Các yếu tố kinh tế, thị trường và giá sản phẩm

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình chăn nuôi lợn thịt tại tỉnh savannakhet nước CHDCND lào (Trang 62 - 65)

CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG KINH TẾ VÀ KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN

3.4. Các yếu tố kinh tế, thị trường và giá sản phẩm

Quá trình dịch chuyển quy mô đàn trong chăn nuôi lợn ở nước Lào sẽ xảy ra tương tự với các nước phát triển. Biến đổi nhanh và mạnh mẽ nhất vẫn là khu vực các gia trại chăn nuôi quy mô trung bình. Dưới tác động cùa giá cả, dịch bệnh, sức ép người tiêu dùng đòi hỏi loại hình này cần phải thay đổi quy mô, tăng đầu tư khoa học kỹ thụật để có thể tồn tại. Hoặc thay đổi phương thức sản xuất bằng cách chuyển từ chăn nuôi lợn thịt tự túc con giống sang chăn nuôi lợn thịt không tự túc con giống quy mô lớn dưới hình thức gia công trong một chuỗi sản xuất. Hoặc chuyển hướng sang sử dụng nguồn giống lợn địa phương để sản xuất các sản phẩm thịt lợn chất lượng cao bằng phương pháp nuôi thâm canh có kiểm soát chặt chẽ. Do vậy đòi hỏi mạnh mẽ từ phía người chăn nuôi ở đây là xác định tính đặc thù về mặt chất lượng thịt của các giống lợn địa phưomg. Tổ chức chọn lọc, nhân giống và thương mại sản phẩm thịt lợn địa phương.

Chăn nuôi quy mô nhỏ hộ gia đình theo phương thức tận dụng vẫn còn tồn tại và ít chịu tác động rủi ro của đầu vào, tuy nhiên khả năng tham gia thị trường của sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực này sẽ giảm mạnh do lợi nhuận của thương lái (chi phí thu gom, vận chuyển, kiểm dịch và chất lượng). Thị trường tiêu thụ sản phẩm từ hộ chăn nuôi nhỏ chủ yếu là tại chỗ thông qua hệ thống chợ nông thôn. Mỗi khi kinh tế nông thôn chưa phát triển, thi chăn nuôi nhỏ vẫn là nguồn cung cấp thực phẩm chính. Gia nhập WTO sẽ tạo cơ hội lớn

về việc làm, thu hút một lượng lớn lao động khỏi khu vực nông thôn sẽ làm giảm đáng kể lượng thực phẩm tiêu thụ tại chợ nông thôn, đồng thời cũng giảm số hộ chăn nuôi theo phương thức tận dụng do giảm cơ học về dân số. Tuy nhiên nếu quá trình công nghiệp hoá và thu hút lao động nông thôn chậm so vởi chuyển dịch cơ cấu thì đây lại là yếu tố bất lợi trong kinh tế nông thôn.

Chăn nuôi công nghiệp bằng các giống cao sản nhập ngoại là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho các tỉnh lớn hiện nay và người tiêu dùng cả nước cũng như xuất khẩu trong tương lai. Khả năng phát triển và chuyển dịch theo hưóng chăn nuôi lợn công nghiệp của nước Lào trước mắt phụ thuộc rất lớn vào thị trường của các Tỉnh lớn và có thể đây là thị trường cạnh tranh khốc liệt sau khi Lào gia nhập WTO. Trong đó chúng ta đang gặp phải 2 yếu tố bất lợi chính là giá cả và vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là giá cả trong những năm qua thường xuyên biến động, giá chi phí đầu vào liên tục gia tăng nhất là giá thức ăn trong khi đó giá cả đầu ra không ổn định trong giai đoạn gần đây có khuynh hướng giảm dần gây nhiều khó khăn cho chăn nuôi. Giá cả sản phẩm đầu ra tùy thuộc nhiều vào sản lượng đầu ra, cần phải có những biện pháp tối ưu trong việc gia tăng sản lượng, hạ giá thành sản xuất, kiểm soát tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm và sản lượng thịt nhập khẩu từ các nước vào Lào.

Tóm lược Chương 3: So với các địa phương khác trong cả nước, chăn nuôi Tỉnh Savannakhet trong những năm qua phát triển mạnh về số đầu con và chất lượng con giống, tạo ra được nhiều sản phẩm thịt có giá trị dinh dưỡng cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Mặc dù, có nhiều thành tựu nổi bật hom so với các địa phương khác nhưng nhìn chung ngành chăn nuôi heo của Tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn do tác động của bão giá, giá thức ăn tăng cao, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường,...làm ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi. Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn, nhất là lợn thịt chúng ta cần phải quan tâm đến các

yếu tố kỹ thuật như: cách chọn con giống, khẩu phần thức ăn cho từng giai đoạn sinh trưởng, xây dựng chuồng trại phù hợp, vệ sinh chuồng trại và phòng địch bệnh cho đàn lợn,....Các yếu tố kỹ thuật này đóng vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất khi xuất chuồng của đàn lợn. Giá cả sản phẩm đầu ra tùy thuộc nhiều vào sản lượng đầu ra, cần phải có những biện pháp tối ưu trong việc gia tăng sản lượng, hạ giá thành sản xuất, kiểm soát tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình chăn nuôi lợn thịt tại tỉnh savannakhet nước CHDCND lào (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)