Các chính sách phát triển chăn nuôi lợn của Nhà nước Lào

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình chăn nuôi lợn thịt tại tỉnh savannakhet nước CHDCND lào (Trang 32 - 37)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

1.4. Các chính sách phát triển chăn nuôi lợn của Nhà nước Lào

Chính sách phát triển chăn nuôi lợn trang trại theo Nghị quyết 9/5/2013 chiến lược nông nghiệp đến năm 2020 của Bộ nông nghiệp và lâm nghiệp, hộ gia đình có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để phát triển trang trại được Nhà nước giao đất cho người dân 3 ha đất/một người và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; các trang trại được miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của Pháp luật về đất đai khi thuê đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hóa để trồng rừng, sản xuất, trồng cây lâu năm và thuê diện tích ở các vùng nước tự nhiên chưa có đầu tư cải tạo vào mục đích sản xuất nông, lâm ngư nghiệp. Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng về giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt, thông tin và tập huấn kỹ thuật để khuyến khích các hộ gia

đình, cá nhân phát triển trang trại sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; chủ trang trại được thuê lao động không hạn chế về số lượng, được ưu tiên vay vốn thuộc Chương trình giải quyết việc làm, được hỗ trợ đào tạo tay nghề cho lao động làm trong trang trại.

Chính sách phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu theo Quyết định 9/5/2013 chiến lược nông nghiệp đến năm 2020 của Bộ nông nghiệp và lâm nghiệp, chính sách này nhằm thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu. Tuy nhiên, những tác động của cảc yếu tố khách quan về miễn thuế nhập khẩu và xuất khẩu mặt hàng nông sản. Sự thay đổi thị trường thịt lợn của các nước thuộc Liên Xô cũ, vấn đề dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm trong nước và trên thế giới diễn biến phức tạp,...dẫn đến những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu không thể đi vào thực tiễn. Vấn đề quan trọng nhất vẫn là xuất phát điểm của ngành chăn nuôi nước ta nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng còn thấp, chúng ta chưa thực sự có được một ngành chăn nuôi lợn mang tính chuyên nghiệp cao, chăn nuôi nhỏ phân tán chiếm tỷ trọng lớn, chăn nuôi trang trại mới được hình thành phần nhiều mang tính tự phát, thiếu quy hoạch; các chính sách chưa đủ mạnh và đồng bộ, nhất là đất đai, tín dụng và thị trường; năng suất chăn nuôi thấp, giá thành cao, quản lý chất lượng và ATVSTP kém.

Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 theo Quyết định định 9/5/2013 chiến lược nông nghiệp đến năm 2020 của Bộ nông nghiệp và lâm nghiệp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc phát triển chăn nuôi công nghiệp trong nông thôn, nhằm góp phần giải quyết vấn đề an ninh lương thực, sự ổn định của thực phẩm, sản xuất mặt hàng nông sản, phát triển bền vững và sản xuất theo hướng công nghiệp hóa . Tạo việc làm, tăng thu nhập và phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Đến năm 2020, tổng sản lượng thịt sản xuất đạt

2412,76 triệu tấn, trong đó thịt lợn chiếm 51%. Tỷ lệ tiêu thụ thịt 51,9 kg /người/năm, trong đó thịt lợn 6kg/người/năm.

Đề án Chiến lược phát triển chăn nuôi truyền thống trở thành sản xuất mặt hàng nông sản tạo nguồn thực phẩm bình ổn giá. Mục tiêu sản xuất thực phẩm đến năm 2015 để an ninh lương thực, thực phẩm cho đầy đủ như:

Gạo 180kg/người/năm

Thịt và cá 51,9 kg/người/năm, trong đó thịt lợn 6 kg/người/năm, gà 9,9 kg/người/năm, bò và trâu 9,6kg/người/năm và cá 26,4 kg/người/năm.

Trứng 2,8 kg/người/năm Rau 37,4 kg/người/năm Bắp 1,6 kg/người/năm Khoai 1,5 kg/người/năm Trái cây 6,9 kg/người/năm Sữa 1 kg/người/năm

Mục tiêu sản xuất thực phẩm đến năm 2020 để đảm bảo an ninh, sự ổn định thực phẩm cho đầy đủ như:

Gạo 167kg/người/năm

Thịt và cá 61 kg/người/năm, trong đó thịt lợn 7 kg/người/năm, gà 11,6 kg/người/năm, bò và trâu 11,3kg/người/năm và cá 31,1 kg/người/năm.

Trứng 3,3 kg/người/năm Rau 44 kg/người/năm Bắp 1.5 kg/người/năm Khoai 1,8 kg/người/năm

Trái cây 8,1 kg/người/năm Sữa 1,1 kg/người/năm

Như vậy, lợn là một trong những động vật đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thịt cho người dân Lào. Mục tiêu đến năm 2015 sẽ sản xuất thịt lợn đến 79.000 tấn và mục tiêu đến năm 2020 sẽ sản xuất thịt lợn đến 133.000 tấn. Trong năm 2012 sản lượng thịt lợn cả nước khoảng 93% là lợn nuôi truyền thống của nhân dân. Trong tương lai sẽ chăn nuôi lợn trở nên mặt hàng nông phẩm để đạt được mục tiêu khuyến khích người dân nông thôn theo hướng chăn nuôi là trọng tâm và nuôi lợn lai có hiệu quả sản xuất cao.

Hiện nay, có nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi như:

Các bệnh của động vật, thiên tai và vấn đề khác nhưng ngành chăn nuôi đã dùng tiềm năng tự nhiên, kinh tế xã hội và liên hệ trong chăn nuôi của nhân dân để đề ra các biện pháp và phương pháptừ Sở nông nghiệp và Cục chăn nuôi cũng như sự hỗ trợ hợp tác từ các nước bạn bè. Ngành chăn nuôi có sự hỗ trợ của gia súc lớn ở miền núi và bán miền núi để sản xuất nông sản xuất khẩu, tạo ra thu nhập của các gia đình và giải quyết nghèo đói đã khuyến khích chăn nuôi gia súc nhỏ và cá theo trang trại ở các nội thành. Ngành chăn nuôi đã có vật liệu xây dựng và kỹ thuật cơ bản phù hợp với các tiêu chuẩn của vật nuôi trang trại để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đáp ứng con giống, thức ăn và kỹ thuật chăn nuôi cho người dân. Có mục tiêu sản xuất thịt và cá đến 75.360 tấn, trong đó: thịt 53.360 tấn, trứng 4.000 tấn và cá 18.000 tấn.

Tóm lược chương 1: trong sản xuất nông nghiệp, các nhà kinh tế học cho rằng nhà sản xuất có thể thay đổi tỷ lệ các yếu tố đầu vào khi có những thay đổi về sản lượng sản xuất. Các lý thuyết về sản xuất nông nghiệp, lý thuyết về kinh tế hộ,...đặc biệt là lý thuyết và các ứng dụng của hàm sản xuất Cobb - Douglas được sử dụng làm cơ sở lý thuyết của đề tài: các hệ số co giãn, sản phẩm biên,

giá trị sản phẩm biên để tối đa hóa lợi nhuận và lượng yếu tố đầu vào. Một số chính sách phát triển chăn nuôi lợn của Trung ương, chính quyền tỉnh bên cạnh một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để đề tài này kế thừa.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình chăn nuôi lợn thịt tại tỉnh savannakhet nước CHDCND lào (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)