khi nghiên cứu về hành vi quyết định áp dụng tiến bộ kỹ thuật của nông dân thì giả định về hành vi né tránh rủi ro phải được đề cập. Trong kinh tế thị trường, khi xem xét quyết định này với giả định là nông dân có hành vi tối đa hóa lợi nhuận (chấp nhận rủi ro) thì kết quả sẽ không giống với trường hợp trên.